Tình hình sử dụng đất năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 45)

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 64.777,88 100,00

Trong đó:

1. Đất nơng nghiệp 59.440,42 91,76

- Đất sản xuất nông nghiệp 4.756,79 7,34

- Đất lâm nghiệp 54.624,12 84,32

- Đất nuôi trồng thủy sản 54,59 0.08

- Đất nông nghiệp khác 4,92 0,01

2. Đất phi nông nghiệp 2.081,24 3,21

- Đất chuyên dùng 429,10 0,66

- Đất ở 897,31 1,38

- Đất tơn giáo, tín ngưỡng 0,07 -

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 27,60 0.04

- Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 726,13 1,12

- Đất phi nông nghiệp khác 1,03 -

3. Đất chƣa sử dụng 3.256,22 5,02

- Đất bằng chưa sử dụng 353,01 0,54

- Đất đồi núi chưa sử dụng 2.903,21 4,48

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đông Đánh giá chung: tài nguyên đất của huyện khá đa dạng và thích hợp cho

phát triển nhiều loại cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày như cao su. Khả năng mở rộng đất nơng nghiệp hầu như khơng cịn. Địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc cao, nếu canh tác không đúng quy trình sẽ làm độ phì của đất bị

cạn kiệt, dẫn đến hiện tượng xói mịn đất chỉ cịn trơ sỏi đá. Vì vậy, trong quá trình canh tác, cũng như khi mở rộng diện tích đất nơng nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn phương thức canh tác và các chủng loại tập đoàn giống cây trồng sao cho bảo vệ được đất, chống lại sự xói mịn rửa trơi đất.

3.1.5.2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện tính đến năm 2010 có 54.624,12 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 16.811,06 ha, chiếm 30,78% tổng diện tích đất lâm nghiệp; diện tích đất rừng phịng hộ có 11.733,8 ha, chiếm 21,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng đặc dụng có 26.079,26 ha, chiếm 47,75% diện tích đất lâm nghiệp (gồm các diện tích thuộc Khu bảo tồn Sao La và vườn quốc gia Bạch Mã).

Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng huyện Nam Đơng

Tính đến 30/12/2011, tỷ lệ che phủ rừng của Nam Đơng là 80,03%. Tổng diện tích đất rừng được phân theo chủ quản lý như sau:

 Ban quản lý khu bảo tồn Sao La: 2.489,0 ha

 Vườn quốc gia Bạch Mã: 24.605,0 ha

 Huyện quản lý (hộ gia định, nhóm hộ, cộng đồng…): 22.573,0 ha Nam Đơng là huyện miền núi có địa hình đa dạng cùng với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nên thảm thực vật rừng rất phong phú, tăng trưởng nhanh, sinh khối lớn, nên có nhiều thuận lợi để phát triển ngành sản xuất lâm nghiệp. Rừng tự nhiên có những loại gỗ quý như: lim, gõ, kiền, v.v. và động vật hoang dã như sao la, gấu, nai, lợn rừng. Rừng tự nhiên sản xuất có 11.480,81 ha, song phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, trữ lượng gỗ thấp, chủ yếu là rừng nghèo, cần được khoanh ni tái sinh. Diện tích rừng trồng sản xuất hiện có 5.086,4 ha (chiếm 9,31% tổng diện tích đất lâm nghiệp), chủ yếu là keo và các loại cây bản địa. Một số diện tích đã bắt đầu được đưa vào khai thác, cho sản phẩm, hiệu quả khá.

Mặc dù rừng là thế mạnh, lợi thế của huyện (diện tích đất lâm nghiệp chiếm 84,32% diện tích tự nhiên), nhưng cũng có những khó khăn trong việc phát huy được thế mạnh về rừng tự nhiên trong những năm tới vì một số nguyên nhân cụ thể như:

 Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (chiếm đến 69,22% tổng diện tích đất lâm nghiệp), nên khơng được phép khai thác;

 Rừng sản xuất khó khai thác và chi phí cao do địa hình hiểm trở;

 Rừng nghèo, trữ lượng gỗ cịn thấp.

Vì vậy, để khai thác lợi thế về rừng của huyện, cần tăng nhanh diện tích rừng trồng trên các địa bàn thuận lợi.

3.1.5.3. Tài nguyên nước

Trên địa bàn huyện có nhiều sơng suối chảy qua. Đáng kể nhất là sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch, là những sông đầu nguồn của sông Hương. Tả Trạch là nhánh sơng chính của Sơng Hương bắt nguồn từ vùng núi

trung bình huyện Nam Đơng với độ cao tuyệt đối 900m. Sơng chính chảy theo hướng chung Nam Đơng Nam - Bắc Tây Bắc tới ngã ba Tuần thì hội nhập với sông Hữu Trạch để trở thành sông Hương. Thượng nguồn sơng Hữu Trạch bắt nguồn từ nơi có độ cao khoảng 500m ở vùng núi thấp phía Đơng A Lưới - Nam Đông, chảy theo hướng Nam Bắc cho đến Bình Điền, từ Bình Điền sơng đổi sang hướng Tây Nam - Đông Bắc và cuối cùng hội nhập với sông Tả Trạch ở ngã ba Tuần, nhập vào Sông Hương.

Do lượng mưa lớn trong năm, cùng với hệ thống sông suối tương đối dày, nên nguồn nước mặt khá dồi dào. Nguồn tài nguyên nước mặt của huyện được tích tụ chủ yếu trong các hồ chứa tự nhiên, nhân tạo và sông suối trên địa bàn. Sắp tới, khi các hồ thủy điện Thượng Nhật và Thượng Lộ được xây dựng và đưa vào tích nước, sử dụng, trữ lượng nước mặt sẽ tăng lên, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước mặt của huyện cũng được bổ sung từ nguồn nước của các hồ thủy lợi, chủ yếu là hồ Tả Trạch.

3.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có một số loại khống sản phi kim loại gồm: đá vôi, đá granit, đá pirit... với trữ lượng tương đối lớn. Trữ lượng đá vôi vào khoảng 500 triệu m3 và nằm ở vị trí thuận lợi (gần đường giao thơng) cho việc phát triển công nghiệp sản xuất xi măng và sản xuất đá xây dựng.

3.1.5.5. Tài nguyên văn hoá

Nam Đơng là huyện có những tài ngun thiên nhiên và giá trị văn hóa độc đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch như: các thác nước đẹp, lễ hội truyền thống và di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc (nhà Gươl của dân tộc Cà Tu).

Tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái, leo núi, ngoạn cảnh thác nước: thác Phướn, thác Mơ, thác Trượt (xã Hương Phú).

lễ hội đâm trâu, và di tích lịch sử kháng chiến như căn cứ địa của Tỉnh uỷ Thừa Thiên.

3.1.5.6. Môi trường, sinh thái

Nam Đơng nằm ở vị trí đầu nguồn sơng Tả Trạch và là thượng nguồn sơng Hương. Do đó, việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường thiên nhiên ở đây có vai trị cực kỳ quan trọng đối với các vùng hạ du.

Do hiện tại độ che phủ của rừng lớn và công nghiệp chưa phát triển, nên mơi trường sinh thái cịn trong sạch. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện tiềm ẩn những yếu tố có thể gây bất lợi cho mơi trường như khả năng lũ lớn, cường độ cao làm cho đất bị xói mịn, rửa trơi nhanh. Việc sử dụng các loại hoá chất như thuốc diệt sâu bọ, cỏ dại, phân hố học dễ gây ơ nhiễm nguồn nước có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường tại địa phương, cũng như các vùng hạ nguồn của các sông, suối chảy qua địa bàn huyện. Việc khai thác đá xây dựng, nếu khơng có biện pháp phịng chống bụi, sẽ là nguồn ơ nhiễm khơng khí.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

3.2.1. Dân cư và nguồn lao động

3.2.1.1. Hiện trạng và cơ cấu dân số

Huyện Nam Đơng có 2 dân tộc chính là người Kinh và Ka Tu. Trong đó người Kinh chiếm 55,9% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng dân số năm 2012: 24.603 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 16,8 %0.

 Số nữ của huyện: 12.001 người chiếm tỷ lệ 48,8% dân số; số nam: 12.602 người chiếm 51,2% dân số của huyện.

 Dân số nông thôn của huyện: 21.072 người chiếm tỷ lệ 85,7% dân số, thành thị: là 3.531 người chiếm tỷ lệ 14,3% dân số của huyện.

 Mật độ dân số trung bình của huyện 37,98 người/km2

(2012), là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã; tập trung cao

nhất ở thị trấn Khe Tre với mật độ dân số 820,45 người/km2, xã Hương Hữu 262,66 người/km2, Hương Hoà 223,76 người/km2, Hương Giang 187,32 người/km2; một số xã có mật độ dân số thấp như: Thượng Lộ 11,52 người/km2, Thượng Quảng 12,75 người/km2, Thượng Nhật 18,36 người/km2

.

3.2.1.2. Lao động và việc làm

Năm 2012, số lao động của huyện là 13.553 người; trong đó số lao động tập trung chủ yếu ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 9.430 người, chiếm 70,6 %; công nghiệp - xây dựng: 2.121 người, chiếm 15,6%; còn lại làm việc trong các ngành dịch vụ và các ngành khác.

Nhìn chung, lực lượng lao động trên địa bàn đa phần là lao động phổ thông, làm việc theo mùa vụ nên có nhiều thời gian nhàn rỗi, trình độ lao động cịn thấp.

3.2.2.3. Tình hình định canh, định cư

Cơng tác này giữ vị trí hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế miền núi, đặc biệt là trong chiến lược sử dụng đất đai, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế cho thấy nhờ thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội miền núi và các chương trình 135, 327... đã góp phần định cư các đồng bào dân tộc ít người ở miền núi huyện Nam Đông. Hiện các xã đã thực hiện công tác định cư theo qui hoạch. Đây là một thuận lợi cho việc áp dụng các mơ hình sử dụng đất đai, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế du canh du cư và góp phần phát triển kinh tế bền vững trên đất dốc, đồng thời góp phần bảo vệ vốn rừng phịng hộ đầu nguồn hiện có ở khu vực.

3.2.2. Hiện trạng phát triển kinh kế - xã hội

3.2.2.1. Nơng nghiệp:

Nền nơng nghiệp đã có những chuyển biến mới, phần lớn nơng dân đã nắm bắt được kỹ thuật và biết cách đầu tư thâm canh, chọn giống tốt có năng suất cao, có giá trị kinh tế để đưa vào sản xuất. Sản lượng lúa đạt 3393 tấn/

năm. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt 253.915 triệu đồng (theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế). Sản lượng nông nghiệp chủ yếu: cây sắn, lúa, ngô…

3.2.2.2. Lâm nghiệp:

Diện tích rừng tự nhiên toàn huyện là 44.494,8 ha, cơng tác trồng mới, chăm sóc, khoanh ni tái sinh và khoán bảo vệ rừng được thực hiện tốt. Năm 2012 trồng được 5.659 ha, trong đó: trồng rừng tập trung 90 ha, trồng cây phân tán là 50.000 cây, chăm sóc rừng 985 ha, tu bổ rừng 411 ha. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2012 đạt 79.651 triệu đồng (theo giá hiện hành).

3.2.2.3. Ngư nghiệp:

Việc đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích ni trồng, năm 2012 là 58,2 ha, cùng với sự quan tâm của Nhà nước, đã nâng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trong năm 2012 đạt 195 tấn, tăng 40 tấn so với năm 2008. Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành trong năm 2012 đạt 8.270 triệu đồng.

3.2.2.4. Công nghiệp – xây dựng

Các ngành nghề cơng nghiệp duy trì và phát triển. Tổng giá trị sản suất công nghiệp theo giá hiện hành của huyện trong năm 2012 đạt 304.780 triệu đồng, so với năm 2008 là 152.798 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 23.284 triệu đồng (2008) lên 99.109 triệu đồng năm 2012. Sản phẩm chủ yếu: Đá ốp lát 7625 m2, điện tiêu thụ 6.900 nghìn KW, xay xát 5.752 tấn.

3.2.2.5. Thương mại - dịch vụ

Thương mại – dịch vụ ngày càng được củng cố, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại đang phát triển theo chiều hướng tăng dần. Các dịch vụ sửa chữa, vận tải, bưu chính viễn thơng được nâng cấp. Cơ cấu (GDP) của ngành được nâng lên (năm 2012 là 26,5%; năm 2008 là 37,0%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2012 đạt 124.000 triệu đồng, trong đó ngành thương nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (72.5%)

dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ. Năm 2008, nhóm ngành nơng lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 37,5 %, giảm chỉ còn 49,7 % trong năm 2012; ngành cơng nghiệp - xây dựng cũng có những bước tiến đáng kể, chiếm tỷ lệ 27,0%; giá trị tăng thêm của nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 37 % (năm 2008) tăng lên 26,5 % (năm 2012). Mặc dù tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại có chiều hướng tăng lên, tỷ trọng của nhóm ngành nơng lâm nghiệp giảm dần, song nhóm ngành nơng - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

3.2.2.6. Mức sống và thu nhập

Thơng qua các chương trình mục tiêu Quốc gia và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, dự án tín dụng người nghèo, các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng phát triển kinh tế. Từ đó đời sống của nhân dân được ổn định, có tích lũy để tái đầu tư sản xuất cũng như xây dựng nhà cửa và mua sắm được nhiều phương tiện trong gia đình. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và bưu điện là 68.371 triệu đồng, tăng 52.984 triệu đồng so với năm 2008.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (theo giá thực tế) năm 2012 đạt 15.357 triệu đồng/người/năm. Qua điều tra theo chuẩn nghèo mới thì tồn huyện đến cuối năm 2012, số hộ đói nghèo giảm xuống cịn 13,85% trong tổng số hộ của huyện.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Hệ thống giao thông

Trong những năm qua giao thông ở khu vực miền núi Nam Đơng đã có nhiều cải thiện nhờ các chương trình đầu tư của Nhà nước. Trong vùng hiện có tuyến đường chính tạo hành lang giao thông đông – tây: đường 14B từ La Sơn - Khe Tre, đường 74 và một số tuyến đường liên thôn, liên xã. Trong năm 2012, đã mở rộng thêm 0,750 km đường nhựa; 13,91 km

đường nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi; 15 cây cầu kiên cố dài 626,25 m có trọng tải từ 8 - 30 tấn; đường tránh La Hy với chiều dài 3.400m, mở rộng đường thảm thêm 2.700m, rải nhựa thêm 700 m.

Ngoài ra, trên trục đường 14B, đã được tỉnh quan tâm nâng cấp nhựa 23 km từ La Sơn đi Khe Tre, đường tránh đèo La Hy và một số cầu cống, ngầm kiên cố. Đặc biệt, đã làm được 2 cây cầu là cầu Khe Tre và Nam Đông, nối trung tâm huyện đi đến các xã phía Tây Nam của huyện.

Hệ thống giao thông của huyện được quan tâm đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền sản xuất hàng hoá để xoá bỏ kinh tế tự cung tự cấp ở miền núi

3.2.3.2. Hệ thống thuỷ lợi

Đến nay trên tồn huyện đã có nhiều hồ đập thuỷ lợi, trạm bơm và hệ thống mương máng có tác dụng điều tiết và cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp khu vực. Số bê tông kênh mương nội đồng là 50,3 km. Một số hồ tiêu biểu như hồ Ka Tu nằm ở thôn 5 và 6 thuộc xã Hương Sơn.

3.2.3.3. Hệ thống thơng tin liên lạc

Ngành bưu chính viễn thông của huyện trong những năm gần đây có bước phát triển đáng kể. Hiện nay, trên tồn huyện có 16214 máy điện thoại; tỷ lệ máy điện thoại/ dân cư là 659/1000 dân; 11/11 xã, thị trấn được phủ sóng. Doanh thu bưu chính viễn thơng trên tồn huyện năm tăng từ 5.230 triệu đồng năm 2008 lên 15.456 triệu đồng năm 2012.

3.2.4. Văn hóa, y tế, giáo dục

Trong những năm qua vấn đề này đã được quan tâm phát triển, đến nay tất cả các xã trong huyện đều có trường tiểu học và có trạm y tế. Theo thống kê đến năm 2012, tồn huyện có 18 trường; trong đó có: 2 trường trung học phổ thơng, 4 trường trung học cơ sở, 11 trường tiểu học và 1 trường tiểu học và trung học cơ sở. Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã góp phần

giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở vùng núi. Năm 2012, tồn huyện có 13 cơ sở y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)