Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Sống mã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa hà nội trong tiểu thuyết sống mãi với thủ đô của nguyễn huy tưởng (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Sống mã

với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng.

Thiên nhiên tự bao đời nay, có vai trị hết sức quan trọng với con người. Cuộc sống của con người dường như phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của môi trường tự nhiên. Do vậy, trong tâm thức, con người ln mong muốn sống hịa mình với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên. Con người trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh việc khắc phục những hạn chế do thiên nhiên gây ra thì họ cũng dành cho mình những phút giây thư giãn cùng thiên nhiên, họ ca ngợi thiên nhiên và biến nó thành một phần để tạo nên nền văn hóa dân tộc. Những cảm xúc, suy nghĩ, phản ứng của con người trước thiên nhiên được xem là một biểu hiện của thái độ ứng xử văn hóa của con người. Như vậy, khi nói đến văn hóa có nghĩa là ta đang nói đến mối quan hệ của hai yếu tố Ộcon người và thiên nhiênỢ.

Đến với văn chương, có thể nói thiên nhiên luôn là đối tượng phản ánh quen thuộc của người nghệ sĩ. Thiên nhiên không chỉ là đề tài, là nguồn cảm hứng bất tận dành riêng cho người nghệ sĩ. Mà nó cịn là người bạn, là nơi gửi gắm tâm sự của con người. Con người đến với thiên nhiên không chỉ để thưởng thức, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, mà cịn giãi bày những niềm vui, nỗi buồn của mình. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, đặc biệt là tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô, chúng tôi nhận thấy hiện

lên trong tác phẩm của ông bức tranh thiên nhiên mà trong từng trang giấy, bức tranh ấy thấm đẫm những dấu ấn văn hóa của người Việt. Cách tác giả miêu tả thiên nhiên cũng chắnh là cách tác giả thể hiện thái độ ứng xử của mình với văn hóa dân tộc. Với Nguyễn Huy Tưởng, tình yêu và niềm tự hào dành cho mảnh đất và con người Việt Nam bắt đầu từ tình u thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhiên dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng mang những dấu ấn đặc trưng của thiên nhiên Việt Nam.

Quả thực, thiên nhiên được xem là Ộmón q vơ giáỢ mà tạo hóa đã ban tặng cho những trái tim biết rung động, biết lắng nghe và cảm nhận những thay đổi của cuộc sống. Đó không ai khác, chắnh là những người nghệ sĩ tài hoa.

Trong kho tàng văn học Việt Nam, ta đã từng ấn tượng với khung trời Tây Bắc hùng vĩ mà nên thơ trong sáng tác của Tơ Hồi: ỘNhững đêm đầu mùa hè,

mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ khắp trên những cánh rừng tắt tắp, những thung lũng làng mạc xa lạ, những cánh đồng rải rác đâu trong hốc núi...Ợ, cũng có khi ta lại đắm say thả hồn mình vào dịng sơng Đà hung bạo nhưng

lại rất trữ tình, thơ mộng của Nguyễn Tuân: Ộsông Đà tuôn dài tuôn dài như một

áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xn...Nước sơng Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân Ộdòng xanh ngọc bắchỢ, mùa thu: Ộlừ lừ chắn đỏỢ...Ợ [35]. Khơng những vậy, ta cịn được thưởng

thức cả Ộbức tranh tứ bìnhỢ bốn mùa trong thơ Tố Hữu:

ỘTa về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cơ em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hịa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chungỢ [35].

Từ Bắc vào Nam, dọc theo bản đồ hình chữ S, đâu đâu ta cũng bắt gặp vẻ đẹp của thiên nhiên trong những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Nhưng ấn

tượng với tơi nhất có lẽ là bức tranh về Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Hà Nội, với vẻ đẹp tiềm ẩn đã nhẹ nhàng đi vào những trang văn, trang thơ. Khơng cầu kì, hoa mĩ, phơ trương nhưng lại mang đến cho người đọc sự vấn vương, những rung cảm tinh tế mỗi khi đặt chân đến mảnh đất này.

Cùng một đối tượng phản ánh nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại thể hiện dấn ấn riêng của mình qua cách mà các tác giả miêu tả về Hà Nội. Và bức tranh thiên nhiên ấy được cảm nhận một cách gần gũi trong sự giao hòa với con người. Hơn nữa, bằng sự cảm nhận tinh tế và ngòi bút đầy tài hoa, các tác giả đã vẽ lên những bức tranh vô cùng sinh động với những đặc điểm riêng biệt của từng mùa.

Mùa xuân, mùa của sự khởi đầu cho một năm, dưới con mắt say mê và sự cảm nhận sâu sắc của Vũ Bằng hiện lên thật đẹp: ỘMùa xuân của tôi - mùa xuân

Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thơn xóm xa xa, có câu hát h tình của cơ gái đẹp như thơ mộng..Ợ [34, tr. 174].

ỘHà Nội mùa thu! Mùa thu Hà Nội...Ợ câu hát quen thuộc ấy đã cho ta biết Ộmùa thu Hà NộiỢ từ lâu đã đi vào thơ văn, nhạc họa. Và nay, một lần nữa vẻ đẹp của mùa thu lại được nhà văn Nguyễn Khải tái hiện trong những sáng tác của mình. Với ơng, mùa thu ln đẹp Ộmột vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổiỢ. Nó đẹp bởi Ộnhững con phố vắng vẻ không buôn bán, với những góc phố của các

bà, các chị bán hàng răng đen, vấn khăn, áo cánh trắngỢ, với Ộcửa Ô Quan

Chưởng cuối thu lạnh và hơi hiu hắtỢ[23, tr. 432].

Trở lại với Nguyễn Huy Tưởng và tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đơ, người đọc có thể dễ dàng nhận ra cái giá buốt ngọt ngào hịa cùng sương khói của một ngày cuối đơng. Bức tranh thiên nhiên đó làm nổi bật lên cái khơng khắ ảm đạm của chiến tranh, nhưng cũng chắnh nó lại khiến cho những trái tim luôn hướng về Thủ đô trở nên ấm áp lạ lùng bởi lòng nhiệt huyết chiến đấu Ộquyết tử cho Tổ quốc quyết sinhỢ luôn sục sôi trong họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đúng vậy, bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là một bức tranh mang đầy tâm trạng. Đó là tâm trạng của những con người yêu nước. Với Nguyễn Huy Tưởng, mùa đông, đặc biệt là những ngày cuối năm, thường là thời khắc dễ gợi lên trong lịng người bao cảm xúc khó tả. Cảnh vật lúc này khơng cịn rực rỡ, tinh khơi mà nó mang trong mình một nỗi buồn man mác: Ộbầu trời Hà Nội đục nhờ nhờ. Giá buốt. Tuy sáng đã lâu rồi, nhưng phố

xá vẫn như mới thứcỢ[66, tr. 29]. Sự ảm đạm đó khiến ỘTrần Văn nao nao nhớ về cái buổi chiều mùa thu năm ngoáiỢ, một mùa thu làm Ộanh bàng hoàng như mê như say, mặt bừng bừng nóng. Anh nhảy nhót trên con đường đầy ánh nắng của một mùa thu tuyệt đẹp..Ợ[66, tr. 29]. Vậy mà giờ đây, ngay giây phút này Ộanh lại đang sống những ngày ngột ngạt, nặng nềỢ[66, tr. 30]. Và không chỉ

riêng anh, mà Ộtất cả phố xá nhuộm một màu đen xám, chớp chớp nháy nháy đó

đây một vài ngọn đèn trong những nhà tối tăm, ẩm thấp. Ngoài đường, kẻ chạy ngang, người chạy dọc, kẻ bước vội, người đứng trầm ngâm rùng mình trong khắ lạnh của buổi chiều. Gió bấc thổi hiu hắt, bốc lên mùi hôi của cống rãnh, và thỉnh thoảng sực nức cái mùi thơm phức của cà phê, mùi mặn ngậy của phở xàoỢ[66, tr. 78].

Miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa đông, Nguyễn Huy Tưởng đã rất khéo léo, tài tình khi sử dụng những từ ngữ đặc tả để cho người đọc thấy được những đặc điểm của thiên nhiên khi vào đơng: Ộgió bấc tê buốt táp vào mặtỢ, Ộđêm lạnh như băng giáỢ, Ộbuốt như năm đói rétỢ, Ộgió ào àoỢ, Ộbầu trời xám ngoétỢ, Ộrét ngăn ngắtỢ...Mùa đông đến mang theo sự tê tái trên da thịt, nhưng chắnh nó cũng là ngọn lửa sưởi ấm trái tim của những con người ngày đêm chiến đấu Ộthề sống chết với Thủ đơỢ ỘTiếng gió vù vù làm nặng thêm, âm vang thêm những tiếng đục tường thình thịch, gấp gấp, những tiếng kê lại bàn ghế, tủ giường lục cục, rắt rắt, sệt sệt. Những bàn tay vơ hình đang đập phá bên trong như thét vang: Chuẩn bị một nấm mồ vĩ đại để chôn chặt quân thùỢ[66, tr. 107]. Giá buốt, tê tái

nhiên được xem như một nhân tố để thử thách con người. Trong cái buổi chiều cuối đông ấy, ta thấy con người Việt Nam ta thật mạnh mẽ, kiên cường và giàu bản lĩnh, nhưng hơn hết là tình yêu quê hương, đất nước, mãnh liệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những trang viết cho thấy sự lạnh lẽo, u ám của buổi chiều cuối đơng thì nhà văn cũng thật xuất sắc khi miêu tả quang cảnh của những con đường, những dãy phố và tiêu biểu hơn cả là bức tranh về Hồ Gươm - biểu tượng văn hóa độc đáo của Hà Nội. Con đường Tràng Thi, dưới ngịi bút của ơng hiện lên Ộlà một trong những con đường đẹp nhất của Hà Nội, mà những hàng

cây hai bên cao hơn nhà gác làm cho Hà Nội đắm trong thiên nhiên, và khi lộc non chuyển sang xanh rậm, hay khi hoa phượng nở, hay khi lá rụng thay cho tiếng ve sầu, người ta như trông thấy và nghe thấy sự tuần hoàn của vũ trụỢ[66,

tr. 40]. Phố Tràng Tiền thì Ộlá sấu rụng rào rào xuống hè, xuống đường như đổ

một trận mưa toỢ[66, tr. 409]. Và với bút pháp trữ tình, lãng mạn, vẻ đẹp của Hồ

Gươm đã dành được nhiều sự ưu ái của nhà văn, tác giả đã không ắt lần quan sát thật tỉ mỉ cái mảnh hồ ấy để rồi vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp ỘNước hồ phẳng

như gương, lá cây và váng nước xanh vẩn. Hàng liễu trên bờ phắa Cầu Gỗ buông rủ những mảnh thấp thống như sương.Những con đường nhỏ lượn dưới bóng những cây cổ thụ quạnh hiu, cuốn bay vài tà áo màu cịn sót lại.Ợ[66, tr. 47], và Ộcái tháp Bút nằm nghiêng nghiêng dưới lùm cây, hai cái trụ cổng vào cầu Thê Húc sừng sững cao vút lên như của một ngôi đền nhà quê vắng vẻ [66, tr. 289].

Mảnh hồ ấy với người Hà Nội như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó đẹp khơng chỉ bởi sự tự nhiên vốn có mà tạo hóa ban tặng mà nó cịn trở thành người chiến sĩ cùng đồng hành với người Hà Nội trong cuộc kháng chiến ác liệt này khi mà ỘCầu Thê Húc, khom khom, đã ngả màu hồng nhạt. Trấn Ba

Đình ủ rũ thấp xuống như bị dìm. Tất cả đều im lìm, chờ đợi. Những con rùa lịch sử, chiến thắng và hịa bình, khơng thấy bóng tăm trên mặt nước. Cả đến đàn cò, từ năm này qua năm khác, không bao giờ rời cái cây gạo thân cao thẳng vút và trắng tốt cũng khơng xào xạc như mọi khi. Chúng đi đâu hay đã nằm im trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tổ. Cái hồ yêu dấu như cũng cảm thấy dân tộc ta đang gặp khó khăn, và lắng xuống lo âuỢ[66, tr. 47-48].

Với Nguyễn Huy Tưởng, thiên nhiên được xem là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên sự thành công của tác phẩm. Ở những trang viết của ông, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sinh động theo từng mùa. Nếu như ở Sống

mãi với Thủ đô tác giả đã làm nổi bật lên sự lạnh lẽo, u ám của những ngày cuối

đơng thì với An Tư sự ảm đạm đó lại tiếp tục được nhà văn nhắc đến khi ông miêu tả cảnh hai bên bờ sông Cái Ộban ngày dần dần đã qua, chiều đông u ám

càng tăng vẻ thê lương của tất niên. Hai bên bờ sơng, cánh đồng chỉ cịn trơ gốc rạ, thỉnh thoảng nhấp nhô một chợ chiều vắng ngắt, hay một quán bỏ không. Đường quanh co vào thơn xóm khơng một bóng người. Cỏ đã héo vàng, và cây trơ lá. Sương cũng xuống với khắ chiều, bốc quanh làng mạc và đâu đây một trận gió thổi càng tăng lịng buồn của một lữ thứ, nhất là một người mang nặng những ưu tưỢ[68, tr. 34]. Nhưng sự u ám đó chỉ thống qua khi mà Ộmùa hè đã trở lại với ngày nắng chang chang, với đêm sáng đầy saoỢ[68, tr. 94], Ộgió nồm đã thổi, gió tây đã hun, nắng vàng đã gắt, mưa rào đã sang và con chim tu hú đã gọi hèỢ[68, tr. 131]. Cịn với Đêm hội Long trì, người đọc lại bị cuốn hút vào bức

tranh của đêm hội Trung thu cùng Ộtrăng lồng bóng nước, đèn ẩn cành dương,

giọng nói, câu cười, tiếng ca, tiếng quản, toàn thể mơ hồ như một giấc chiêm baoỢ[67, tr. 14], hay Ộtrăng không trong, hơi đục, nên cảnh sắc càng thêm mơng lung phiếu diểu. Đường đi, bóng cây in xuống, khi xóa khi hằn, theo với gió thu. Trời chưa mát, nhưng cũng không nực lắmỢ[67, tr. 8].

Nhìn chung, ở tác phẩm nào của Nguyễn Huy Tưởng, bức tranh thiên nhiên cũng mang đậm dấu ấn văn hóa với bao nhiêu đặc điểm về thiên nhiên, thời tiết của từng mùa đều đã được nhà văn ghi lại thật chi tiết. Miêu tả thiên nhiên với ngòi bút chân thực, Nguyễn Huy Tưởng đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc.

đôỢ của Nguyễn Huy Tưởng

Ở mỗi tác phẩm văn học, bao giờ người đọc cũng mong muốn tìm thấy những hình ảnh của một nền văn hóa, một bản sắc văn hóa qua sự sáng tạo của nhà văn. Nguyễn Huy Tưởng là một người Ộlưu giữ văn hóaỢ dân tộc theo đúng nghĩa của từ này. Trong Sống mãi với Thủ đô, bên cạnh cái lạnh giá của mùa

đơng năm 1946, cái bóng tối đặc qnh bao trùm Hà Nội trong đêm đầu tiên quân và dân thủ đô chống trả giặc Pháp vẫn tiềm ẩn bóng dáng văn hóa truyền thống. Những yếu tố văn hóa xuất hiện trong tiểu thuyết đã kiến tạo nên bức tranh tồn cảnh Hà Nội trong thời điểm có một khơng hai của lịch sử dân tộc. ỘBức tranh

ấy cho thấy sự đan bện, phối màu của hai đối cực: chiến tranh và đời thường, hiện tại và quá khứ, cái chết và sự sống, lịch sử và văn hóa, xưa và nay, hào hùng và hịa hoaỢ[54].

Nói đến Hà Nội là nói đến Thủ đơ của ba mươi sáu phố phường của kiến trúc đô thị, những cái tên ỘHàng Lược, Hàng Đồng, Hàng Da, Hàng Điếu, Hàng Bút, Hàng Bè, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Giấy, Hàng Khoai, Hàng Khay...Ợ cứ hiện dần lên trên những trang viết của Nguyễn Huy Tưởng. Và dẫn dắt người đọc đến từng ngóc ngách của khu phố cổ. Những cái tên ấy là dấu ấn văn hóa đặc biệt để du khách phương xa mỗi khi có dịp đặt chân về đây để khi trở về sẽ không khỏi thổn thức nhớ về Thủ đơ.

Bên cạnh đó, trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, kiến trúc Hà Nội xưa với những phố nhỏ, ngõ hẹp, mang đậm chất Ộphố PháiỢ cũng là một dấu ấn văn hóa đặc sắc Ộphố Hàng Đào quang dần ra, phơi trần những nếp nhà liền nhau,

nhỏ hẹp, chênh vênh một vài căn gác như những hộp chồng lên, chỉ vừa cho một cánh cửa sổ. Những ngôi nhà chỉ hào nhoáng khi mở cửa và khi ánh điện chiếu vào tủ kắnh, quầy hàng đầy tơ lụa, len dạ do những bàn tay khôn khéo trang hồng, như những cung hoa lệ, nhưng khi đóng lại thì trơng sao mà tẻ ngắtỢ[66,

tr. 218]. Trong Sống mãi với Thủ đô, người đọc nhận ra Ộnhững con đường lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa hà nội trong tiểu thuyết sống mãi với thủ đô của nguyễn huy tưởng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)