3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn:
4.3.1. Hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng
Tại các thôn khảo sát, mỗi cộng đồng đã thành lập 2 đến 4 tổ bảo vệ rừng cộng đồng với số thành viên từ 5 đến 12 người. Thành viên các tổ tuần tra là đại diện các hộ trong cộng đồng, chủ yếu là nam giới, là những người có sức khỏe, thông thuộc địa bàn trong khu vực. Mỗi tháng các cộng đồng tổ chức trung bình 2-3 đợt tuần tra, vào thời gian cao điểm của các hoạt động phá rừng, số đợt tuần tra có thể tăng lên và ngược lại sẽ giảm xuống vào thời điểm thấp điểm.
Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm của cấp huyện nhìn chung đánh giá cao kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng của các cộng đồng. Các báo cáo cấp xã cũng cho thấy mô hình quản lý rừng cộng đồng phát huy tác dụng tích cực giúp quản lý bảo vệ rừng tốt hơn. Năm 2018, nhờ nguồn thông tin của cộng đồng, chính quyền xã Thượng Lộ và cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý một vụ lấn chiếm 01 ha đất rừng làm nương rẫy và một vụ đốt thực bì trồng rừng gây cháy lan. Bên cạnh đó các báo cáo cũng nhận định năng lực của các Ban quản lý rừng cộng đồng còn hạn chế và chưa chủ động trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của cộng đồng.
Kết quả khảo sát cho thấy, các cộng đồng đã thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên khu được giao rừng. Có 100% người được phỏng vấn cho rằng, cộng đồng đã thực hiện hoạt động lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng và tổ chức các cuộc họp cộng đồng. Mặc dù cộng đồng đã thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên sự tham gia của người dân vẫn chưa đầy đủ. Có 88 người cho rằng họ có tham gia hoạt động lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng; 89 người tham gia họp cộng đồng/nhóm quản lý bảo vệ rừng (QLBVR); 85 người tham gia tuần tra bảo vệ rừng; Số người tham gia các hoạt động phòng chống cháy rừng còn thấp, chỉ 72 người.
Bảng 4.3. Sự tham gia của ngƣời phỏng vấn trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng
Hoạt động QLBVR của cộng đồng Số lƣợng Tỷ lệ
Lập kế hoạch QLBVR 88 95,6
Họp cộng đồng/ Nhóm QLBVR 89 96,7
Tuần tra bảo vệ rừng 85 92,4
Phòng chống cháy rừng 72 78,3
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2019
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy rất ít các dấu hiệu bị tác động, không nhìn thấy các dấu vết của hoạt động kéo gỗ bằng gia súc để lại, một số gốc chặt cũ còn sót lại trên nền rừng. Qua đó cho thấy các khu rừng giao cho cộng đồng được bảo vệ tốt. Mặc dù vậy, theo chia sẻ của các cán bộ Kiểm lâm, hiện tượng chặt trộm gỗ vẫn có diễn ra tại các khu vực giáp ranh giữa các xã hoặc các thôn, ở những vị trí xa các lối mòn tuần tra nên khó bị phát hiện. Việc chặt trộm gỗ có thể do người trong hoặc ngoài cộng đồng thực hiện để giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà, sửa nhà của các hộ gia đình hoặc nhu cầu thương mại đối với hành vi do lâm tặc bên ngoài cộng đồng gây ra.
Như vậy, nhìn chung các cộng đồng đã thực hiện tốt kế hoạch quản lý bảo vệ rừng căn cứ theo kế hoạch 5 năm và nhờ có các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Kết quả bảo vệ rừng của các cộng đồng đạt hiệu quả cao, được cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ghi nhận. Bên cạnh đó, các năng lực các Ban quản lý rừng cộng đồng vẫn còn hạn chế và thiếu tính chủ động trong công tác quản lý điều hành.