3.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khuyến khích đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.
- ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
3.5.5. Giải pháp về thị trường
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nông - lâm sản. - Phát triển hệ thống thông tin dự báo trên thị trường, tỉnh tích cực khai thông các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế và tín dụng cho các cá nhân, đơn vị sản xuất hàng lâm - nông sản xuất khẩu.
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: Giao thông vận tải, các chợ nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân buôn bán, trao đổi hàng hóa và hệ thống thanh toán
- Tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở chế biến lâm - nông sản để tạo đầu ra cho sản xuất.
- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
3.6. Quy hoạch sử dụng đất thôn Pom mường
Phương án quy hoạch sử dụng đất của xã được xác định là bộ khung định hướng cho việc xây dựng phương án QHSDĐ cấp thôn bản. Phương án QHSDĐ để các thôn trong xã sẽ được tổng hợp thống nhất và là một trong những cơ sở để xây dựng hoàn thiện bản phương án QHSDĐ tối ưu cho toàn xã. Phương án quy hoạch sử dụng đất cấp thôn bản được thực hiện theo phương pháp có sự tham gia của người dân. Bản phương án QHSDĐ cho các thôn bản tuân theo quy tắc cơ bản là phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, nhu cầu của nhân dân địa phương, phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước, tỉnh, huyện, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu thị trường cũng như sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Bản phương án QHSDĐ được lựa chọn là bản phương án tối ưu, dựa trên quan điểm hệ thống, bền vững trong đó có cả ba nhân tố về kinh tế, xã
hội, môi trường đều đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó phải phát huy tối đa vai trò và sự tham gia của người dân.
Do thời gian và kinh phí không cho phép do vậy đề tài chỉ chọn một điển hình tiên tiến xây dựng phương án QHSDĐ cho thôn với mục đích là mô hình mẫu để nhân rộng cho các thôn khác.
3.6.1. Lựa chọn thôn tiến hành và trình tự các bước tổ chức thực hiện qui hoạch
3.6.1.1. Các bước tổ chức thực hiện
Thông qua các kinh nghiệm của một số dự án và công trình nghiên cứu về thực hiện quy hoạch sử dụng đất, cấp thôn bản, trình tự công tác tổ chức tiến hành quy hoạch thôn có sự tham gia được xây dựng phù hợp với điều kiện của địa phương bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thành lập các nhóm công tác quy hoạch sử dụng đất 8-10 người, người: Cán bộ xã, huyện, cán bộ chuyên môn, đại diện nhân dân. Tổ chỉ đạo bao gồm trưởng thôn, một cán bộ chỉ đạo chuyên môn, chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách nông lâm xã.
Bước 2: Tập huấn nhóm công tác trên lớp và trên hiện trường, phân chia các nhóm công tác theo chuyên môn của các cán bộ và theo kinh nghiệm của người dân các nhóm công tác bao gồm nhóm điều tra tự điều kiện tự nhiên, nhóm điều tra phỏng vấn về tình hình kinh tế xã hội cơ sở hạ tầng, nhóm điều tra phỏng vấn xác định nhu cầu gỗ củi và nhu cầu sử dụng đất, nhóm phân tích đánh giá hệ thống canh tác, phân tích lịch mùa vụ, đánh giá tiềm năng đất và xác định cơ cấu cây trồng.
Bước 3: Nhóm công tác tiến hành thu nhập số liệu và thông tin, xây dựng bản đồ hiện trạng, xác định các nhu cầu của thôn bản.
Bước 4: Tiến hành quy hoạch đất đai trong thôn: Nhóm công tác dự thảo bản các phương án quy hoạch dựa trên nhu cầu, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và định hướng quy hoạch sử dụng đất của xã, xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất, Tập hợp các ý kiến các nhóm công tác hoàn chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bước 5: Tổ chức họp thôn: Thành phần là nhân dân trong thôn, tổ công tác, đại diện xã, các tổ công tác trình bày kết quả công tác, tổ chỉ đạo trình bày các
phương án quy hoạch sử dụng đất. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân toàn thôn, biểu quyết chọn phương án tối ưu.
Bước 6:Hoàn chỉnh phương án và viết thuyết minh.
Sử dụng công cụ PRA tiến hành điều tra và đánh giá thôn làm cơ sở để xây dựng phương án QHSDĐ cho thôn.
Các mâu thuẫn nảy sinh giữa các bản phương án quy hoạch định hướng chung của xã sẽ được giải quyết bằng cuộc họp chung tại xã để biểu quyết xây dựng phương án quy hoạch tốt ưu cho xã.
3.6.1.2. Lực chọn thôn
Tiêu chí lựa chọn: Trong các thôn đại diện cho xã chọn một thôn điển hình nhất để tiến hành QHSDĐ nông, lâm nghiệp. Tiêu chí lựa chọn là: Chọn thôn có ranh giới rõ ràng, không có tranh chấp đất đai, đã được giao đất lâu dài, người dân có nguyện vọng được tiến hành QHSDĐ nông, lâm nghiệp để ổn định sản xuất, có khả năng tham gia xây dựng phương án QHSDĐ, cơ cấu đất đai đặc trưng cho toàn xã, có đầy đủ kiểu sử dụng đất nông, lâm nghiệp.
Như vậy theo tiêu chí nêu trên thì thôn Pom Mường là thôn có nhiều đặc điểm phù hợp nhất với tiêu chí lựa chọn. Do vậy Pom Mường được chọn để tiến hành xây dựng phương án QHSDĐ cấp thôn bản, nhằm làm mô hình mẫu để tiến hàng xây dựng phương án QHSDĐ cho các thôn tiếp theo.
3.6.2. Một số đặc điểm riêng về tự nhiên và kinh tế - xã hội
3.6.2.1. Điều kiện tự nhiên
A. Vị trí địa lý
Thôn Pom Mường nằm ở phía trung tâm của xã Mường giàng. Phía Bắc giáp B.Da Lan.
Phía Nam giáp Phiêng Ban. Phía Tây giáp Pom Bẹ
Phía Đông giáp Phiêng Nêm.
B. Địa hình
Pom Mường có dạng địa hình cơ bản đặc trưng cho dạng địa hình của xã. Phía Tây và phía Nam của thôn là dãy đồi thấp và một của dãy núi đá vôi tiếp giáp
với các xã lân cận. Dạng địa hình đồi thấp chiếm khoảng trên: 50% diện tích của thôn do vậy Pom Mường có độ chênh cao nhất trong các thôn trong xã. Địa hình thấp dần từ Nam sang Đông. Phần diện tích còn lại là ruộng lúa tiếp giáp giữa chân đồi với suối Lu.