Nhu cầu về đất ở: Theo điều tra tính toán hiện tại số hộ gia đình của thôn Pom Mường là 0.4ha/hộ trong thời gian tới có khoảng 7-10 hộ gia đình có nhu cầu tách ra ở riêng. Do vậy cần quy hoạch thêm diện tích đất ở để phục vụ nhu cầu cho nhân dân trong giai đoạn 10 năm tới.
- Các loại đất phục vụ mục đích công cộng của thôn như giao thông thuỷ lợi, hiện tại đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển của thôn trong giai đoạn 10 năm tới cần tích cực cải tạo nâng cấp để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân. Đất xây dựng cần tăng thêm để phục vụ việc xây dựng nhà trẻ của thôn. Để đáp ứng nhu cầu về sản xuất vật liệu xây dựng, cần quy hoạch thêm diện tích đất này trong giai đoạn tới.
3.6.5. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất cho thôn Pom Mường
Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu, quan điểm sử dụng đất nông lâm nghiệp của xã, cũng như tiềm năng đất đai, xu thế phát triển của thị trường sản phẩm và xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính người dân tại thôn Pom Mường. Phương án QHSDĐ tối ưu được xây dựng cụ thể như sau:
3.6.5.1. Quy hoạch phân bổ đất lâm nghiệp
- Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có. Tăng cường công tác khoanh nuôi súc tiến tái sinh, đẩy nhanh tốc độ hình thành rừng. Phấn đấu cuối kỳ quy hoạch rừng được phục hồi 100% diện tích.
- Bảo vệ và kinh doanh có hiệu quả diện tích đất rừng sản xuất hiện có là 59,2 ha. Tiến hành trồng mới trên diện tích đất trống 30 ha.
Như vậy đất lâm nghiệp trong giai đoạn quy hoạch với tổng diện tích là: 265 ha.
3.6.5.2. Quy hoạch phân bổ đất sản xuất nông nghiệp
- Bảo vệ và cải tạo nâng cao chất lượng các loại đất sản xuất nông nghiệp hiện có.
- Cải tạo và đưa vào sử dụng 20 ha đất đồi núi chưa sử dụng vào để quy hoạch trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.
- Chuyển 1,67 ha đất trồng cây hàng năm để đáp ứng nhu cầu đất ở, sân vận động, giao thông.
Như vậy đất sản xuất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch tới sẽ là 58,32 ha.
3.6.5.3. Quy hoạch phân bỏ đất phi nông nghiệp
- Đất ở theo như tính toán về nhu cầy đất ở trong giai đoạn tới thôn sẽ có khoảng 10 hộ gia đình cần chỗ ở mới vậy diện tích đất ở giành cho các hộ này là 0,04 ha. Diện tích đất này được lấy từ diện tích vườn tạp.
Như vậy đất phi nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch tới có tổng diện tích là 14,46 ha.
- Đất nghĩa địa hiện tại là 1,02 ha quy hoạch thêm 300 m2là 1,05.
3.6.5.4. Quy hoạch phân bổ đất chưa sử dụng
Trong thời gian tới sẽ đưa toàn hộ các loại đất chưa sử dụng vào cải tạo và canh tác lâm nông nghiệp và các mục đích khác. Nhằm tận dụng tối đa tiềm năng đất đai của thôn.
Bảng 3.14. Biểu quy hoạch sử dụng đất thôn Pom Mường
TT Chỉ tiêu Mã Hiện trạng Quy hoạch Tăng giảm % Tổng 348,35 348,35 100 1 Đất nông nghiệp NNP 275,65 323,65 48 79,13
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 40,32 58,32 18 11,57 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 29,12 47,12 18 8,36
- Đất trồng lúa LUA 22,6 22,6 0 6,49
- Đất trồng cỏ chăn nuôi CN 0 20 20 0,00
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 11,2 11,2 0 3,22 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 235 265 30 67,46 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 59,2 89,2 30 16,99 - Đât có rừng trồng sản xuất RST 59,2 89,2 30 16,99 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 175,8 175,8 0 50,47 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 130 130 0 37,32 1.2.2.2 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng PH RPK 45,8 45,8 0 13,15
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0,33 0,33 0 0,09
2 Đất phi nông nghiệp PNN 12,46 14,46 2 3,58
2.1 Đất ở ÔTC 1,5 2,25 0,75 0,43
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1,5 2,25 0,75 0,43
2.2 Đất chuyên dùng CDG 6,44 7,66 1,22 1,85
2.2.1 Đất giao thông DGT 2,98 3,2 0,22 0,86
2.2.2 Đất thuỷ lợi DTL 3,46 3,46 0 0,99
2.2.3 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0 1 1 0,00
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,02 1,05 0,03 0,29
2.4 Sông suối SMN 3,5 3,5 0 1,00
3 Đất chưa sử dụng CSD 60,24 10,24 -50 17,29
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0 0,00
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 60,24 10,24 -50 17,29
3.6.6. Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm - nông nghiệp và lựa chọn câytrồng vật nuôi cho thôn Pom Mường trồng vật nuôi cho thôn Pom Mường
- Sau khi tiến hành phân bổ và quy hoạch đất đai trong thôn, nhân dân trong thôn cùng với cán bộ chuyên môn của xã, huyện tiến hành họp thôn thống nhất tìm ra các biện pháp sản xuất lâm nông nghiệp phù hợp nhất cho mình, nhân dân trong thôn thống nhất trong việc lựa chọn các mô hình canh tác lâm nông nghiệp, cây trồng vật nuôi phù hợp hiệu quả kinh tế và môi trường cao nhất. Các biện pháp sản xuất lâm nghiệp phải tuân thủ những quy định và những nguyên tắc chung của nhà nước và địa phương, tuy nhiên cũng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tâm tư nguyện vọng, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.
- Phương châm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của cán bộ và nhân dân địa phương là: Bố trí xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng tận dụng tối đa và tiết kiệm diện tích canh tác hiện có, thâm canh cây trồng đồng thời chú ý về công tác cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Bố trí cơ cấu cây trồng đơn giản có hiệu quả. Đầu tư dài hạn cho những loài cây lâm nông nghiệp chi hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.
3.6.6.1. Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp, lựa chọn cây trồng lâm nghiệp có sự tham gia
A. Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp - Khoanh nuôi bảo vệ rừng:
Thực hiện tốt công tác khoanh nuôi diện tích rừng non đang phục hồi trên núi đá vôi, phấn đấu cùng với các thôn trong xã bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng hiện có, thành lập các tổ đội phòng chống cháy rừng và ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, xây dựng các quy ước thôn bản về quản lý bảo vệ rừng.
- Trồng rừng:
Tiến hành trồng rừng trên diện tích đất trống 25,80 ha đã được quy hoạch. Các hộ gia đình cần tiến hành quản lý bảo vệ tốt và kinh doanh có hiệu quả, đúng quy trình kỹ thuật về các khâu trồng, chăm sóc, khai thác, làm đường, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng khai thác rừng trồng bừa bãi. Việc khai thác sản phẩm phụ, củi trên rừng phòng hộ phải tuân thủ theo quy định của nhà nước.
B. Lựa chọn cây trồng lâm nghiệp có sự tham gia( Biểu 01- Phu biểu)
- Chỉ tiêu: Chọn những loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác của địa phương, dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, trồng chịu tốt với sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch và khả năng cải tạo đất tốt, đồng thời thị trường tiêu thụ đẽ dàng.
- Loài cây: Keo lai, Tếch, Lát hoa. Thông mã vĩ, Trẩu, Trám, Bạch đàn. - Kết quả thứ tự ưu tiên: Keo lai, Tếch và Lát hoa.
Như vậy theo kết quả lựa chọn của người dân thì cây Keo lai được ưu tiên lựa chọn đầu tiên, tiếp theo là cây Tếch. Xét về các mặt thì cây Keo lai là phù hợp và cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Măng Bát độ là loài cây mới được gây trồng tại thôn trong một vài năm gần đây, chủ yếu được trồng thử nghiệm ở vườn nhà của một số hộ tuy nhiên cho thấy loài cây này phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực sinh
trưởng phát triển nhanh và bắt đầu có thu hoạch. Trong thời gian tới cần phát huy nhân rộng mô hình này.
3.6.6.2. Quy hoạch các biện pháp sản xuất Lâm nghiệp, lựa chọn cây trồng Nông nghiệp có sự tham gia
A. Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông nghiệp
Với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 58,32 ha được quy hoạch để phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm các biện pháp sản xuất cụ thể là:
- Đất chuyên trồng lúa nước là 22,6 ha, trong đó gồm 20,1 ha ruộng 2 vụ và 2,5 ha ruộng 1 vụ. Cần bố trí thâm canh tăng năng suất chọn giống cây trồng có năng suất cao, thường xuyên cải tạo đất, giữ độ phì cho đất.
- Đất trồng màu: Được quy hoạch là 4,52 ha, cần bố trí lựa chọn xen canh gối vụ các loại hoa quả màu cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định thị trường tiêu thụ.
- Đất trồng cây lâu năm: Thôn không có diện tích tập trung trồng cây cây ăn quả, cây lâu năm. Dân trong thôn chủ yếu gây trồng các loại cây ăn quả lâu năm rải rác ở diện tích vườn tạp của các hộ gia đình do không được chăm sóc tốt nên sản lượng quả đạt thấp. Ngoài ra vườn tạp còn gây trồng các loại rau đậu, sả, ớt..tương đối đa dạng các loại sản phẩm nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Do vậy cần cải tạo trồng tập trung măng Bát Độ do hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.
B. Lựa chọn cây trồng nông nghiệp có sự tham gia
- Đối với cây lương thực:
Bảng 3.15. Kết quả phân loại lựa chọn cây lúa có sự tham gia
STT Chỉ tiêu Giống (tính cho 1 ha)
Sán Ưu CR203 Khang dân
1 Thu nhập 15.510.000 14.760.000 14.007.000
2 Chi phí 10.600.000 9.611.000 9.630.000
3 Lợi nhuận 4.910.000 5.149.000 4.377.000
Thông qua kết quả phân loại của người dân trong thôn với các giống lúa đang được gây trồng. Thứ tự được ưu tiên lựa chọn là giống lúa CR23. Vì giống lúa này phù hợp với điều kiện tự nhiên, dễ canh tác và cho năng suất cao.
+ Chỉ tiêu lựa chọn: Phù hợp đất đai, tính ổn định cao, chống chịu sâu bệnh, cải tạo đất, sản xuất địa trà, kỹ thuật đơn giản, dễ kiếm giống, đầu tư ít, thu nhập cao, dễ tiêu thụ.
+ Loài cây: Đậu tương, Ngô, Sắn, Lạc, Mía, Vừng, Khoai sọ. + Kết quả thư tự ưu tiên: Ngô, Sắn.
Thứ tự ưu tiên lựa chọn các cây hoa mầu của người dân địa phương là Sắn, Ngô, Dưa, Khoai. Thực tế đây là những loài cây được nhân dân trong vũng f gây trồng trong nhiều năm qua và đã cho hiệu quả kinh tế cao. Sắn, Ngô, vẫn là thế mạnh về hoa mầu cuat địa phương phục vụ cho chăn nươi và dễ dàng tiêu thụ ở thị trường. Trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư, về các khâu giống, kỹ thuật thâm canh để phát triển các loại cây này, Dưa hấu là loài cây được cũng gây trồng nhiều năm ở địa phương và cho thu nhập cao tuy nhiên cần đầu tư tương đối cao và phải nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc thì mới mang lại hiệu quả. Đối với cây mầu tuỳ theo tình hình thời tiết các năm để bố trí trồng các loại cây cho phù hợp.
- Đối với cây ăn quả:
+ Chỉ tiêu lựa chọn: Phù hợp đất đai, dễ trồng, dễ kíêm giống, ít sâu bệnh , đầu tư ít, thu nhập cao, dễ tiêu thụ, tính ổn định cao, bảo vệ đất tốt, kinh nghiệm sản xuất.
+ Loài cây: Cam, Quýt, Na, Vải, Lê, Hồng, Mơ, Mận, Nhãn.
+ Kết quả thư tự ưu tiên: Mận, Vải, Quýt. (cụ thể được thể hiện ở biểu 03 - phụ lục) Từ kết quả điều tra cho thấy loài cây ăn quả như Mận, Vải, Quýt được nhân dân trong thôn chọn lựa gây trồng. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, các loài cây này còn có ý nghĩa về các mặt cải tạo môi trường và cảnh quan cho thôn bản. Tuy nhiên, các loài cây ăn quả cũng đòi hỏi phải đầu tư chăm sóc, bảo vệ tốt và thường bị phá hoại bởi côn trùng và sâu bệnh. Mặt khác, giá cả thị trường sản phẩm cây ăn quả trong một vài năm gần đây cũng không ổn định. Do vậy người dân có xu hướng tập trung đầu tư gây trồng các loài cây lâm nghiệp hơn so với cây ăn quả.