Những thuận lợi và thách thức trong phát triển lâm nông nghiệp ở xã Mường Giàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 46 - 47)

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ

3.2.3. Những thuận lợi và thách thức trong phát triển lâm nông nghiệp ở xã Mường Giàng

Mường Giàng

* Những thuận lợi

Qua phân tích đánh giá chúng tôi nhận thấy xã Mường Giàng có những thuận lợi cơ bản sau đây:

- Vị trí địa lý, giao thông: Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 279 chạy dọc xã đi sang Than Uyên tỉnh Lai Châu, tỉnh lộ 108 trong điều kiện vị trí địa lý và giao thông thuận tiện nên có nhiều lợi thế trong phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp, đẩy mạnh ngành nghề và giao lưu trao đổi hàng hoá lâm - nông sản.

- Về đất đai, tài nguyên:

+ Có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, đất đai mầu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, có điều kiện xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất, như thông, keo, bạch đàn.

+ Có khả năng phát triển nông nghiệp như ruộng 3 vụ, cây hoa màu, trồng các loại cây có giá trị kinh tế bằng chính tiềm năng đất đai, khí hậu phù hợp với các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản.

- Về tiềm năng lao động và con người: Nguồn lao động dồi dào, người Thái, Mông sinh sống ở đây có tính cộng đồng cao, có kinh nghiệm truyền thống. Bước đầu họ đã lựa chọn được một số loại cây trồng, đó là tiền đề quan trọng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai.

* Những tồn tại và thách thức

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, trong quá trình vận động đi lên xã Mường Giàng còn một số tồn tại và thách thức sau:

- Tính đa dạng của các loại đất và thực vật, sự phức tạp của khí hậu tạo nên khó khăn cho quy hoạch phát triển. Đòi hỏi phải có nghiên cứu kỹ, tỉ mỉ đặc thù từng khu vực. Diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tích rừng còn trữ lượng còn quá ít, chất lượng thấp. Diện tích đất trống, đồi trọc nhiều đó là khó khăn và thách thức đối với sản xuất lâm - nông nghiệp.

- Là một xã miền núi, dân tộc chủ yếu là Thái, Mông, Xá sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, lao động kỹ thuật còn hạn chế nên việc tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất khó khăn.

- Nền kinh tế vẫn mang nặng tính tự cung, tự cấp, tốc độ chuyển dịch chậm. Cơ sở hạ tầng xuống cấp, chưa phát huy được lợi thế của xã.

- Hiện tại, tỉ lệ tăng dân số là 1,8 % trong khi đó quỹ đất không thay đổi. Để giải quyết vấn đề này cần phải có những giải pháp phù hợp về đất đai, đảm bảo sự phát triển chung của toàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp xã mường giàng quỳnh nhai sơn la (Trang 46 - 47)