Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 35 - 38)

- Giải pháp về khoa học công nghệ Giải pháp về thị trường

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

3.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

*Vị trí địa lý, hành chính

Mường Giàng là một xã thuộc huyện Quỳnh Nhai, cách trung tâm huyện lỵ 30km, cách trung tâm tỉnh lỵ 60 km. Với diện tích đất tự nhiên là 5.460,1 ha.

- Phía nam giáp huyện Thuận Châu - Phía đông giáp xã Chiềng Bằng - Phía tây giáp xã Phỏng Lái

Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 108 chạy dọc xã, quóc lộ 279 đi thẳng sang Than Uyên tỉnh Lai Châu nên việc đi lại giao lưu với bên ngoài có nhiều thuận lợi .

*Địa hình, địa thế

Địa hình xã Mường Giàng có hướng dốc về nội địa ( bắc - nam ), ít phức tạp, độ cao trung bình là 780 m so với mực nước biển, tương đối thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nơi cao nhất là 1000m .

Kết quả phân cấp độ dốc xã Mường Giàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả phân cấp độ dốc xã Mường Giàng

STT Cấp độ dốc Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)

1 Cấp I, II: <250 501,35 9,18

2 Cấp III, IV: >250- 450 3.353,2 61,41

3 Cấp V: > 450 1.605,55 29,41

4 Tổng 5.460,1 100,00

Từ kết quả phân cấp độ dốc cho thấy 90% diện tích tự nhiên của xã có độ dốc trên 250, diện tích có độ dốc nhỏ hơn 250chiếm khoảng 10% tổng diện tích.

* Thổ nhưỡng

Đất đai toàn xã chủ yếu là đất feralít với nhiều nhóm phụ, một phần đất phù sa ngoài suối, cụ thể ở bảng sau :

Bảng 3.3. Thống kê các loại đất xã Mường Giàng

TT Tên đất Diện tích (ha) Tỷlệ (%)

1 Đất feralít điển hình đỏ vàng trên đá Phiến thạch 425,11 7,78 2 Đất feralít trên núi vàng trên đá vôi. 4.673,292 85,58 3 Đất feralít biến đổi do trồng lúa 112,458 2

4 Đất thung lũng 152,5 2,8

5 Đất phù sa ven sông, suối 96,74 1,84

Từ bảng 3.3 cho thấy tài nguyên đất xã Mường Giàng khá đa dạng, có nhiều loại, đây là tiềm năng cho phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp.

* Khí hậu

Mường Giàng là một xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới nên nhìn chung mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1260 mm, tập trung chủ yếu vào các từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, nhưng phân bố không đều, tập trung vào khoảng tháng 5 đến tháng 8, chiếm tới 70 % lượng mưa.

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 79 %, cao nhất là 87 % tập trung vào các tháng 3 và 4 và thấp nhất là 67 % tập trung vào tháng 2.

Về chế độ gió: Mường Giàng chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 và gió mùa Tây nam từ tháng 1 đến tháng 3. Ngoài ra, hàng năm vào mùa đông ( khoảng tháng 12 đến tháng 1 ) có xuất hiện sương muối gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng và sản xuất lâm - nông nghiệp nói chung.

*Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn xã chịu ảnh hưởng của hệ thống các con suối nhỏ chảy qua xã như sông Đà chỉ có tác dụng là mạng lưới giao thông thuỷ tuy nhiên chưa được phát triển, suối Giàng. Đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất chính của xã. Nó đã đáp ứng được yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết và địa hình và việc khai thác rừng bừa bãi của những năm trước đây nên vào mùa khô đôi khi vẫn xảy ra hiện tượng thiếu nước cho sản xuất.

Về nguồn nước ngầm, đang được khoan thăm dò nhưng qua thực tế cho thấy xã có khả năng khai thác nước ngầm, tuy nhiên đòi hỏi lượng đầu tư lớn. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là trữ nước trong mùa mưa bằng cách xây dựng đập chứa nước, tăng cường phát triển vốn rừng đặc biệt là các khu rừng phòng hộ đầu nguồn nước để đủ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

*Tài nguyên rừng

- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện tại của Mường Giàng là 3.151,26 ha, chiếm 57.71 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 3.011,86 ha, chủ yếu là rừng tái sinh, chiếm 52,97% tổng diện tích đất lâm nghiệp; rừng trồng là 139,4 ha, chiếm tổng diện tích đất lâm nghiệp 4,4,% . Cây trồng chủ yếu là thông, trẩu, bạch đàn, keo.

- Động vật: Trước đây rừng của xã Mường Giàng cũng là nơi có nhiềuchim thú quý hiếm như gấu, Sơn Dương, Nai, Hoẵng, tê tê, lợn rừng, nhím chim thú quý hiếm như gấu, Sơn Dương, Nai, Hoẵng, tê tê, lợn rừng, nhím một số loài trong bộ linh trưởng... Nhưng do rừng bị tàn phá nặng nề, nạn săn động vật bắt bừa bãi nên số lượng còn lại không đáng kể, nhiều loại thú quý hiếm đã biến mất như gấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)