+ Chỉ tiêu lựa chọn: Dễ nuôi, dễ mua giống, ít dịch bệnh, đầu tư ít, thu nhập cao, dễ tiêu thụ, tính ổn định cao, kinh nghiệm chăn nuôi:
+ Loài con: Trâu, Bò, Dê, Lợn, Thỏ, Gà, Ngan.
+ Kết quả thư tự ưu tiên: Bò, Trâu và Dê (cụ thể được thể hiện ở biểu 04 - phụ lục) Chăn nuôi gia súc gia cầm là hoạt động không thể thiếu được đối với nhân dân trong vùng, ngoài việc cung cấp sức kéo gia súc và gia cầm còn là nguồn cung cấp phân bón cho canh tác nông lâm nghiệp của thôn. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của nhân dân trong thôn, nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ chăn nuôi. Tuy nhiên để phát huy thế mạnh này cần phải tạo điều kiện cho nhân dân và đặc biệt là các hộ nghèo vay vốn để phát triển đàn gia súc, gia cầm, cần chú ý đến các vấn đề như phương pháp chăn nuôi khoa học và hợp vệ sinh, công tác phòng trừ dịch bệnh phải được chú trọng quan tâm hàng đầu, cần có kế hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ thú y cho từng cụm dân cư trong thôn.
Tóm lại: Theo như sự lựa chọn và thống nhất của nhân dân trong thôn các biện pháp sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi đựơc bố trí như sau:
- Đất sản xuất lâm nghiệp: Trồng rừng với loài cây trồng là Keo lai. - Đất sản xuất nông nghiệp: Bao gồm:
+ Đối với đất trồng lúa nước với các loài cây cho năng xuất cao ổn định như CR203. + Đối đất trồng màu, tuỳ theo tình hình thời tiết hàng năm và chủ trương của tỉnh, huyện, xã mà có thể lựa chọn cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Thông thường các cây trồng chủ đạo được lựa chọn là sắn, ngô, đậu tương và các loại khoai sọ... trong đó, ưu tiên trồng các loài cây cho năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của thôn và giá cả ổn định như ngô, sắn, đậu tương.
+ Đất vườn tạp do diện tích ít nên tập trung cải tạo đầu tư trồng măng. Không bố trí trồng cây ăn quả do kinh phí đầu tư lớn cộng với công chăm sóc bảo vệ nhiều thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Cần bố trí trồng xen các loại cây hoa mầu khác như
ớt, Sả, Khoai trong những năm đầu trồng măng để tăng thu nhập lấy ngắn nuôi dài. + Tận dụng đất nhỏ lẻ ở vườn tạp và nơi ở, các diện tích ven sông suối, bờ vùng bờ thửa và quy hoạch 20 ha tập trung để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
+ Trồng cây phân tán ở nơi ở, đường giao thông liên thôn, liên xã, trồng các loài cây lấy gỗ như Xoan, Xà cừ, Lát để lấy gỗ, và tạo cảnh quan môi trường.
+ Các hộ gia đình cần tự quản lý chăn thả gia súc của mình trên diện tích đất lâm - nông nghiệp đã được giao, có kế hoạch tích luỹ các sản phẩm phụ nông nghiệp và trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.
3.6.7. Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
3.6.6.1. Dự tính vốn đầu tư
Theo các hạng mục và kế hoạch phát triển lâm nông nghiệp của thôn đã được nhân dân thống nhất thì tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn 10 năm tới được xác định như sau:
A. Vốn đầu tư cho lâm nghiệp
- Trồng rừng: Với tổng diện tích đất rừng sản xuất là 89,2 ha trong đó đất có rừng 59,20 ha bao gồm 24,5 ha rừng Thông tuổi 8 và 34,7 ha rừng Thông tuổi 7, với đất trồng rừng sản xuất được phân bổ và quy hoạch là 30,0 ha.
Với chu kỳ kinh doanh 7 năm và tiến độ thực hiện đã đề ra. Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng Thông là 5.126.000 đồng/ha thì tổng số vốn sẽ là: rừng 153.780.000 đồng.
- Bảo vệ rừng: Với diện tích rừng cần được bảo vệ là 189,2 ha bao gồm cả diện tích rừng trồng chuẩn bị khai thác và diện tích rừng còn non mới trồng sau khi tiến hành khai thác tính cho cả kỳ quy hoạch là 10 năm. Với tiền công quản lý bảo vệ tính cho 1 ha là 140.000 đồng thì tổng số tiền cần đầu tư cho hạng mục này là: 26.488.000 đồng.
- Khoanh nuôi phục hồi rừng: Diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng cần tiến hành biện pháp khoanh nuôi phục hồi bao gồm diện tích rừng và đất rừng khoanh nuôi trên núi đá vôi với tiền công chi phí cho 1 ha rừng khoanh nuôi phục hồi không trồng bổ sung là 50.000 đồng. Vậy tổng số tiền cần đầu tư cho hạng mục này là 45,8 x 50.000 = 2.295.000 đồng.
Tổng số vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp là: 182.563.000 đồng.
B. Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp
+ Trồng lúa: Với tổng diện tích trồng lúa của thôn là 22,60 ha tiền đầu tư ha cho một năm là 4.560.000 đồng cho một vụ. Tổng chi phí cho cả kỳ quy hoạch là 1.030.560.000 đồng.
+ Trồng màu: Diện tích 4,52 ha trồng Ngô cần đầu tư cho một vụ là 7.280.000 đồng, cần tổng vốn đầu tư cho cả một chu kỳ là 329.056.000 đồng.
+ Vườn tạp: Toàn bộ diện tích vườn tạp tiến hành cải tạo trồng măng Bát độ sẽ cần tổng vốn đầu tư là: 97.740.000 đồng.
Như vậy toàn bộ các hạng mục sản xuất nông nghiệp cần tổng vốn đầu tư là 1.457.356.000 đồng.
3.6.6.2. Hiệu qủa kinh tế - xã hội môi trường
A. Hiệu quả kinh tế của một số loài cây trồng
Hiệu quả kinh tế được tính thông qua các chỉ số như BCR, IRR. Lợi nhuận của các hệ thống canh tác cụ thể như sau:
- Mô hình rồng rừng: Loài cây trồng là Keo lai chu kỳ 10 năm. Giá trị lợi nhuận ròng (NPV) = 7.954.258 đồng. Các chỉ tiêu kinh tế BCR = 3,12 và IRR = 19%.
- Mô hình trồng Lúa: Giá trị lợi nhuận cho một vụ là 5.149.000 đồng. - Mô hình trồng Ngô: Giá trị lợi nhuận một vụ là 6.970.000 đồng.
B. Hiệu quả xã hội
Các phương thức canh tác đựoc xây dựng góp phần thay đổi cách làm từ đơn ngành sang đa ngành, từ phương thức sản xuất độc canh sang phương thức đa dạng về sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định, góp phần thay đổi tích cực bộ mặt nông thôn. Hiệu quả xã hội của các phương thức canh tác đã được nhân dân trong thôn đánh giá cao kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.16. Đánh giá hiệu quả xã hội của các PTCT có sự tham gia
TT Phương thức canh tác Khả năng chấp nhận Khả năng tiêu thụ sản phẩm Khả năng giải
quyết việc làm Tổng điểm
1 Trồng rừng 6 5 7 18
2 Vườn nhà 5 6 5 16
3 Đồng ruộng 6 8 7 21