7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Con người có bản lĩnh và nhân cách cao đẹp
không khắ Hà Nội sôi sục chuẩn bị kháng chiến. Nhân dân ai cũng hào hứng say mê muốn góp công sức của mình. Người ta gác lại những nỗi niềm riêng lẻ. Và từ đêm đầu kháng chiến, những lỗ tường thông từ nhà nọ sang nhà kia đang dần dần làm cho người Hà Nội xắch lại gần nhau. Một sự đổi thay mới mẻ đang diễn ra trong mỗi con người và trong những mối quan hệ xã hội. Với Nguyễn Huy Tưởng, con người luôn là trung tâm để ông hướng tới. Vì vậy, trên cái nền tráng lệ đó của lịch sử, tác giả đã đưa hơn 40 nhân vật với những số phận, hoàn cảnh và vị trắ xã hội khác nhau, xô đẩy vào trong dòng thác lớn của cách mạng: cuộc kháng chiến thần thánh. Trong tác phẩm, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng hệ thống tắnh cách nhân vật của mình với tất cả tắnh chất phức tạp và nhiều vẻ của mỗi con người trong cùng một hoàn cảnh. Tuy các nhân vật chưa thể hiện được đường đi nước bước trong một thời điểm, một khoảnh khắc, nhưng người đọc vẫn có thể tìm thấy những nét riêng, cái dáng dấp của những con người Hà Nội ở những tầng lớp khác nhau. Nhân vật của Nguyễn Huy Tưởng khá là đa dạng và phong phú, họ được nhìn nhận và đánh giá qua nhiều khắa cạnh. Nhýng có lẽ những vẻ đẹp trong tắnh cách và tâm hồn luôn đýợc tác giả tập trung đi sâu khắc hoạ. Qua đó, tác giả khẳng định, ca ngợi nhân cách và bản lĩnh sống của con ngýời Việt Nam.
Trong Sống mãi với Thủ đô chúng ta có thể nhận ra hàng loạt nhân vật khác nhau. Có những cán bộ hoạt động cách mạng như Quốc Vinh, Nguyễn Gia Định; những công dân như Dân, Sinh; những người trắ thức, học sinh như Trần Văn Nhật Tân, Quyên, Loan; những người buôn bán, anh em dân nghèo thành thị, những em bán báo, đánh giầyẦTuy xuất thân từ những hoàn cảnh và tầng lớp khác nhau về sinh hoạt, tâm trạng, nguyện vong, nhưng tất cả đều cùng một ý chắ là vùng lên giết giặc, không thể sống cuộc đời nô lệ. Phần lớn họ là những người biết đến cách mạng từ sau ngày Tổng khởi nghĩa. Cách mạng đã đưa lại độc lập, tự do cho dân tộc nên họ có cảm tình và tin yêu cách mạng. Họ thiết tha yêu nước, tràn đầy nhiệt huyết, luôn thể hiện bản lĩnh kiên cường, bất khuất trong
Với tài năng của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã khéo léo đưa các nhân vật của mình vào một cuộc thử thách, để qua đó bộc lộ được những tắnh cách và nét đẹp trong tâm hồn họ. Và có lẽ, tầng lớp được tác giả thử thách nhiều nhất là tầng lớp tri thức tiểu tư sản, bởi ngay từ những ngày đầu đứng vào hàng ngũ chiến đấu, họ vẫn mang trong mình sự mơ mộng lắ tưởng hoá, thiếu thực tế và phần nào còn có tắnh chất anh hùng cá nhân, còn tự do vô kỷ luật. Nhưng khi va chạm với đời sống vô cùng gian khổ, xông vào cuộc thử lửa gay gắt, họ đã lớn lên và cứng cáp hơn, khẳng định được sự đóng góp của mình vào công cuộc kháng chiến chung của dân tộc.
Trong các nhân vật tri thức tiểu tư sản như Trần Văn, Văn Việt, Nhật Tân, Hồng Lưu, Nguyễn Huy Tưởng quan tâm nhiều hơn cả đến Trần Văn, nhân vật mang sắc thái tự biểu hiện. Đến với tác phẩm, người đọc thấy rõ anh giáo Trần Văn chán ghét cuộc sống tầm thường, vô vị, qua kinh nghiệm bản thân, anh biết cách mạng sẽ mang đến cho người trắ thức một chân trời mới, niềm vui lớn đến với anh khi cách mạng thành công: ỘAnh nhảy nhót trên đường đầy ánh sáng của một mùa thu tuyệt đẹp. Anh ngẩng đầu ngắm lá cờ sao vàng trên đỉnh cột cờ, nhìn vòm trời xanh lồng lộng. Cây cối hai bên đường reo vui..Ợ[66, tr. 29-
30]. Nhưng là một thanh niên tiểu tư sản, anh cũng mang theo bản chất yếu đuối, hoài nghi của tầng lớp mình. Trong đấu tranh cách mạng, dần dần Trần Văn được rèn luyện, và dần dần vấn đề sống chết đối với anh được đặt ra theo một cách khác. Trần Văn muốn được đóng góp vào công cuộc chung cho xứng đáng với trách nhiệm, để bù đắp lại những thiếu sót của ngày qua. Trần Văn bộc lộ nhiều suy nghĩ chân thực trước giờ phút thử thách quyết liệt, ỘSống, chúng ta sẽ được
trông thấy thủ đô ngàn năm không còn bóng giặc. Chết, chúng ta có cái tự hào của thế hệ đã hy sinh lần cuối cùng cho tự do của Tổ quốc. Chúng ta là những người nô lệ cuối cùng và đồng thời là những người tự do đầu tiên. Tôi thấy rõ sống tức là có mặt ở những nơi cần đến chúng ta. Tôi đã nhiều lần vắng mặt rồi. Rất buồn cho những kẻ đứng ngoàiỢ[66, tr. 103]. Bản lĩnh kiên cường, tinh thần
quyết chiến luôn thường trực trong con người này, ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào, tinh thần ấy cũng được bộc lộ một cách rõ nét ỘTôi nghĩ lúc này
là lúc chúng ta lấp cái nhục bằng gươm bằng súng đấy. Và nếu vì quân Pháp mà chiến tranh phải xảy ra thì chúng ta sẽ cho chúng nó biết rằng chúng ta không phải là một giống hènỢ[66, tr. 26]. Mọi lời nói, cử chỉ đều cho thấy ở Trần Văn
một con người có lòng yêu nước sâu sắc, bản lĩnh của anh ngày càng được tôi luyện thêm vững chắc ỘSống chết vì Tổ quốc, sống chết vì Cụ Hồ, linh hồn của
dân tộc. Người ta thường trách thanh niên chúng ta không có lý tưởng. Đây là lúc chúng ta có một lý tưởng để mà phụng thờ, để mà hy sinh [Ầ] Ngoài cái ăn cái mặc ra, còn phải suy nghĩ làm sao có thể giúp ắch cho đời, phải có cái gì để lại, nó đánh dấu sự tồn tại của một con người, nó nâng con người lên trên cái ăn cái mặc. Đấy là lý tưởng, đấy là lý do sự có mặt của mình trên trái đấtỢ[66, tr.
249-250]. Như vậy, Trần Văn đã đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần tự nguyện, kiên quyết và bản lĩnh của một người Hà Nội.
Hoàn cảnh của Trần Văn có khác với hoàn cảnh của nhạc sĩ Thu Phong, cũng ở tầng lớp tiểu tư sản trắ thức nghèo, bao nhiêu năm kéo mòn đời mình trong các tiệm nhảy, đã từng lưu lạc ở nước ngoài, đói khổ và bị mọi người rẻ rúng. Gặp những khi cùng quẫn quá, anh đã có ý định cầu cứu Việt Minh ỘHồi
quân Tưởng rút về nước, Thu Phong bỗng có mộng chu du ký hợp đồng sang Vân Nam, làm cho tiệm nhảy của một viên sĩ quan thất thế ở Long Vân. Nó không trả tiền, Thu Phong và ba anh bạn khổ quá, tiền không có đến nỗi phải cắt tóc cho nhauỢ[66, tr. 332]. Đến khi anh không còn sức, và rồi kháng chiến bùng nổ,
anh sợ sệt cầm súng; nhưng cũng từ những tiếp xúc đầu tiên, Thu Phong dần dần trưởng thành hơn trong những ngày toàn quốc kháng chiến. Chung sống với anh em tự vệ, lần đầu tiên Thu Phong thấy Ộhọ rất dễ thương, không thô bỉ như bọn
lắnh khố đỏ, khố xanh ngày trước. Anh thấy dân tộc mình chưa bao giờ có sức mạnh như thế và nước mắt anh chảy ra, cảm động nhìn họ cuộn giấy lại để hút thuốc làoỢ[66, tr. 335].
Bên cạnh đó còn phải kể đến Quốc Vinh, người chiến sĩ đã lăn lộn hoạt động cách mạng, luôn luôn có mặt trên mọi trận tuyến không quản ngại gian khổ
ỘHồi bắ mật có nhiều lúc khó khăn, anh bị đói khát, bị truy nãỢ[66, tr. 273] nhưng
anh vẫn tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia kháng chiến, mọi công việc với anh không có gì là khó khăn. Có bị bắt thì anh cũng Ộcắn răng chịu đựng để
không phản bộiỢ[66, tr. 273]. Trong cuộc kháng chiến mới này, với tinh thần quả
cảm, với ý chắ và nghị lực phi thường, Quốc Vinh chắnh thức được cử làm Phó chủ tịch uỷ ban kháng chiến Liên khu và phụ trách thường trực. Là người cán bộ cốt cán, anh luôn hăng say vào công việc của mình, mặc dù sức khoẻ của anh không được tốt ỘCách đây nửa tháng, anh đã đi nằm viện, nhưng vì tình hình,
lại phải trở về công tác. Thầy thuốc khuyên anh không nên thức quá chắn giờ nhưng anh có thực hiện được lời dạy ấy đâu. Mấy đêm liền không ngủ. Người anh bã ra, anh ho hơn trước, toàn thân đau đớn vì hậu quả của những trận tra điện, lộn mề gà mà anh đã phải chịu hồi bị mật thám bắt năm bốn mươi hai. Anh lo cho sức khoẻ, không biết có thế đảm đương công việc không?Ợ[66, tr. 273].
Nhưng dù có như thế nào thì anh vẫn giữ vững tinh thần, sự lạc quan, niềm tin vào cách mạng đã khiến anh quên đi mọi đau đớn, mệt mỏi ỘCái ý nghĩ Liên khu
I sẽ chống giữ đến cùng làm cho anh quên mệt. Công việc kéo anh đi. Quốc Vinh đang sống cái giờ phút nghiêm trọng, trong nhiều giờ phút nghiêm trọng mà đời người cán bộ đã trải quaỢ[66, tr. 274]. Đó chẳng phải là con người có bản lĩnh
hay sao?
Cùng với đó là Nguyễn Gia Định, người hương sư gầy gò giàu nghị lực, khiêm tốn trong vẻ giản dị của mình, đã là người hi sinh cuối cùng trong công cuộc kháng chiến bảo vệ dinh Bác ỘHàng ngày Bác ở đấy, chúng tôi được luôn
luôn trông thấy Bác, được sinh hoạt với BácẦ.Chúng tôi không ngại chiến đấu. Rút đối chúng tôi là một sự vạn bất đắc dĩ. Bởi vì chúng tôi sẽ phải bắt buộc tự tay phá cái dinh mà chúng ta không ai đang tâm làm cảỢ[66, tr. 190]. Nói xong người
túi. Anh cũng chẳng nhìn ai cả. Anh chưa nói ra, nhưng anh đã có một chủ trương dứt khoát. Nếu như phải rút khỏi dinh, anh sẽ là người cuối cùng ở lại, và cả cái lâu đài kia sẽ đổ sập xuống quân thùỢ[66, tr. 190].
Bên cạnh những nhân vật trên, Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả khá sinh động một số kiểu người mà tiếng súng đầu tiên của chiến tranh đã thức tỉnh và kéo ra khỏi cuộc đời nhung lụa, giúp cho họ từ bỏ lối sống Ộtự doỢ, Ộtrung lậpỢ để chọn một trong hai ngả đường: tự do hay nô lệ, cách mạng hay phản cách mang. Kiểu người này chúng ta có thể nhận ra ở các nhân vật như Phúc, Hương, Lan. Cùng xuất thân trong thành phần tư sản mại bản nhưng không giống Tân, một con người bốc đồng, và đầy băn khoăn giữa sự chọn lựa thì Phúc lại tham gia vào kháng chiến với ý muốn thay đổi cuộc đời buồn tẻ chán ngấy của gia đình Ộthấy nhà bo bo ắch kỉ, Phúc đi hoạt động xã hội. Anh đã vào làm giáo viên
hội Truyền bá quốc ngữ, mặc dầu nhà cấm vì sợ mật thám theo dõi. Đã có những lúc, anh đóng cửa buồng lại, đứng trước gương tập diễn thuyết để sau này ra làm việc xã hộiỢ[66, tr. 134]. Chưa bị đắm sâu vào các tật xấu của giai cấp xuất
thân, tâm hồn Phúc còn khoẻ khoắn, trong sáng hơn nhiều thanh niên tư sản khác. Là con nhà giàu nhưng Phúc lại có lối sống khác với mọi người trong gia đình. Nếu như cha anh, ông Cự Lâm là một kẻ mang đầy tắnh toán lạnh lùng, nham hiểm thì Phúc lại là chàng thanh niên luôn sốt sắng với công việc xã hội, Phúc đã tự ý đến nhà Quảng Xương Long, bắt người gác phải mở cửa và cùng một số đông tự vệ xông vào kho. Tiếng Phúc oang oang ỘCần bao nhiêu cứ lấy. Càng
nhiều càng tốt. Ông cụ đã muốn keo bẩn thì cho keo bẩn một thểỢ[66, tr. 110].
Phúc chống lại gia đình để tham gia kháng chiến, anh luôn thể hiện sự thân thiết gần gũi với mọi người. Anh không muốn Sinh gọi mình và các em là cô, là cậu vì anh cho rằng điều đó sẽ tạo nên khoảng cách giữa anh và mọi người. Nhìn các anh em trong đội tự vệ mà anh muốn sống một cuộc đời tự lập, không phải ăn bám vào gia đình ỘTôi muốn làm được việc gì có ắch. Nếu phải chết vì Tổ quốc,
Ở đây, hầu như mọi hoạt động kháng chiến đều đã tác động đến cả mọi tầng lớp, đã gõ cửa từng căn nhà, cuốn hút theo nó tất cả, không ai có thể thờ ơ lảng tránh hay đứng ngoài cuộc. Nếu những con người ắch kỉ, tầm thường chỉ biết đến chồng con và sắc đẹp như Trinh, hoặc những kẻ lạnh lùng, nham hiểm như Cự Lâm đã trở nên hoàn toàn lạc lõng và vô nghĩa trong khung cảnh chiến đấu, thì những con người bình thường giản dị như Sinh, Tu lại nhờ trải qua chiến đấu mà trở nên anh hùng. Và cũng có cả những nhân cách tồi tàn đã có lúc tưởng phải bỏ đi như Long đen, nay được rèn luyện trong khói lửa lớn vượt lên, trở thành một thành viên tắch cực của đội ngũ cứu quốc.
Kháng chiến bùng nổ, toàn dân hướng về Thủ đô. Bản lĩnh kiên cường, tinh thần yêu nước của người Việt Nam lúc bấy giờ không chỉ được thể hiện ở những chàng thanh niên tiểu tư sản hay những anh bộ đội cụ Hồ mà nó còn được thể hiện ở những người phụ nữ, bình thường họ vẫn được xem là phái yếu cần được che chở và bảo vệ, thì lúc này trong giờ phút trọng đại của dân tộc họ lại đứng lên khẳng định vai trò của mình với kháng chiến. Đó là Quyên, một nữ học sinh đi vào kháng chiến với niềm say mê lý tưởng trong sáng. Quyên hăng hái tham gia cách mạng, mọi lời nói, cử chỉ của cô cho thấy điều quan trọng đối với Quyên và đối với toàn dân tộc vào thời điểm này là phải đấu tranh để dành lại tự do độc lập ỘChúng ta không thể sống mãi trong nhục nhã đượcỢ[66, tr. 25]; ỘChúng em là học sinh Hà Nội. Học sinh Hà Nội mà tản cư thì nhục lắm. Ở Hà Nội có làm sao đi nữa cũng vẫn hơn. Lần này em sẽ đến nhà chị Oanh xin cho công tác đấy anh ạỢ[66, tr. 26]. Đó là Nhân, một cô gái chạc mười chắn đôi mươi,
thường có mặt khắp nơi trong Liên khu và rất hăng hái trong những cuộc vận động mùa đông binh sĩ, quyên tiền, quyên gạo, quyên thịt ủng hộ bộ đội, và là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa của chị em khu chợ Đồng Xuân Ộchị đã xung
phong vào trong trại giặc, đòi gặp thằng chỉ huy, đòi nó phải thả mấy chị em của chúng ta ra. Nó đuổi chị ra, chị cứ đứng lại. Nó bắt chị đem giam cùng với mấy chị em kia. Đến trưa nó cho ăn để lấy lòng, nhưng chị Nhân đã nhịn đói để hưởng
ứng cuộc đấu tranh của chúng taỢ[66, tr. 158]. Chắnh vì vậy, mọi người yêu mến
ngợi ca và thán phục chị bởi cái bản lĩnh bất khuất của chị. Tiếp đến là Oanh, bản lĩnh của Oanh có lẽ được tác giả khẳng định rõ nét nhất là sau cái chết của ông Gia Lộc, bố của Oanh. Còn gì đau đớn hơn khi mất đi người thân, nhất là trong cái thời khắc sôi sục của cuộc chiến bảo vệ Thủ đô, vậy mà Ộtrong cái buổi
sáng thứ nhất của kháng chiến có một người con gái tiếp lấy súng của người cha chết trận và lại đi công tácỢ[66, tr. 392]. Còn cả hai cô gái Lan và Hương, em
của Phúc, từ nhỏ đến lớn cấm cung trong bốn bức tường âm u cũng nhờ cuộc kháng chiến mà họ dần hòa nhập với mọi người. Họ mạnh dạn vượt ra khỏi mọi lễ giáo mà bà cô trước kia từng áp đặt để đến với cách mạng bằng việc nhiệt tình với công việc phục vụ bộ đội và cả anh em trong đội tự vệ.
Không dừng bút ở những nhân vật trên, Nguyễn Huy Tưởng còn thể hiện sâu sắc bản lĩnh của người Việt Nam qua hình ảnh của những đứa trẻ như Thắng và Lai. Thắng là một cậu bé bán báo, có cha đã từng vào bộ đội Nam tiến nhưng