Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 49 - 50)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

3.2.1. Dân cư và nguồn lao động

3.2.1.1. Hiện trạng và cơ cấu dân số

Huyện Nam Đơng có 2 dân tộc chính là người Kinh và Ka Tu. Trong đó người Kinh chiếm 55,9% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng dân số năm 2012: 24.603 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 16,8 %0.

 Số nữ của huyện: 12.001 người chiếm tỷ lệ 48,8% dân số; số nam: 12.602 người chiếm 51,2% dân số của huyện.

 Dân số nông thôn của huyện: 21.072 người chiếm tỷ lệ 85,7% dân số, thành thị: là 3.531 người chiếm tỷ lệ 14,3% dân số của huyện.

 Mật độ dân số trung bình của huyện 37,98 người/km2

(2012), là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã; tập trung cao

nhất ở thị trấn Khe Tre với mật độ dân số 820,45 người/km2, xã Hương Hữu 262,66 người/km2, Hương Hoà 223,76 người/km2, Hương Giang 187,32 người/km2; một số xã có mật độ dân số thấp như: Thượng Lộ 11,52 người/km2, Thượng Quảng 12,75 người/km2, Thượng Nhật 18,36 người/km2

.

3.2.1.2. Lao động và việc làm

Năm 2012, số lao động của huyện là 13.553 người; trong đó số lao động tập trung chủ yếu ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 9.430 người, chiếm 70,6 %; cơng nghiệp - xây dựng: 2.121 người, chiếm 15,6%; cịn lại làm việc trong các ngành dịch vụ và các ngành khác.

Nhìn chung, lực lượng lao động trên địa bàn đa phần là lao động phổ thông, làm việc theo mùa vụ nên có nhiều thời gian nhàn rỗi, trình độ lao động cịn thấp.

3.2.2.3. Tình hình định canh, định cư

Cơng tác này giữ vị trí hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế miền núi, đặc biệt là trong chiến lược sử dụng đất đai, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế cho thấy nhờ thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội miền núi và các chương trình 135, 327... đã góp phần định cư các đồng bào dân tộc ít người ở miền núi huyện Nam Đông. Hiện các xã đã thực hiện công tác định cư theo qui hoạch. Đây là một thuận lợi cho việc áp dụng các mơ hình sử dụng đất đai, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế du canh du cư và góp phần phát triển kinh tế bền vững trên đất dốc, đồng thời góp phần bảo vệ vốn rừng phịng hộ đầu nguồn hiện có ở khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)