- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ
1. Rừng tự nhiên 3.011,
- Bảo vệ rừng 1.058,56 727,58 727,58 330,98 - Khoanh nuôi tái sinh 1.953,3 1.953,3 1.953,3
2. Rừng trồng 589,4 139,4 139,4 450
- Bảo vệ rừng hiện còn 139,4 139,4
- Trồng mới 450 450
- Rừng phòng hộ : Sau giai đoạn quy hoạch, tổng diện tích đất rừng phòng hộ là 2.820,28 ha, trong đó: Rừng phòng hộ rất xung yếu là 727,58 ha; rừng phòng hộ xung yếu là 2.092,7 ha.
- Rừng sản xuất: Quy hoạch đến năm 2015, diện tích rừng sản xuất là 780,98 ha. Trong đó :
+ Rừng tự nhiên là 330,98 toàn bộ diện tích này là diện tích bảo vệ rừng sản xuất hiện còn.
+ Rừng mới là 450 ha.
Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch ở các vị trí như điểm cao 1000 m.
* Giải pháp thực hiện
Bảo vệ rừng
- Đối tượng bảo vệ: Đất có rừng tự nhiên, rừng sau khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng - Kỹ thuật tác động
+ Cắm biển báo, bảng tin, cột mốc
+ Nghiêm cấm đốt rừng làm nương làm rẫy
+ Giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng bản, các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân quản lý
+ Xây dựng quy ước bảo vệ rừng bản + Xây dựng tổ đội bảo vệ rừng bản
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung
- Đối tượng: Là diện tích rừng đã được tái sinh phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy, đất có các cây gỗ và cây bụi thảm tươi đang tái sinh phục hồi.
- Loài cây trồng bổ sung: lát, trám. . . với mật độ tuỳ theo mật độ hiện tại, đặc điểm phân bố cây tái sinh và yêu cầu xây dựng đối với từng loại rừng.
- Kỹ thuật tác động.
+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên. + Nuôi dưỡng rừng phục hồi.
+ Trồng bổ sung theo đám hoặc trồng theo băng, rạch.
+ Chặt bỏ những cây giá trị kinh tế thấp, cây cong queo, sâu bệnh phát bỏ những cây dây leo bụi rậm.
+ Trồng những cây có giá trị kinh tế và các cây đa mục đích. + Phòng chống cháy rừng.
+ Nghiêm cấm phát đốt rừng làm nương rẫy.
Trồng rừng
- Đối tượng: Đất trống đồi núi trọc, trảng cỏ, cây bụi thảm tươi.
- Loài cây trồng: Rừng được trồng bằng các loài cây như thông, Keo, Tếch... - Kỹ thuật tác động:
Trồng rừng kinh tế: Phương thức trồng thuần loài, có đầu tư thâm canh.
+ Tạo chu kỳ kinh doanh khép kín: Trồng - Chăm sóc - Bảo vệ - Khai thác theo diện tích quy định.
+ áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, bằng các mô hình SALT1, SALT2, SALT3 . . . tuỳ theo địa hình từng khu vực và điều kiện kinh tế hộ gia đình của từng hộ gia đình.
Bên cạnh đó để đạt được các mục tiêu đề ra đối với sự phát triển của ngành lâm nghiệp cần phải tranh thủ, phát huy tối đa mọi nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tự có trong dân và các dự án có liên quan đến phát triển rừng.
3.3.2.3.Quy hoạch đất dân cư nông thôn
Căn cứ vào chủ trương, chính sách của xã và tình hình dân số xã qua một vài năm gần đây, tiến hành xác định các chỉ tiêu dự báo như sau:
- Tốc độ tăng dân số dự kiến mỗi năm giảm trung bình 0,01%, ước tính đến năm 2016 giảm còn 1,69%, so với năm 2006 giảm 0,11%.
- Việc dự báo số hộ căn cứ vào phương pháp quy mô hộ giảm dần. Dự kiến quy mô hộ giảm trung bình mỗi năm 0,033%. Như vậy đến năm 2016, quy mô hộ là 5,51 người/hộ, giảm 0,94 người/hộ so với năm 2006.
Từ các chỉ tiêu dự báo trên, xác định được tổng dân số toàn xã năm 2016 là 4058 khẩu, tăng 278 khẩu so với năm 2006.
Tổng số hộ là 738 hộ, tăng 91 hộ so với năm 2006. Như vậy, đến năm 2016, số hộ có nhu cầu đất ở xã Mường Giàng là 91 hộ. Trong đó:
- Số hộ có khả năng thừa kế 32 hộ, - Số hộ có nhu cầu cấp mới 59 hộ.
* Dự kiến cấp đất ở
+ Định mức cấp đất ở nông thôn.
Định mức cấp đất ở được căn cứ vào tiêu chuẩn giao đất ở và tình hình thực tế của địa phương, cụ thể như sau:
- Đối với các hộ thừa kế: hưởng toàn bộ diện tích do thừa kế. - Đối với các hộ cấp mới: 400m2/hộ.
+ Kế hoạch cấp đất ở được thực hiện chi tiết theo từng năm. Dự tính đến năm 2016, diện tích đất ở sẽ là 55,52 ha, tăng 31,32 ha so với năm 2006, trong đó lấy vào các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm khác 26 ha. - Đất trông cây lâu năm 5,32 ha.
* Quy hoạch đất khu dân cư nông thôn
Dự kiến giãn dân tại các vị trí cấp đất ở mới được cấp phân bố tại các địa điểm khác nhau trong xã nhưng chủ yếu dọc theo tỉnh lộ, đảm bảo cho việc phân bổ dân cư tập trung, đồng thời các khu dân cư trong xã cũng có sự quy hoạch theo tiêu chuẩn mới, phù hợp với sự phát triển chung.
3.3.2.4. Quy hoạch đất chuyên dùng
* Quy hoạch đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ngày một tăng, cần phải dành một quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:
+ Đất các công trình kinh doanh, thương mại và dịch vụ
Hiện tại, xã chưa có chợ. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội, dự kiến quy hoạch chợ diện tích khoảng 1,5 ha, đồng thời cần có kế hoạch nâng cấp, mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn.
+ Đất trụ sở cơ quan
Hiện tại, trụ sở UBND xã đã xuống cấp cần phải xây dựng mới. Trong giai đoạn tới, dự kiến quy hoạch tại Pom Mường với diện tích 450 m2.
Về trụ sở hành chính các thôn, trong tương lai cần phải có để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thôn. Đây đồng thời cũng là trung tâm văn hoá, là nơi hội họp, trao đổi thông tin của thôn. Dự kiến mỗi thôn sẽ quy hoạch một địa điểm, diện tích là 100m2/thôn, lấy từ đất nông nghiệp.
+ Đất cơ sở y tế
Hiện trên địa bàn xã có 1 trạm y tế xã chiếm diện tích 0,068 ha. Trong giai đoạn tới sẽ không cần phải mở rộng thêm nữa. Cần chú ý vào việc đầu tư trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Bên cạnh đó, dự kiến xây dựng nhà làm việc cho cán bộ y tế với 2 phòng, diện tích 60m2.
+ Đất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Hiện tại, diện tích trường trung học cơ sở, tiểu học đáp ứng được yêu cầu về đất cho học sinh trong cả giai đoạn sắp tới nên không phải mở rộng thêm. Tuy nhiên, các trường cần được nâng cấp, kiên cố hoá hai tầng.
+Đất cho sự nghiệp thể dục thể thao
Trong giai đoạn tới, để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hoá, thể thao, dự kiến quy hoạch một sân vận động, diện tích 1,5 ha (Phiêng Lanh). Đồng thời, xã cần có
kế hoạch phát triển khu thể thao gắn với trụ sở bản, đáp ứng yêu cầu về thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ nhân dân, dự kiến diện tích tăng thêm 0,5 ha.
+ Đất cho các công trình xây dựng khác
Dự kiến sẽ quy hoạch một nhà văn hoá xã, diện tích 100m2, một bãi rác diện tích 0,56 ha, một đài tưởng niệm diện tích 100m2, dự kiến lấy vào đất nông nghiệp.
Về hệ thống điện lưới: dự kiến kéo 15,2 km đường dây điện hạ thế, dự kiến vốn đầu tư trên 1,5 tỷ đồng.
Về cung cấp nước sạch, dự kiến xây dựng thêm 4 công trình với 7000 m đường ống, cung cấp nước sạch cho 105 hộ, vốn đầu tư 350 triệu đồng.
Tóm lại, diện tích đất xây dựng của xã Mường Giàng đến năm 2016 dự kiến là 7,3 ha, tăng 4,5 ha so với năm 2006, lấy từ đất nông nghiệp thuộc đất trồng cây lâu năm.
* Quy hoạch đất giao thông
Giao thông là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế. Với phương châm ngăn chặn sự xuống cấp của các tuyến tỉnh lộ và các tuyến đường hiện có, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng, hệ thống giao thông trong xã cần nâng cấp, cải tạo như sau:
+Hệ thống đường tỉnh lộ
Đường tỉnh lộ 108, 279 tiếp tục duy tu bảo dưỡng và nâng cấp đường đảm bảo giao thông đi đến tỉnh và sang Than Uyên tỉnh Lai Châu
+ Hệ thống đường liên xã
- Đường liên xã Mường Giàng - Chiêng ơn dự kiến nâng cấp nền đường 7,5 m, hành lang bảo vệ mỗi bên 3- 4 m, đáp ứng tốt yêu cầu của xã, đảm bảo mối giao lưu với các xã trong vùng.
+Hệ thống đường liên thôn
Trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2016 tiếp tục sửa chữa duy tu và nâng cấp giải cấp phối để thận tiện cho việc vận chuyển nông sản đi bán và chao đổi hàng hoá với tổng chiều dài là 7,5 km.
* Quy hoạch đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
Để vừa quản lý và khai thác tốt nguồn tài nguyên nước ( kể cả nước mặt và nước ngầm ) đạt hiệu quả cao, vừa tiết kiệm đất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, trong những năm tới dự kiến quy hoạch chủ yếu là duy tu và kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi hiện có các công trình sau:
- Đập Pom Bẻ diện tích tưới 67 ha, và kênh dẫn từ Pom Bẻ đến Gia Lan dài 3.000 m.
Dự tính đến năm 2016, dự kiến diện tích đất thuỷ lợi xã Mường Giàng vẫn giữ nguyên là 10, 36 ha.
* Quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa
Cơ sở xác định diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa được căn cứ vào dự báo dân số và số người chết trong thời kỳ quy hoạch, trên hiện trạng sử dụng đất nghĩa địa và phong tục tập quán chôn cất ở địa phương chủ yếu được trôn cất thuộc các khu rừng do vây hiện tại đất nghĩ địa vẫ còn đủ lớn để nhân dân mai táng người chết.. Ước tính tỷ lệ chết trung bình hàng năm 0,04 - 0,05 % năm thì đến năm 2016 30,3 ha hiện tại vẫn đủ.
Tóm lại, đến năm 2016, tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã Mường Giàng là 150,28 ha, tăng 35,82 ha so với năm 2006, số diện tích này được chuển từ đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm của đất nông nghiệp.
3.3.2.5. Đất chưa sử dụng
Với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng đất chưa sử dụng trong thời kỳ quy hoạch để đưa vào sản xuất lâm - nông nghiệp và các mục đích khác. Dự kiến đến năm 2016 còn 1057,38 ha đất chưa sử dụng. Như vậy sẽ đưa vào sử dụng 630 ha. Chu chuyển theo các mục đích như sau:
+ Đất đồi núi chưa sử dụng giảm 630 ha chuyển vào mục đích sử dụng đó là tồng rừng sản xuất 450 ha và 180 ha được chuyển vào sử dungj trồng cỏ hoặc bãi chăn thả gia súc. Đến năm 2015, diện tích còn lại là 300,48 ha.
+ Đối với 756,9 ha núi đá không có cây rừng cần phải được khoanh nuôi bảo vệ để tự phục hồi lại rừng.
Bảng 3.9. So sánh diện tích cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch TT Loại đất Hiện trạng (ha) Quy hoạch (ha) So sánh Tăng (+) Giảm (-) (ha) % tăng I Đất nông nghiệp 3658,26 4252,44 594,18 16,24
1 Đất sản xuất nông nghiệp 502,8 646,98 144,18 28,67
a Đất trồng cây hàng năm 436,7 590,7 154 35,26
- Đất ruộng lúa 110 110 0
- Đất trồng cỏ chăn nuôi 180 180 100
- Đất trồng cây hàng năm khác 326,7 300,7 -26
b Đất trồng cây lâu năm 66,1 56,28 -9,82
2 Đất lâm nghiệp 3151,26 3601,26 450 14,28 a Rừng tự nhiên 3011,86 3011,86 0 - Rừng sản xuất 330,98 330,98 0 - Rừng phòng hộ 2680,88 2680,88 0 b Rừng trồng 139,4 589,4 450 - Rừng sản xuất 450 450 100 - Rừng phòng hộ 139,4 139,4 0 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,2 4,2 0
II Đất phi nông nghiệp 114,46 150,28 35,82 31,29
1 Đất ở 24,2 55,52 31,32 129
2 Đất chuyên dùng 49,6 54,1 4,5 0,9
3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 30,3 30,3 0
4 Sông suối và mặt nước 10,36 10,36 0
III Đất chưa sử dụng 1687,38 1057,38 -630
1 Đất bằng 0
2 Đất đồi núi 930,48 300,4 -630,08
3 Núi đá không có rừng cây 756,9 756,9 0