7. Cấu trúc luận văn
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
1.2.1. Tiểu sử và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Tiểu sử cuộc đời Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), ông sinh ra và lớn lên tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tình Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Nguyễn Huy Tưởng xuất thân trong một gia đình nho giáo nề nếp và thanh bạch. Ông thân sinh, cụ Nguyễn Huy Liễn, là một nhà nho không làm việc với chắnh quyền thực dân, quanh năm sống giản dị trong lũy tre làng.
Năm Nguyễn Huy Tưởng lên bảy tuổi thì cha mất, mẹ gửi ra Hải Phịng ở với gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal. Ông bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng năm 1930. Năm 1932, Nguyễn Huy Tưởng đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đó, Nguyễn Huy Tưởng làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng năm 1935, rồi năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phịng.
Ơng gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bắ mật năm 1943 và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phịng. Sau đó ơng tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.
Tháng 6/1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chắ Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Đến tháng 8 cùng năm, ơng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông tham gia biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong.
Tiếp đó ơng giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Ngày 1-1-1946, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương và cũng năm 1946 ơng được vào Quốc hội khóa I, giữ chức Phó thư ký Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, tồn quốc kháng chiến, ơng tổ chức và đưa Đồn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ơng là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, sau đó làm thư ký tồ soạn Tạp chắ Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.
Năm 1951, Nguyễn Huy Tưởng tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tơ trong cải cách ruộng đất. Hịa bình lập lại 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1.
Bên cạnh cơng tác lãnh đạo Hội văn nghệ, Nguyễn Huy Tưởng còn tham gia nhiều hoạt động gây dựng phong trào văn nghệ quần chúng trong kháng chiến. Ơng có cơng phát hiện và bồi dưỡng nhiều cây viết trẻ trong quân đội. Dù ở cương vị và hồn cảnh nào, Nguyễn Huy Tưởng ln có những sáng tác kịp thời đóng góp cho văn học và cách mạng.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25-7-1960, khi ơng mới hồn thành xong tập 1 tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô. Tháng 9 năm 1966, Nguyễn Huy Tưởng được Nhà nước trao tặng giả thưởng Hồ Chắ Minh, dành cho những tác phẩm tiêu biểu của ông viết ở hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, ơng đã say mê với những câu chuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử. Vùng đất Dục Tú q hương ơng, nơi mà có nhiều nhà nghiên cứu cho là Ộtất cả mọi cái đều là lịch sửỢ đã truyền cho ông sự say mê đặc biệt, về quá khứ oai hùng của cha ông, đồng thời cũng sớm đặt ra cho ông những băn khoăn của một người dân mất nước. Năm 18 tuổi, khi còn là cậu học trị thành chung, ơng đã xác định con đường đi của mình ỘPhận sự của một người tầm thường như tơi muốn tỏ lịng u nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ mà thơiỢ. Những trang viết đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng còn lưu giữ được, cho thấy sự vụng về của một người khơng hẳn đã có năng khiếu bẩm sinh về văn chương, nhưng cũng bộc lộ một khát vọng lớn lao, một tâm hồn nhạy cảm với những suy nghĩ nhiều khi vượt qua ỘtầmỢ của một học trò đang tập sự nghề văn. Cơng việc đó thầm lặng kéo dài suốt từ năm 1930 cho đến những năm 1940, khi ơng bắt đầu có tác phẩm được cơng bố: bộ ba truyện, kịch lịch sử Đêm hội
Long trì (1942), Vũ Như Tơ (1942), An Tư (1943).
Nhật kắ Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu trang đầu tiên ngày 2 - 11 - 1930, ghi lại cảm tưởng của chàng trai Dục Tú 18 tuổi lúc này đang học trường Bonnal ở Hải Phòng. Một tháng sau, anh xác định mục đắch đời mình Ộ Tơi sẽ trở nên một người văn sĩ hoặc một người viết báoỢ. Suốt mấy năm sau đó là q trình Nguyễn Huy Tưởng đọc văn và học viết văn, bất kể là khi về quê Dục Tú hay khi theo học ở Hải Phòng.
Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu viết là viết kịch, và viết kịch văn xuôi và kịch bản điện ảnh. Sự lựa chọn này cho thấy, Nguyễn Huy Tưởng ngay từ lúc trẻ đã ưa thắch loại hình nghệ thuật sân khấu và trong sự nghiệp của ơng để lại thì kịch, nhất là các vở về đề tài lịch sử, chiếm một vị trắ quan trọng.
Tác phẩm đầu tay Đêm hội Long Trì mở đầu cho quá trình sáng tác của ơng. Đêm hội Long trì dựa trên những tư liệu lịch sử đề cập qua Hoàng Lê nhất
thống chắ và Việt Lãm xuân thu, khai thác câu chuyện xoay quanh quan hệ giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quan điểm nhận thức tiến bộ hơn, Nguyễn Huy Tưởng đã viết Vũ Như Tô, vở kịch lịch sử có giá trị sáng tạo về nhiều mặt. Một trong những vấn đề lịch sử quan trọng nhất mà Nguyễn Huy Tưởng trân trọng say mê, đó là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng viết kịch Cột đồng Mã viện và tiểu thuyết An Tư dựa vào hai hiện tượng lịch sử tuy không lớn nhưng là hai câu chuyên xót xa trong những năm đất nước bị xâm lược. Có thể nói, tồn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ở thời kì trước cách mạng tháng Tám đều dành cho đề tài lịch sử.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng ghi lại những cảm xúc ban đầu về khung cảnh đất nước đang trỗi dậy và hồi sinh. Kịch Bắc Sơn được tác giả viết ra trong sự tắch tụ và bừng sáng của nhiệt tình cách mạng và cảm hứng công dân. Bắc Sơn thành công và được xem là một bước ngoặt cho sân khấu cách mạng. Hơn thế nữa, Nguyễn Huy Tưởng đã thành công với thiên
Ký sự Cao Lạng và những tác phẩm viết về Hà Nội kháng chiến, đặc biệt là
những tiểu thuyết sử thi Sống mãi với Thủ đô - tác phẩm khép lại những chặng đường sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
Suốt thuở ấu thơ Nguyễn Huy Tưởng đã sống gắn bó với khoảng khơng gian êm đềm và khơng khắ gia đình trong lành, ấm cúng. Ngôi nhà, khoảng sân, chiếc ngõ, khu trường, cái xưởng gỗ với ánh trăng, bầu bạn và những trò chơi dân dã, cùng với khoảng không gian tinh thần yên ả đầy trìu mến mà những người ruột thịt đã chắt chiu, tạo dựng cho ơng, đó là tất cả thế giới tuổi thơ của Nguyễn Huy Tưởng: phong phú mà không xô bồ, thân thuộc mà không đơn điệu, sinh động mà không xáo động. Và cũng chắnh từ gia đình, Nguyễn Huy Tưởng đã được tiếp nhận nguồn học vấn quý giá đầu tiên. Những câu chuyện sử sách về tấm gương của những người tài giỏi có cơng với làng với nước qua những câu chuyện kể đầy cảm kắch của bà nội, những chuyện cổ tắch do người cậu ông kể lại, vốn Nho học do bác và cụ đồ truyền choẦTất cả đã thấm hịa vào ơng để rồi sau này trở lại trong những truyện cổ tắch ông viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Nguyễn
Huy Tưởng là một trong số ắt nhà văn sớm quan tâm đến việc viết cho thiếu nhi. Ngay từ trước Cách mạng, ông đã từng viết những câu chuyện cho thiếu nhi in trong tủ sách ỘHoa xuânỢ. Nhýng những tác phẩm quan trọng nhất của ông cho đối týợng này đều xuất hiện sau nãm 1951. Nhiều truyện cho đến nay vẫn đýợc coi là mẫu mực và đýợc các em tìm đọc: Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành
Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng... Sáng tác cho thiếu
nhi có thể nói là một phần sự nghiệp, một phần tâm huyết trong đời văn của ông. Ở lĩnh vực này, Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là Ộnguồn sángỢ, là Ộngười dẫn đầu gương mẫu cho nền văn học thiếu nhi Việt NamỢ
Tóm lại, hành trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là hành trình của sự sáng tạo và cống hiến cho nghệ thuật. Những tác phẩm của ông không chỉ là những giá trị văn học mà còn là Ộkhát vọng một đời vănỢ của một người nghệ sĩ. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình và quê hương.ỘMơi trường trong sạch của một
gia đình Nho giáo, những tấm gương đạo đức của những bậc tiền bối trong làng sẽ giữ vững hướng đi của ông trên con đường trưởng thành và phát triển sau này như con quay hổi chuyển giữa trục quay của một vệ tinh nhân tạo bất chấp mọi ngả nghiêng.Ợ[24]