Biểu tượng và biểu tượng trong văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa hà nội trong tiểu thuyết sống mãi với thủ đô của nguyễn huy tưởng (Trang 89 - 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Biểu tượng và biểu tượng trong văn học

Để tồn tại và khẳng định vị trắ của mình trên thế giới thì mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, và một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa của từng vùng miền chắnh là Ộbiểu tượngỢ. Có thể nói biểu tượng là hình thái biểu hiện của văn hóa.

ỘBiểu tượngỢ (symbol, còn được dịch là tượng trưng, biểu trưng, phù hiệu, kắ hiệu) là một trong những từ có nhiều nghĩa nhất trong hệ thống các khoa học về kắ hiệu. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, thì Ộbiểu tượng là hình ảnh sáng

tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu tượngỢ[35, tr. 88]. Còn trong

cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới nhà phân tâm học người Thụy Sỹ C.G.Jung có nói ỘCái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ

hay một hình ảnh ngay cả khi chúng ta quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng taỢ[4, tr. XXIX]. Là một phương thức chuyển nghĩa

của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ...cũng giống như ẩn dụ và hoán dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sở so sánh, đối chiếu các đối tượng, hiện tượng ở một vài phương diện, khắa cạnh, để làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể về hiện tượng hay đối tượng đó. Tuy nhiên, giữa biểu tượng với ẩn dụ, hoán dụ cũng có điểm khác biệt. Đó là nếu kắ hiệu của ẩn dụ, hoán dụ là những dấu hiệu nhất thời, rời rạc giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, chỉ có tác động biểu nghĩa, thì biểu tượng có sự thống nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, có tắnh chất ổn định hơn. Hay có thể nói, biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức, đó lŕ kết quả của sự phản ánh hiện thực vào não người.

Biểu tượng văn hóa là một hình thái ngôn ngữ - kắ hiệu tượng trưng, nó được hình thành nhờ vào năng lực Ộtượng trưng hóaỢ của con người, theo phương

thức dùng hình ảnh để bày tỏ ý nghĩa. Biểu tượng là Ộhạt nhânỢ, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa qua hàng ngàn năm lịch sử và cũng là hình thức để quảng bá nền văn hóa của dân tộc với các nước trên thế giới.

Biểu tượng trong văn học đã được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm phê bình văn học ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bàn về điều này, chúng ta thấy biểu tượng trong văn học là loại biểu tượng mang tắnh đa nghĩa được tạo nên bằng ngôn từ nghệ thuật và là một phương thức để chuyền tải ý đồ của người nghệ sĩ. Biểu tượng trong các tác phẩm văn học có thể được sử dụng với nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển, tùy thuộc vào dụng ý sáng tạo của nhà văn. Việc giải mã các biểu tượng trong tác phẩm văn học không những giúp ta hiểu được những giá trị riêng biệt của tác phẩm mà còn đưa đến cho ta những giá trị văn hóa của dân tộc. Hành trình tìm hiểu khám phá biểu tượng trong văn học là hành trình tìm về cội nguồn văn hóa đồng thời cũng là hành trình tìm kiếm những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa hà nội trong tiểu thuyết sống mãi với thủ đô của nguyễn huy tưởng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)