Giai đoạn 2012 2016: Giảm 315 ha, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng Diện tích các loại đất chưa sử dụng còn lại không thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 67 - 70)

dụng. Diện tích các loại đất chưa sử dụng còn lại không thay đổi.

3.4.4. Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế cho sản xuất lâm - nông nghiệp

3.4.4.1. Tổng vốn đầu tư * Nhu cầu về vốn

Nhu cầu vốn đầu tư được dựa vào khối lượng của các hạng mục đầu tư và suất đầu tư tương ứng với thời gian của một chu kỳ sản xuất kinh doanh là 10 năm:

- Đầu tư cho trồng rừng sản xuất mới được tính bằng suất đầu tư bình quân là 2.960.000 đồng/ha, chăm sóc 3 năm tiếp theo (năm thứ 2, 3 và 4) bình quân là 967.000/ ha/ năm...

Căn cứ vào các bảng 3-3, 3- 4, 3.-2, 3-10 các suất đầu tư, tính toán hiệu quả ở các phụ biểu để tổng đầu tư cho phương án quy hoạch phát triển lâm - nông nghiệp của xã Mường Giàng trong vòng 1 chu kỳ (10 năm ) được thể hiện trong phụ biểu 15 và được tổng hợp như sau:

Tổng nhu cầu đầu tư cho xã Mường Giàng là 51.514.373.890 đồng, trong đó hoạt động lâm nghiệp cần 3.388.054.050 đồng, chiếm 4% tổng vốn đầu tư; đầu tư cho nông nghiệp là 48.126.319.840 đồng, chiếm 96%, chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi tuy nhiên hiện tại nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi nhân dân đã có khả năng tự đầu tư giống hiệntại nhân dân chỉ cần hỗ trợ vôn dầu tư trồng cỏ cho 180 ha là 4,05 tỷ còn 16, 83 tỷ tiền giống nhân dân tự đầu tư chăn nuôi.

* Nguồn vốn

- Đầu tư cho trồng rừng phòng hộ, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng lấy từ Dự án 661.

- Đầu tư cho trồng rừng sản xuất vay từ nguồn vốn Dự án trồng rừng kinh tế của tỉnh.

- Đầu tư cho cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, chăn nuôi chủ yếu huy động trong nhân dân.

3.4.6.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế

Hiệu quả đầu tư của các mô hình canh tác được tính chi tiết trong mục 3..2.3 để làm cơ sở cho quy hoạch khối lượng các hoạt động sản xuất. Kết quả phân tích cho thấy rằng các hình thức sản xuất chăn nuôi, mô hình trồng cây dài ngày như cây ăn quả đòi hỏi có đầu tư cao, cho thu nhập chậm nhưng hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với những hộ gia đình có tiềm năng phát triển khá, canh tác cây ngắn ngày thường có đầu tư bằng tiền mặt thấp, chủ yếu là công lao động, có thu nhập ngay từ những năm đầu nên rất phù hợp với các hộ gia đình có tiềm năng phát triển trung bình, kém.

Bảng 3.11. Hiệu quả sản xuất lâm - nông nghiệp sau 1 chu kỳ sản xuất (10 năm)

Hạng mục Diện tích(ha) Thu nhập ròng (NPV)

I. Lâm nghiêp 17.337.425.719 1. Rừng tự nhiên 3.011,86 6.159.720.538 2. Rừng trồng 589,4 11.177.705.181 II.nông nghiệp 38.531.501.398 1. Lúa 110 540.100.000 2. Màu 300,7 2.497.102.960

3. Cây ăn quả 56,28 427.229.978

4. Chăn nuôi 180 35.067.068.460

Tổng thu nhập 52.404.494.179

3.5. Nhóm các giải pháp hỗ trợ

3.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất cũng như làm rõ và đơn giản hóa thủ tục để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình. Nghiêm cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đối với rừng tự nhiên.

- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và áp dụng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp tiến bộ, vừa phát triển lâm sản hàng hóa, vừa đảm bảo lương thực, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống nhân dân trong xã.

- Khuyến khích các hộ nông dân phát triển các mô hình vườn rừng, trại rừng theo hình thức trang trại mẫu RVAC. Thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm rộng rãi tới người nông dân.

- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản, các tổ chức đoàn thể và hộ gia đình, lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tư trong sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất lâm nghiệp.

3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý

- Cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ xã, thôn bản thông qua con đường đào tạo ( ngắn hạn, dài hạn), tập huấn, tham quan các mô hình mẫu...

- Xây dựng các quy ước, hương ước thôn bản về: bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ rừng và chăn thả gia súc.

- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện kế hoạch, định kỳ tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân.

3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Trong chương trình phát triển nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của cả nước ta, thì chương trình phát triển lâm - nông nghiệp, kinh tế - xã hội nông thôn miền núi đòi hỏi vốn đầu tư cực kỳ tốn kém và hầu như các vấn đề đặt ra đều rất cấp bách. Giải pháp lâu dài vẫn phải thực hiện theo phương châm cơ bản là: Nhân dân làm là chính với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước, khơi dậy và bồi dưỡng mọi nguồn lực nội sinh để tự đầu tư phát triển, không ỷ lại trông chờ vào nhà nước.

- Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư hỗ trợ cho thực hiện các công việc như sau: + Xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối .

+ Hỗ trợ một phần cho việc làm đường giao thông cấp xã, thôn. + Xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo.

+ Hỗ trợ vốn và giống cây con cho nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang ở cơ sở để trồng rừng và trồng cây phân tán.

+ Định canh, định cư, ổn định dân biên giới và di dân tự do.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đặc biệt các nguồn vốn ngân sách, vốn huy động từ nhân dân và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng như giảm lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu từ 0-5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)