7. Cấu trúc luận văn
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa
Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, cho nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng đi cần thiết và có triển vọng.
Bên cạnh cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp họcẦcách tiếp cận văn học bằng văn hóa sẽ giúp chúng ta lắ giải được một cách trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật. Những yếu tố văn hóa liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập qn, ngơn ngữẦcó thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Đồng thời nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học.
Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa chắnh là việc đặt văn học trong khơng gian văn hóa với những đặc trưng của nó đã thâm nhập một cách tinh vi vào cảm quan sáng tạo của nhà văn. Ở những người nghệ sĩ lớn, đó khơng phải là sự Ộăn tươi nuốt sốngỢ mà là sự tiêu hóa và thẩm thấu vào từng hình tượng, chi tiết của tấm thảm dệt ngơn từ. Nền văn hóa dân tộc là mảnh đất ươm mầm cho văn học nảy nở, mang lại cho văn học một sức sống, một màu sắc riêng. Mỗi nhà văn đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa riêng. Vì thế muốn hiểu giá trị tư tưởng của một tác phẩm văn học ta không thể tách rời những yếu tố văn hóa thể hiện trong tác phẩm đó.
Văn hóa khơng bao giờ là một hiện tượng thuần nhất. Sự đan xen văn hóa đơi khi dẫn đến sự pha tạp, trộn lẫn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kết tinh, chưng cất nên những giá trị mới. Về thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tịi cho sự chuẩn bị chuyển tiếp thời đại. Cịn về khơng gian, khi một địa bàn trở thành ngã ba đường của sự giao lưu văn hóa, thì văn học có thể là nơi hịa giải của những xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm người.
Văn học khơng chỉ thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một khơng gian văn hóa rộng như văn hóa phương Đơng, văn hóa dân tộc. Mà văn học còn thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một khơng gian văn hóa hẹp là văn hóa tộc người, văn hóa vùng. Sự giao lưu văn hóa của các vùng sẽ tạo ra những nét chung trong văn học của từng vùng, đồng thời nó vẫn giữ lại những nét riêng làm cơ sở giúp ta nhận diện bộ mặt của từng vùng văn hóa, từ đó phân biệt Ộlãnh thổỢ trên bản đồ văn học.
Gần đây, nhờ UNESCO phát động những thập kỉ phát triển văn hóa, người ta bắt đầu nhận thức được văn hóa là động lực của phát triển, thì phê bình văn học từ văn hóa càng được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, khi bộ mơn văn hóa học và nhân học văn hóa xuất hiện ở Việt Nam thì văn hóa bắt đầu được coi như một nhân tố chi phối văn học. Phương pháp tiếp cận này được giới nghiên cứu vận dụng hoặc là tự giác, hoặc là tự phát trong một số cơng trình nghiên cứu. Năm 1995, Trần Đình Hượu trong Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
nghiên cứu văn học Việt Nam từ Nho giáo và đã chỉ ra được đặc điểm của giai đoạn văn học kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn. Ông cũng nêu ra những hình mẫu nhà nho (hành đạo, ẩn dật, tài tử), tác giả của thứ văn học Nho giáo này, như là một giả thuyết làm việc. Điều này, về sau, được Trần Ngọc Vương trong Nhà
nho tài tử và văn học Việt Nam (1995) cụ thể hóa bằng một cái nhìn loại hình
học. Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã lý giải những biểu tượng lấp lửng hai mặt trong thơ bà bằng tắn ngưỡng phồn thực, còn Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa (2003) thì cho rằng nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hóa trung đại để tránh hiện đại hóa văn học dân tộc. Nhưng có lẽ, Phan Ngọc là người có ý thức trong câu chuyện này hơn cả. Là một nhà văn hóa học, ơng đã sớm lấy yếu tố văn hóa xã hội để tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong ỘTruyện KiềuỢ. Rồi lại thử thách văn học bằng ngôn ngữ. Và khi một số cơng trình của M. Bakhtin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì hướng đi này càng được thuyết phục.
Như vậy, có thể thấy, nếu văn học có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng khơng thể phản ánh trực tiếp được, mà chỉ có thể phản ánh thơng qua Ộlăng kắnhỢ văn hóa, thơng qua Ộbộ lọcỢ của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà văn học tránh được sự phản ánh ỘgươngỢ, phản ánh một cách trần trụi. Và có lẽ, cũng nhờ thế mà văn học có một lối phản ánh đặc trưng, một phản ánh, như người ta thường nói, có nghệ thuật, có Ộnghiền ngẫmỢ (Lê Ngọc Trà).