Cơ sở thực tiễn và kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 30 - 35)

- Giải pháp về khoa học công nghệ Giải pháp về thị trường

3.1.2. Cơ sở thực tiễn và kinh tế

3.1.2.1. Cơ sở pháp lý

Trong công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề đổi mới công tác quản lý đất đai được đặt ra và đã có được những cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. Cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những chính sách gần đây của Chính phủ đều đề cao vai trò của hộ gia đình trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên đất đai, giảm bớt sự kiểm soát của Nhà nước, thay đổi vai trò của các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp Nhà nước một cách thích ứng. Động lực đằng sau những nỗ lực đó là sự cần thiết phải nâng cao sức sản xuất của đất và đảm bảo công tác quản lý đất

đai ngày càng tốt hơn. Sau đây là luật và hệ thống các chính sách, quy định chủ yếu có liên quan của nhà nước về sử dụng đất đai:

* Các chính sách về đất đai tác động đến hoạt động lâm - nông nghiệp - Luật đất đai sửa đổi năm 2003

- Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004

- Nghị định 2003 của thủ tướng chính phủ, hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ phát triển rừng

- Luật nuôi trồng năm 2005

- Nghị định 200 của thủ tuớng chính phủ về săp xếp đổi mới tổ chức Lâm trường quốc doanh

3.1.2.2. Cơ sở kinh tế của công tác quy hoạch phát triển lâm - nông nghiệp xã

* Hệ thống sản xuất nông nghiệp và xu hướng phát triển

Những chuyển biến trong canh tác nương rẫy

Canh tác nương rẫy được xác định là một phương thức truyền thống và phổ biến để đáp ứng nhu cầu lương thực. Do năng suất thấp và thời gian bỏ hoá ngắn của hệ thống nương rẫy đã tạo điều kiện cho người nông dân chuyển đổi từ dạng canh tác nương rẫy sang các loại hình quản lý đất kiểu khác nhau như lâm - nông kết hợp, một số kế tiếp tự nhiên đối với nương rẫy truyền thống. Đây là kết luận cơ bản đối với hệ canh tác nương rẫy truyền thống để xác định xu thế diễn biến của canh tác này như sau [10;11;44]

- Hoạt động canh tác nương rẫy tự do không còn do địa bàn canh tác có giới hạn, năng suất thấp.

- Chuyển từ dạng canh tác nương rẫy cố định sang loại hình kỹ thuật canh tác quản lý tổng hợp như: lâm - nông kết hợp, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, trồng cây lâu năm . . .

Sự chuyển biến trên là một cơ sở quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất và sản xuất lâm - nông nghiệp tại địa bàn xã Mường Giàng.

Vai trò và xu hướng của canh tác lúa nước

Trong toàn xã Mường Giàng diện tích đất lúa nước chiếm tỷ lệ rất thấp (2,03 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn xã). Sản lượng lương thực quy thóc là 250 kg

thóc/người. Như vậy, tình hình lương thực của xã hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, diện tích canh tác lúa nước hạn chế khó mở rộng, nhu cầu lương thực ngày càng tăng. Do đó, xã đã phải tiến hành quy hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đập, đào kênh, làm mương máng đưa diện tích canh tác từ 1 vụ thành 2 vụ, 2 vụ thành 3 vụ và đầu tư thâm canh để tăng năng suất.

Hệ thống vườn nhà, vườn rừng và xu hướng phát triển

Hệ thống vườn nhà, vườn rừng gắn liền với khu vực thổ cư, nương rẫy cố định với hệ thống cây ăn quả, cây công nghiệp , rau màu. Do điều kiện của xã, vườn nhà của các hộ gia đình chủ yếu là cây ăn quả. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là: hồng, mận, Xoài.

Hệ thống vườn nhà, vườn rừng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của hộ gia đình và ngày càng phát triển theo xu thế sau.

- Cải tạo vườn nhà thành vườn cây có quy hoạch trồng cây ăn quả, cây hoa màu phục vụ cho sinh hoạt, chăn nuôi và bán sản phẩm.

- Mở rộng diện tích vườn nhà, vườn rừng, thay thế dần sản xuất lương thực, thực phẩm sang cây ăn quả, cây công nghiệp bằng phương thức nông lâm kết hợp.

-áp dụng các mô hình SALT, RVACRu, VAC, RVAC.

Vườn nhà, vườn rừng phát triển theo xu hướng trên là một đối tượng cần được quy hoạch phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình .

Chăn nuôi và xu hướng phát triển

Chăn nuôi là một trong những hoạt động sản xuất quan trọng trong hệ thống nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, chăn nuôi mới dừng lại ở mức hộ gia đình góp phần vào sự ổn định kinh tế, phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng, sức kéo. Phần lớn chưa được coi là hoạt động sản xuất chủ đạo. Kết quả điều tra cho thấy các hộ nuôi từ 1 đến 2 con lợn, gà đủ sinh hoạt, mỗi hộ có từ 2 đến 3 con trâu hoặc bò .

Xã tuy có ưu thế về diện tích bãi chăn thả, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào nhưng có trở ngại về giống vật nuôi, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Xã cần quy hoạch khu vực bãi chăn thả, khu vực đồng cỏ phục vụ chăn nuôi tại địa phương.

* Hiện trạng tài nguyên rừng và xu hướng phát triển

Tiềm năng phát triển lâm nghiệp được xác nhận như là một điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế xã hội của xã. Diện tích đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp

là 4.081.74 ha chiếm 74.75,58 % diện tích tự nhiên, đất đai phù hợp với nhiều loài cây trồng, có điều kiện phát triển xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Đất lâm nghiệp có rừng là 3.151,26 ha. Đất chưa có rừng là 930.48 ha. Rừng trồng là 139,4 ha rừng trồng chủ yếu là Trẩu, Bạch đàn, Thông, Keo, . . . phần lớn rừng trồng hỗn giao. Một số diện tích trồng thuần loài Thông. Diện tích trồng Thông chủ yếu là mới trồng năm 1999 từ Dự án 661.

Từ những năm 1991, do cơ chế chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi nên đã khuyến khích người dân tích cực tham gia trồng rừng đặc biệt là công tác khoanh khoán bảo vệ rừng. Vì vậy diện tích rừng tăng nhanh cả về diện tích và chất lượng. Đồng thời công tác quản lý, bảo vệ được tăng cường. Do đó, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh phục hồi tạo điều kiện cho những cây quí hiếm đang tái sinh rất mạnh như: Nghiến, Dẻ, Đinh hương...

* Vấn đề giao khoán đất lâm - nông nghiệp và xu hướng trong thời gian tới

- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng (69,54%) đã được giao khoán cho hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ quản lý còn lại UBND xã quản lý 30,46%.

- Trong đó đã được giao khoán là 2.191,39 ha trong đó Ban quản lý rừng phòng hộ là 1.177,2 ha, hộ gia đình là 386,2 ha, giao cho cộng đồng và các tập thể là 1.014,19 ha, số còn lại UBND xã quản lý là 959,87 ha.

- Diện tích đồi núi chưa có rừng là 930,48 ha chiếm 22.79% đất có khả năng phát triển lâm nghiệp. Diện tích này chưa được giao quản lý.

Tóm lại: Hầu hết diện tích đất đai xã Mường Giàng đều có chủ sử dụng, trừ một số diện tích đất không có rừng chưa sử dụng hiện chưa được giao. Trong tương lai xã sẽ làm thủ tục đưa số diện tích còn lại có khả năng vào sử dụng.

Hiện tại, việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân dựa vào số nhân khẩu từng hộ, điều này chưa phù hợp vì hộ gia đình đông nhân khẩu nhưng ít lao động vẫn nhận được nhiều rừng và đất rừng dẫn đến hiệu quả sử dụng đất chưa cao. xu hướng rừng và đất rừng được giao dựa trên tính toán khả năng của gia đình và bảo đảm đời sống nghĩa là diện tích cần phải đủ để hộ gia đình có thể đảm bảo cuộc sống. Đây là một vấn đề cần được phân tích, cân đối nhu cầu đất đai và khả năng tài nguyên

xã để tổ chức sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, bãi chăn thả phục vụ chăn nuôi, cho xây dựng, giao thông.

3.1.2.3. Cơ sở kỹ thuật cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã

Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Kết quả điều tra cho thấy phân bố sử dụng đất lâm nghiệp của xã như sau:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 3.151,26 ha chiếm 77.2 % đất quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó:

+ Đất có rừng tự nhiên: 3.011.86 ha. + Rừng trồng: 139,4 ha.

- Đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 930.48 ha chiếm 22,8 %. Diện tích này chủ yếu là trạng thái Ia, Ib, Ic chưa được giao cho dân.

Công tác quản lý bảo vệ rừng

Đối tượng bảo vệ [5;46] là diện tích rừng tự nhiên hiện còn, rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh, diện tích rừng trồng đã có, rừng trồng sau khi hết 3 năm chăm sóc. . . Tổng diện tích quản lý là 139.4 ha. Vì phần lớn diện tích đã được giao cho dân do đó cần giúp đỡ hỗ trợ nông dân bằng các biện pháp chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật như trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng.

Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng

Đối tượng chính được đưa vào quy hoạch khoanh nuôi phục hồi rừng [72] là rừng ở trạng thái Ib, Ic và rừng phục hồi IIa, IIb. Tổng diện tích đã giao khoán cho các hộ gia đình, tổ chức, tập thể là 2.191,39 ha Giải pháp lâm sinh chủ yếu là xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung bằng những loài cây có giá trị kinh tế đa mục đích. Phần diện tích có thể giao khoán cho cộng đồng quản lý bảo vệ cần có thiết kế cụ thể, xây dựng quy ước, nội quy quản lý bảo vệ được thông qua xã và phê duyệt của huyện và ngành chuyên quản.

Trồng rừng:

Diện tích đất trống đồi núi trọc không có khả năng phục hồi tự nhiên (Ia, Ib) đất trống cây gỗ, cây bụi mọc rải rác không có khả năng tái sinh tự nhiên hoặc tái

sinh kém tập trung, gần các khu dân cư, gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ . . . được quy hoạch lại để trồng rừng [44].

- Phương thức trồng: Có thể trồng hỗn giao hoặc thuần loài.

- Phương pháp trồng: Có thể trồng bằng cây con có bầu như hồi, thông, keo, lát. Hoặc bằng cây con rễ trần như Tếch.

Đối với khu vực được quy hoạch trồng rừng với mục đích phòng hộ

Cần trồng rừng hỗn giao, nhiều tầng. Loài cây trồng cần duy trì và phát huy cây bản địa vốn sẵn có tại địa phương như Nghiến, lát, Vối thuốc . . . phương pháp làm đất cục bộ và trồng theo đám. Với diện tích rừng phòng hộ gần khu dân cư có thể phát triển sản xuất kết hợp phòng hộ để tăng thu nhập cho người dân .

Đối với trồng rừng sản xuất

Thực hiện theo đúng thiết kế, ưu tiên trồng hỗn giao, trồng cây đặc sản, trồng theo mô hình nông lâm kết hợp. Loài cây trồng là cây sinh trưởng phát triển nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, chi phí đầu tư thấp như: thông, keo, bạch đàn

Khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng

- Rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ do Nhà nước đầu tư được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa rừng khi rừng có mật độ lớn, cường độ chặt 20% để đảm bảo cây phát triển về chiều cao và đường kính, khi cây trồng chính đủ tiêu chuẩn khai thác, được phép khai thác chọn với cường độ khai thác không quá 20%. Sau khi khai thác phải thực hiện việc xúc tiến tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi bảo vệ và làm giàu rừng bằng các loài cây có giá trị hiện có tại địa phương như: lát, nghiến, giẻ, vối thuốc. . .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 30 - 35)