Hiện trạng phát triển kinh kế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 50 - 52)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

3.2.2. Hiện trạng phát triển kinh kế xã hội

3.2.2.1. Nơng nghiệp:

Nền nơng nghiệp đã có những chuyển biến mới, phần lớn nơng dân đã nắm bắt được kỹ thuật và biết cách đầu tư thâm canh, chọn giống tốt có năng suất cao, có giá trị kinh tế để đưa vào sản xuất. Sản lượng lúa đạt 3393 tấn/

năm. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt 253.915 triệu đồng (theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế). Sản lượng nông nghiệp chủ yếu: cây sắn, lúa, ngô…

3.2.2.2. Lâm nghiệp:

Diện tích rừng tự nhiên toàn huyện là 44.494,8 ha, công tác trồng mới, chăm sóc, khoanh ni tái sinh và khốn bảo vệ rừng được thực hiện tốt. Năm 2012 trồng được 5.659 ha, trong đó: trồng rừng tập trung 90 ha, trồng cây phân tán là 50.000 cây, chăm sóc rừng 985 ha, tu bổ rừng 411 ha. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2012 đạt 79.651 triệu đồng (theo giá hiện hành).

3.2.2.3. Ngư nghiệp:

Việc đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích ni trồng, năm 2012 là 58,2 ha, cùng với sự quan tâm của Nhà nước, đã nâng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trong năm 2012 đạt 195 tấn, tăng 40 tấn so với năm 2008. Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành trong năm 2012 đạt 8.270 triệu đồng.

3.2.2.4. Công nghiệp – xây dựng

Các ngành nghề cơng nghiệp duy trì và phát triển. Tổng giá trị sản suất công nghiệp theo giá hiện hành của huyện trong năm 2012 đạt 304.780 triệu đồng, so với năm 2008 là 152.798 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 23.284 triệu đồng (2008) lên 99.109 triệu đồng năm 2012. Sản phẩm chủ yếu: Đá ốp lát 7625 m2, điện tiêu thụ 6.900 nghìn KW, xay xát 5.752 tấn.

3.2.2.5. Thương mại - dịch vụ

Thương mại – dịch vụ ngày càng được củng cố, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại đang phát triển theo chiều hướng tăng dần. Các dịch vụ sửa chữa, vận tải, bưu chính viễn thơng được nâng cấp. Cơ cấu (GDP) của ngành được nâng lên (năm 2012 là 26,5%; năm 2008 là 37,0%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2012 đạt 124.000 triệu đồng, trong đó ngành thương nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (72.5%)

dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ. Năm 2008, nhóm ngành nơng lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 37,5 %, giảm chỉ còn 49,7 % trong năm 2012; ngành cơng nghiệp - xây dựng cũng có những bước tiến đáng kể, chiếm tỷ lệ 27,0%; giá trị tăng thêm của nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 37 % (năm 2008) tăng lên 26,5 % (năm 2012). Mặc dù tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại có chiều hướng tăng lên, tỷ trọng của nhóm ngành nơng lâm nghiệp giảm dần, song nhóm ngành nơng - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

3.2.2.6. Mức sống và thu nhập

Thơng qua các chương trình mục tiêu Quốc gia và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, dự án tín dụng người nghèo, các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng phát triển kinh tế. Từ đó đời sống của nhân dân được ổn định, có tích lũy để tái đầu tư sản xuất cũng như xây dựng nhà cửa và mua sắm được nhiều phương tiện trong gia đình. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và bưu điện là 68.371 triệu đồng, tăng 52.984 triệu đồng so với năm 2008.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (theo giá thực tế) năm 2012 đạt 15.357 triệu đồng/người/năm. Qua điều tra theo chuẩn nghèo mới thì tồn huyện đến cuối năm 2012, số hộ đói nghèo giảm xuống cịn 13,85% trong tổng số hộ của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)