Tóm lại: Qua việc phân tích điều kiện tự nhiên của Mường Giàng cho thấy xã có điều kiện cho sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 38 - 39)

- Giải pháp về khoa học công nghệ Giải pháp về thị trường

Tóm lại: Qua việc phân tích điều kiện tự nhiên của Mường Giàng cho thấy xã có điều kiện cho sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt

thấy xã có điều kiện cho sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là giao lưu, buôn bán các xã trong vùng và các địa phương lân cận.

Tuy nhiên Mường Giàng còn có những một số hạn chế nhất định như về cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng của khí hậu.

3.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn

*Thực trạng phát triển kinh tế

Nền kinh tế xã Mường Giàng thuộc loại hình kinh tế truyền thống chủ yếu là lâm - nông nghiệp. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của cả vùng, nền kinh tế xã Mường Giàng đã có những bước phát triển đáng kể.

Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 - 7 %. Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đạt 1,9 triệu đồng/ năm, tăng khoảng 0,9 triệu so với năm 1997.Bình quân lương thực đầu người năm 2005 đạt 260 kg/ người/ năm.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế cụ thể như sau:

-Trồng trọt

Tổng diện tích đất canh tác xã Mường Giàng năm 2005 là 502,8 ha, chiếm 9,2% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng ngô, sắn... và nương rẫy gấp 3 lần diện tích đất trồng lúa.

Với việc thực hiện cơ chế mới và giao đất ổn định, lâu dài nên năng suất lúa tăng từ 40 tạ/ ha năm 2000 lên 50 tạ/ ha năm 2005 với lúa xuân và từ 25 tạ lên 33 tạ/ ha với lúa mùa.

Cây ngô tiếp tục được duy trì với diện tích 95,5 ha, trồng nhiều vào vụ xuân, năng suất bình quân 75 tạ/ ha.

Một số cây trồng khác như đỗ tương, bông nhìn chung vẫn có sự ổn định, đáp ứng được nhu cầu và một phần cho thị trường.

Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 đạt 681,5 tấn, trong đó thóc là 343 tấn tăng 80 tấn so với năm 2000. Bình quân lương thực đạt 180 kg/ người/ năm, tăng 7 kg so với năm 2000.

Cây ăn quả trên địa bàn xã gồm rất nhiều loại như mận, quýt, hồng, vải. Các cây công nghiệp là bông chủ yếu đáp ứng yêu cầu tại chỗ.

Như vậy, so với các năm trước, ngành trồng trọt có sự tăng trưởng khá, đồng thời có sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đóng góp phần tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

- Chăn nuôi

Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng có sự tăng trưởng đáng kể.

Tổng đàn trâu, bò năm 2005 có 2.500 con, chủ yếu để kéo cày và lấy thịt. Tổng đàn Dê đạt 3.000 con, tăng 500 con so với năm 2000. Phát triển đàn Dê chủ yếu là để sử dụng làm thực phẩm và trao đổi hàng hoá tiêu dùng.

Tổng đàn Lợn đạt 1.600 con chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm.

Tổng đàn gia cầm lên tới 11.600 con, phát triển chậm theo hướng tự cung tự cấp là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 38 - 39)