Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Làm sáng tỏ các vấn đề về cả lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng trong trường hợp tại huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế.
2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò và sự tham gia của người dân và cộng đồng vào các hoạt động quản lý tài nguyên rừng.
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích vai trị và sự tham gia của người dân và cộng đồng trong các hoạt động quản lý rừng của cộng đồng, là những diện tích rừng được nhà nước giao cho cộng đồng làm chủ thể quản lý.
Phạm vi về không gian: Do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí và nhân lực, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu tại 2 xã Thượng Lộ và Thượng Nhật của huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế là 2 xã có diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý lớn nhất tại địa bàn huyện.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Thực trạng công tác giao rừng cộng đồng tại huyện Nam Đông.
+ Kết quả công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý.
+ Các hình thức quản lý rừng cộng đồng.
Nghiên cứu vai trò và mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động quản lý tài nguyên rừng.
+ Vai trò và mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động quản lý rừng của cộng đồng.
Nghiên cứu hiệu quả các hoạt động QLR của cộng đồng.
+ Hoạt động bảo vệ rừng.
+ Hoạt động phát triển rừng.
+ Hoạt động sử dụng rừng.
Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trị của cộng đồng trong cơng tác quản lý rừng cộng đồng.
+ Phân tích cơ sở chính sách.
+ Điểm mạnh và hạn chế của cộng đồng khi tham gia quản lý rừng.
+ Phân tích thuận lợi khó khăn.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu thứ cấp
Các văn bản, chính sách của Nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo của các cơ quan, đơn vị liên quan về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn huyện.
Tham khảo, kế thừa các số liệu, tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiên tự nhiên và điều kiện kinh tế của khu vực nghiên cứu.
Thu thập số liệu thứ cấp từ các trạm kiểm lâm xã, hạt kiểm lâm huyện, số liệu từ các dự án về đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, điều tra dân số. Số liệu về hiện trạng công tác quản lý bảo vệ của Khu bảo tồn tại địa phương.
2.5.2. Phương pháp điều tra thực địa.
2.5.2.1. Lựa chọn điểm nghiên cứu
Chọn thôn điểm: đề tài dự kiến chọn 03 cộng đồng thôn ở 02 xã làm điểm nghiên cứu. Các thôn là điểm nghiên cứu thỏa mãn một số tiêu chí sau:
Có rừng tự nhiên được nhà nước giao cho cộng đồng (thơn hoặc nhóm HGĐ) quản lý;
Có cả hai thành phần dân tộc gồm dân tộc Kinh và dân tộc Ka Tu cùng sinh sống trong đó thành phần dân tộc Kinh chiếm từ 2% trở lên;
Người dân trong thơn có các hoạt động sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào rừng tự nhiên...
Bảng 2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Xã Thôn/bản DT đƣợc
giao (ha) Dân tộc Ghi chú
Thượng Lộ Dỗi 703,5 Ka Tu: 100% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản; Chà Măng 629,1 Ka Tu: 75% Kinh: 25% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác
Xã Thôn/bản DT đƣợc
giao (ha) Dân tộc Ghi chú
lâm sản; La Hố 274,7 Ka Tu:100% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản; Mụ Năm 400,8 Ka Tu:100% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản; Thượng Nhật Ta Rinh 172,7 Ka Tu: 100% Sinh kế chủ yếu làm nương vài khai thác lâm sản; Lấp 178,2 Ka Tu: 100% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản; A Tin 255,4 Ka Tu: 98,9% Kinh: 1,1 % Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản Tà Lu 84,5 Ka Tu: 98% Kinh: 2% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản A Xách 145,2 Ka Tu: 100% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản La Vần 88,8 Ka Tu: 94,9% Kinh: 5,1% Sinh kế chủ yếu làm nương và khai thác lâm sản
Kết quả lựa chọn được các thôn phù hợp với các tiêu chí đưa ra như sau:
+ Xã Thượng Nhật: thôn La Vần, thôn Tà Lu
+ Xã Thượng Lộ: Thôn Chà Măng
2.5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Xác định dung lượng mẫu điều tra
Mẫu điều tra, phỏng vấn là một phần của tổng thể được lựa chọn theo những cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Mẫu có tính đại diện
để có thể suy rộng thơng tin thu được cho tổng thể. Với nghiên cứu này, đề tài chọn cách xác định dung lượng mẫu không lặp lại [8] theo công thức sau:
n = (N.t2.S2)/(N.d2+t2.S2) (3.1) Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn
N: Số hộ của xã điều tra
t: Là hệ số ứng với mức tin cậy của kết quả d: Sai số mẫu (cho trước d = 5%-10%) S2: Phương sai của tổng thể (cho trước S2
= 0,25)
Kết quả tính tốn số HGĐ cần lựa chọn phỏng vấn theo các xã được xác định là:
- Xã Thượng Lộ, n = 30,2 HGĐ (làm tròn 30 HGĐ) - Xã Thượng Nhật, n = 62,4 HGĐ (làm tròn 62 HGĐ)
Căn cứ vào dung lượng mẫu được chọn trên đây, xác định được tỷ lệ chọn và tính tốn được số HGĐ cần điều tra, phỏng vấn theo bảng dưới đây.
Bảng 2.2. Dung lƣợng mẫu điều tra tại các xã/bản nghiên cứu
Xã Số hộ Thôn/bản Dân tộc Số hộ điều tra
Thượng
Lộ 328 Cha Măng Ka Tu; Kinh 30 (28 Ka Tu, 2 Kinh)
Thượng
Nhật 576
Tà Lu Ka Tu; Kinh 31 (30 Ka Tu, 1 Kinh) La Vần Ka Tu; Kinh 31 (30 Ka Tu, 1
Kinh)
Tổng 904 92 (88 Ka Tu, 4
b. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường
Công cụ đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid Rural Appraisal):
Công cụ này được sử dụng để thu thập nhanh những thông tin ban đầu về các vấn đề hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ở địa phương.
Đối tượng phỏng vấn:
+ Cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý Nhà nước ở cấp huyện, cấp xã, trưởng thôn và cán bộ quản lý chuyên ngành của địa phương.
+ Cán bộ khoa học kỹ thuật: Cán bộ ở Hạt Kiểm lâm Nam Đông, cán bộ phịng nơng nghiệp, phịng tài ngun mơi trường và cán bộ khuyến nông, khuyến lâm huyện Nam Đông,… họ là những người đã trực tiếp thực hiện và tham gia quản lý, giám sát những biến đổi của tài nguyên rừng ở địa phương trong những năm qua.
+ Những hộ gia đình được lựa chọn để phỏng vấn là được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Các chủ đề phỏng vấn:
+ Các vấn đề xã hội của quản lý tài nguyên rừng như chính sách pháp luật, quy định của cộng đồng, làng bản, tập quán, ý thức tơn giáo, quan niệm của dịng họ, kiến thức, kinh nghiệm và trình độ bản thân, gia đình,…
+ Các vấn đề về kinh tế quản lý tài nguyên như: kinh tế thể chế, kinh tế hộ gia đình, hoạt động thị trường, phân phối và tiêu dùng,…
+ Những kiến thức bản địa có liên quan đến quản lý rừng như kỹ thuật khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên rừng, kỹ thuật chăn nuôi, canh tác,…
+ Thực trạng quản lý rừng, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhân văn đến hiệu quả quản lý rừng và những biện pháp nhằm góp phần quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở địa phương.
Cơng cụ đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA - Participatory Rural Appraisal):
Công cụ này được áp dụng để củng cố những thơng tin có được từ phương pháp kế thừa tài liệu, xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy, cản trở, thách thức với quá trình quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và quá trình phát triển của cộng đồng, lựa chọn, xác định những giải pháp ưu tiên thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phỏng vấn Trưởng thôn: Được thực hiện đầu tiên khi tới thơn, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thơn như: dân số, mức sống, dân trí, các hỗ trợ từ bên ngoài, các tác động thường xuyên tới tài nguyên rừng.
- Phỏng vấn hộ gia đình: Tiến hành lựa chọn 92 hộ để phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc được chuẫn bị và kiểm tra từ trước (xem Phụ lục). Các hộ trong thôn được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống (Danh sách do Trưởng thôn cung cấp), số lượng hộ mỗi thôn tương ứng được xác định ở trên. 3 thơn được lựa chọn có diện tích rừng lớn nhỏ khác nhau, đủ thành phần dân tộc, có sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào rừng.
Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện sau khi tiến hành xong công việc phỏng vấn. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn.
- Lựa chọn đối tượng tham gia nhóm thảo luận: mỗi nhóm thảo luận gồm từ 25-30 người, có tuổi đời từ 25 đến 60 tuổi, là những người có uy tín trong cộng đồng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Mỗi thôn điểm tiến hành 1 cuộc thảo luận nhóm.
- Nội dung thảo luận:
+ Các qui ước, thể chế của địa phương liên quan đến quản lý tài nguyên rừng và sự ảnh hưởng của chúng tới việc ra quyết định của người dân và cộng đồng;
+ Các kiến thức địa phương và kinh nghiệm liên quan đến quản lý rừng; + Các giải pháp tiềm năng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Phương pháp chọn hộ gia đình tham gia phỏng vấn:
- Hỏi trưởng thơn về cách phân loại hộ gia đình trong thơn, xã.
- Dựa vào phân loại hộ nghèo theo tiêu chí của huyện, tỉnh hoặc Nhà nước sau đó lấy danh sách và phân các hộ ra làm 3 nhóm để chọn phỏng vấn.
+ Nhóm 1: Có điều kiện kinh tế tốt nhất. + Nhóm 2: Có điều kiện kinh tế trung bình. + Nhóm 3: Có điều kiện kinh tế kém nhất.
Sau đó rút ngẫu nhiên cho đủ số hộ để phỏng vấn.
Phúc tra hiện trạng rừng
Lựa chọn ngẫu nhiên 10% diện tích rừng được giao cho các cộng đồng và nhóm hộ quản lý để tiến hành kiểm tra hiện trạng rừng bằng cách tổ chức đoàn đi hiện trường với sự tham gia đại diện cộng đồng và tác giả để tài. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát, phát hiện các dấu hiệu tác động làm thay đổi hiện trạng, ghi nhận bằng hình ảnh và biên bản đối chiếu với kết quả nghiên cứu.
2.5.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin thu thập được được phân loại và tổng hợp bằng phương pháp thống kê thông dụng trên phần mềm Excel 2017. Kết quả xử lý thông tin được thể hiện ở dạng liệt kê, mô tả và mơ phỏng bằng biểu đồ, hình ảnh và bảng.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Nam Đông là huyện miền núi nằm về phía Tây - Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, thị trấn Khe Tre là trung tâm huyện lỵ cách thành phố Huế 50 km. Tồn huyện có 10 xã và một thị trấn.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là gần 647,8 km2
chiếm 12,82% diện tích tự nhiên tồn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Nam Đơng, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ranh giới:
- Phía Đơng giáp huyện Phú Lộc - Phía Tây giáp huyện A Lưới
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng - Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy
Về vị trí địa kinh tế: Huyện Nam Đơng có vị trí địa kinh tế khá thuận lợi. Huyện tiếp giáp dễ dàng với quốc lộ 1 A và sẽ nằm trên tuyến đường cao tốc
từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến Túy Loan (thành phố Đà Nẵng). Xét về vị trí địa lý, huyện có một số thuận lợi nhất định trong giao lưu kinh tế với các thành phố lớn ở vùng Duyên hải miền Trung, nhưng do hệ thống giao thông hiện nay chưa phát triển, nên lợi thế này còn ở dạng tiềm năng là chủ yếu.
3.1.2. Địa hình
Địa hình Nam Đơng thấp dần từ Nam lên Bắc, gồm hai bộ phận chính: - Vùng đồi ven thung lũng Nam Đơng – Khe Tre có dạng một lịng chảo kéo dài theo hướng Nam – Bắc. Đây là hệ quả của hệ đứt gãy sông Tả Trạch tạo nên trũng Nam Đơng chi phối hoạt động dịng chảy sơng suối.
- Bao bọc xung quanh là vùng núi thấp và trung bình cao, hướng nghiêng chính là hướng Nam – Bắc. Phía Nam được bao bọc bởi các dãy núi cao với nhiều núi cao trên 1.000 như núi Atine (1.298m), núi Mang (1.712m), phía Đơng được tiếp tục bởi dãy Bạch Mã (1.448m).
Nhìn chung, địa hình Nam Đông bao gồm các kiểu sau:
3.1.2.1. Khu vực núi thấp và gò đồi
Khu vực núi thấp tập trung ở Tả ngạn và Hữu ngạn sông Tả Trạch. Địa hình cao dần về cả 3 hướng: Đơng, Tây và Nam. Độ dốc lớn, từ 15o
– 25o do bị chia cắt mạnh bởi sơng suối nên địa hình phức tạp. Giữa miền núi thấp có các thung lũng hẹp và phân bố ở cao nguyên nông trường Nam Đông, xã Hương Phú, Hương Giang, Hương Sơn.
Khu vực gò đồi, tiếp giáp với vùng núi thấp, có độ cao từ 100 - 150 m đến dưới 200 m, xen lẫn giữa vùng núi thấp, bị chia cắt mạnh, hình thái chủ yếu là dạng đồi bát úp.
- Các đồi thấp (Độ cao tuyệt đối dưới 100m) có đỉnh bằng phẳng sườn thoải, độ cao phổ biến từ 25 – 60m.
- Các đồi trung bình và cao (Độ cao tuyệt đối trên 100m) thường có đỉnh hẹp, sườn trở nên dốc, đồng thời các ngọn đồi kéo dài liên tục thành từng dãy.
3.1.2.2. Kiểu địa hình trung bình và cao
Chủ yếu tập trung phía Tây Bắc – Tây Nam của huyện, đây chính là các đỉnh của dãy Trường Sơn và là nơi phân chia khí hậu giữa hai miền. Phần lớn các dãy núi cao đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, tạo nên bức chắn gió mùa đơng và mùa hè. Các dãy núi này có độ dốc lớn nhưng tầng đất khá dày. Đây là nơi bắt nguồn hai con sông lớn là sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch thuộc hệ thống sơng Hương.
Tóm lại, Nam Đơng có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, chủ yếu là độ dốc cấp III (15o
– 25o) chiếm khoảng 50%(13.553ha), độ dốc cấp I(0o -8o) chiếm khoảng 30%(7.359ha), độ dốc cấp II(8o-
15o) chiếm khoảng 20% (3.879ha). Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống chống trượt lở nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động sống và sinh hoạt của người dân.
3.1.3. Khí hậu
Huyện Nam Đơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình qn hàng năm 24,40C, thấp hơn nhiệt độ trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế (24,90
C).
Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 4.200 mm (có năm lên đến 5.400 m.m), cao hơn nhiều so với lượng mưa bình quân chung của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (2.687,4 mm).
Độ ẩm tương đối là 87% bằng mức trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế. Số giờ nắng trung bình 1.795 giờ/năm.
Số ngày mưa trung bình từ 180-220 ngày/năm.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào các tháng 10, 11, 12, nên thường gây ra lũ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu chủ yếu
Đơn vị 2006 2008 2010
Nhiệt độ trung bình o
C 25,1 24,2 25,4
Số giờ nắng cả năm giờ 1.874 1.425 1.816
Lƣợng mƣa mm 3.476,6 5.403,8 3.480,1