Nghệ thuật miêu tả cử chỉ, hành động nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa hà nội trong tiểu thuyết sống mãi với thủ đô của nguyễn huy tưởng (Trang 74 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả cử chỉ, hành động nhân vật

Như trên chúng ta đã nói, nghệ thuật miêu tả ngoài hình nhân vật trong các tác phẩm văn học là một trong những yếu tố làm nên sự thành bại của một nhà văn. Thì nay chúng ta cũng cần khẳng định thêm, nhân vật không phải chỉ được khai thác, khám phá qua vẻ bề ngoài, mà trong suốt quá trình tạo dựng lên một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ cũng rất chú ý xây dựng lên những cử chỉ và hành động cho nhân vật. Bổ sung thêm các yếu tố để nhân vật được hoàn thiện hơn, từ đó cũng giúp nhân vật bộc lộ được tắnh cách của mình rõ nét hơn. Chắnh vì vậy, trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng đã chú ý miêu tả cử chỉ, hành động nhân vật. Và điều đáng chú ý là hầu như những cử chỉ và hành động đó đều hướng về một cái đắch đó là bảo vệ Thủ đô với tinh thần và ý chắ quật cường

Trong tác phẩm, cử chỉ và hành động của nhân vật được gợi lên đã cho người đọc thấy con người Việt Nam nói chung và quân dân Thủ đô lúc bấy giờ nói riêng rất thương yêu, đùm bọc, che chở cho nhau và đều một lòng cùng nhau hướng đến tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đó là sự miệt mài, say mê với công việc của Loan. Là một học sinh tỉnh lẻ nhưng ngay lúc này, Loan như một người con thực sự của Hà Nội, anh vui mừng khi được tham gia vào kháng chiến, anh sẵn sàng nhận nhiệm vụ và làm việc không biết mệt mỏi, say mê đến mức khi thấy tất cả mọi người cũng đang chuẩn bị xông vào cuộc chiến đấu sống chết như anh thì ỘLoan thấy yên tâm hơn trong cái việc vẽ bản đồ mà mới đầu

anh còn cưỡng lạiỢ[66, tr. 97] và rồi ỘAnh cắm cúi vẽ tay run run vì rét và vì sự quan trọng của công việc. Nhưng rồi mắt anh cay xè, hoa lên. Bàn tay cóng dừng lại. Loan thiu thiu buồn ngủỢ[66, tr. 98]. Đến một người tỉnh lẻ còn hăng hái như

vậy, nói gì đến những người con của Thủ đô. Cùng với sự hăng say của Loan là sự dứt khoát từ bỏ lối sống khuôn khổ có phần cổ hủ của gia đình để tham gia kháng chiến của Phúc. Phúc đến với cuộc chiến đấu này trên tinh thần tự nguyện, và không phải đến khi chiến tranh xảy ra anh mới cho mọi người thấy cái tinh thần đó, mà trước đó anh đã chống lại gia đình để tham gia vào các hoạt động xã hội với công tác tuyên truyền. Và đến khi kháng chiến bùng nổ, anh đã Ộtự tiện

đến nhà Quảng Xương Long, bắt người gác phải mở cửa, và cùng một số đồng chắ tự vệ xông vào kho. Người gác giữ lại thì Phúc chửi mắng thậm tệỢ[66, tr.

110] và Phúc đứng ở ngoài vỉa hè hò hét giục mọi người, tiếng Phúc oang oang

ỘCần bao nhiêu cứ lấy. Càng nhiều càng tốt. Ông cụ đã muốn keo bẩn thì cho keo bẩn một thểỢ[66, tr. 110]. Hành động này của Phúc thật đáng ngợi ca, cho

thấy anh không bị phụ thuộc, chịu sự kiểm soát của ai, anh hoàn toàn tự do trong mọi hành động. Dưới Phúc là hai cô em Hương và Lan, họ đều là những cô nàng tiểu thư, tuổi thanh xuân của họ chỉ là bốn bức tường bởi sự hà khắc của bà cô, ấy thế mà họ cũng đã đứng dậy bật tung bức tường gia giáo ấy để đến với cách mạng theo sự chỉ đạo dìu dắt của anh trai. Tham gia chiến đấu, có thể họ không giỏi đào đường, chặt cây, đắp ụ, có thể họ không biết cầm súng, cầm gươm, sử dụng xe tăng đại bác như những chàng thanh niên, những anh bộ đội cụ Hồ, nhưng họ lại rất tắch cực và nhiệt tình phục vụ anh em đội tự vệ và bộ đội ỘNgười

hút thuốc lá người ăn xôi chè. Sinh lẳng lặng rút đi. Lan, Hương và mấy bà thay nhau rót nước. Từ lúc Phúc về, Lan đã đỡ sợ, và bây giờ đã nhanh nhẹn ra. Anh em vừa ăn vừa khen xôi vò và chè sen của chị.Ợ[66, tr. 319].

Tiếp đến là Nhật Tân, trong công cuộc kháng chiến anh cũng luôn thể hiện tinh thần chiến đấu yêu nước ghét giặc của mình. Anh làm công tác tuyên truyền, vận động mọi người tham gia cùng nhau sống chết với Thủ đô. Anh cố gắng làm

mọi cách để thúc giục Tân, bạn thân của anh vào tự vệ nhưng mọi nỗ lực của anh đã không được kẻ nửa vời của thời cuộc đáp lại.Và không vì thế mà anh xao lãng công việc, ý chắ suy giảm, anh càng hăng hái hơn và tinh thần ấy được bộc lộ rất rõ khi anh chứng kiến cảnh ông Ngọ bị thằng Tây giết hại lúc đó ỘNhật Tân đã

nhảy ra đường, dẻo dang như một anh hùng trong phim ảnhẦanh nghiến răng, chĩa súng bắn thẳng vào ngực nó. Anh từ từ đút súng vào túi. Nhìn thằng Tây giãy giụa, cái mồm lút dưới mớ râu xồm đen ngáp ngáp, anh mỉm cười khinh bỉ, lấy giày hất cái xác sang một bên và lững thững đi về phắa Đồng Xuân.Ợ[66, tr.

141]. Và còn cả Thu Phong và Vũ Minh nữa, họ là những người hoàn toàn xa lạ với nhau và mới chỉ biết đến nhau qua bữa tiệc ở nhà Tân. Thì nay trong đêm đầu của cuộc kháng chiến, họ lại vô tình gặp lại nhau, một sự gặp lại kì lạ, họ

Ộôm chầm lấy nhau, thân thiết như đôi bạn lâu đờiỢ[66, tr. 335]. Trong cái bóng

tối ngột ngạt mùi súng đạn, mùi của xác người, vào cái thời điểm phải đối diện với cái chết khi mà quân giặc đang tấn công vào Thủ đô, hai chàng thanh niên ấy đã nói với nhau Ộhay là tự tửỢ vì Ộđằng nào cũng chết. Để nó bắt được thì nhục,

mà tra tấn thì khó lòng chịu đýợcỢ[66, tr. 339]. Với suy nghĩ như vậy cho thấy,

những con người yêu nước ấy đã Ộthề sống chết với Thủ đô, nay nguyện cùng

chết để khỏi sa vào tay giặcỢ[66, tr. 340]. Ấm lòng biết mấy khi dân tộc ta có

những con người như vậy, thà Ộchết trong còn hơn sống nhụcỢ. Hay chỉ một hành động nhỏ của ông Lộc là đưa súng cho Oanh, con gái ông, cũng đã cho thấy nó đẹp như thế nào, nó đẹp bởi nó đã thể hiện được ý chắ quyết tâm chiến đấu của ông Lộc, và ông muốn Oanh có tinh thần như ông.

Miêu tả sự say mê, hăng hái với công việc kháng chiến, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng không chỉ miêu tả những nam nữ thanh niên khoẻ mạnh mà ông còn đưa ngòi bút của mình hướng tới những con người bình thường, có khi trong cuộc sống bình thường, nếu không để ý thì rất nhiều người sẽ không biết đến sự tồn tại của họ. Nhân vật mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là Ông số 6, đó là một con người mà trong cái đời Ộtứ cố vô thânỢ của ông -quê quán, bố mẹ, anh em,

ngay cả tên tuổi của mình, ông đều không biết. ông nương thân ở những ngôi đền, ngôi chùa. Công việc hàng ngày của ông là Ộvào phố quét tước các vỉa hè,

thu dọn những đống rác do các hàng rong bày ra đườngỢ và đêm đến Ộông đi nhặt những xác chết trần truồng chỉ còn da bọc xươngẦ.Tờ mờ sáng, sau khi những người đói còn sống sót toả đi các phố xin ăn, ông lại rửa ráy sạch sẽ những chỗ vỉa hè họ vừa nằm vừa bậy ra hôi thốiẦ.Sau đấy ông trở về đền quét dọn. Cái đền sạch sẽ đến nỗi ai vào lễ cũng thấy nhẹ lâng lângỢ[66, tr. 142].

Những việc làm lặng thầm của ông đã góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến. Đó là một con người tầm thường, giản dị trong cuộc sống nhưng lại là một chiến sĩ hi sinh thầm lặng cho cách mạng.

Hành động, cử chỉ của mỗi nhân vật trong tác phẩm đều thể hiện sự quyết tâm chống trả đến cùng, quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Và đẹp biết bao khi những hành động ấy lại mang thêm vẻ đẹp nhân văn sâu sắc. Đối diện với sự sống chết ở mọi lúc mọi nơi, nhưng quân và dân Thủ đô vẫn luôn thể hiện tinh thần yêu thương, đoàn kết, che chở cho nhau. Đó là khi Ông Ngọ và Ông số 6 bắc hai tấm phản gỗ thành cái cầu qua cái hố đào ngang đường để giúp hai bác phu xe bò đi qua. Hay là khi Nhật Tân cùng anh em đội tự vệ giúp một cái xe bò chở nước mắm đi qua con đường đang xẻ. Nhật Tân nói ỘChúng ta là người Hà

Nội, chúng ta phải lịch sự anh em ạ. Tự vệ phải giúp đỡ nhân dân. Chúng ta đào hố để ngăn giặc, nhưng không được làm phiền cho đồng bàoỢ và Ộanh đứng lên miệng hố, hoa chân múa tay, giục mọi người như chắnh anh là một cấp chỉ huyẦ.Anh hô mọi người xúm vào đẩy cái xe bòỢ[66, tr. 137]. Và đôi khi chỉ là

cái nắm tay giữa hai con người cũng khiến cho cái ảm đạm lạnh ngắt của chiến tranh trở nên ấm áp lạ lùng. Cái nắm tay để truyền hơi ấm, truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin để chiến đấu. Đó là cái nắm tay thể hiện sự sẻ chia của Sinh dành cho Phúc ỘSinh chăm chú nghe Phúc, đến đây anh bỗng chìa tay nắm lấy tay người bạn mới. Cái bàn tay đầy chai của anh như nuốt lấy cái bàn tay ẻo lả của anh sinh viên. Đây là lần đầu tiên Sinh chìa tay ra với PhúcẦ.Đôi bàn tay nắm

chặt. Gió rét thổi vù vù. Sinh nói: ỘKhông có những ngày như thế này, có lẽ chúng ta chẳng bao giờ bắt tay nhau cảỢ. Một nụ cười nở trên môi làm sáng cái mặt xương xương của anh thợ nguộiỢ[66, tr. 165-166]. Nhưng đáng chú ý nhất

có lẽ là hành động, cử chỉ mà Trần Văn đối với Trinh. Con người ai cũng vậy, cuộc sống đôi khi khiến cho con người ta lúc thế này, lúc thế khác. Ai cũng có lúc vui, buồn, sướng, khổ. Bình thường còn vậy, nói chi gì đến chiến tranh, trong tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng đã khéo xây dựng tình huống khi đưa nhân vật Trinh đến một hoàn cảnh vô cùng éo le, ác nghiệt khi cả chồng và người vú em đều bị giặc giết chết để qua đó làm nổi bật lên tấm lòng vị tha bao dung của Trần Văn khi anh luôn cố gắng giúp đỡ hai mẹ con Trinh ỘSau khi biết chuyện vú em

chết, Trần Văn thấy mình không thể bỏ mặc Trinh ở đây được. Anh ẵm Diễm, dẹp đường cho Trinh đi. Trong khi vội vã cũng không ý tứ nữa, anh nắm lấy bàn tay Trinh, kéo Trinh lên trước mặt, để anh đi sau chặn dòng ngườiỢ[66, tr. 439].

Chiến tranh luôn mang đến cho con người sự căng thẳng mệt mỏi, nhưng với tinh thần thép, quân và dân Thủ đô vẫn luôn vững vàng, sẵn sàng để chiến đấu. Trong quá trình bám trụ và bảo vệ Hà Nội, bên cạnh những giây phút tưởng chừng chỉ cách Ộthần chếtỢ trong gang tấc thì những nhân vật trong tiểu thuyết Sống mãi

với Thủ đô vẫn vang lên những tiếng cười sảng khoái trước hành động pha trò trêu

bé Thắng của Dân ỘDân vẫn mặc bộ quần áo xanh công nhân, đội mũ ca-lô tắm,

áo và mũ đầy bồ hóng, cánh tay phải cắp một viên đạn mooc-chi-ê nhưng chẳng bợn đến thân hình cao lớn, vững chãi của anh. Anh há cái miệng rộng, cười một cách thật thà. Bỗng anh làm bộ sợ hãi, chạy quanh gian phòng như để tránh đạn. Anh nhặt viên đạn lên, lè lưỡi, rùng mình, khiến cho anh tiểu đội trưởng và Thắng đều cười ầm lênỢ[66, tr. 351]. Tiếng cười trong chốc lát nhưng đã xoá đi sự lạnh

lẽo của mùa đông và chiến tranh. Nó dường như tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta trong công cuộc kháng chiến.

Từ việc miêu tả cử chỉ, hành động của từng nhân vật trong tác phẩm, Nguyễn Huy Tưởng đã thầm ca ngợi những tấm gương Ộquyết tử cho Tổ quốc

quyết sinhỢ của dân tộc Việt Nam. Những con người ấy đã làm đẹp truyền thống văn hoá nước nhà. Họ xứng đáng được tôn vinh trong những trang sử hào hùng của dân tộc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa hà nội trong tiểu thuyết sống mãi với thủ đô của nguyễn huy tưởng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)