Các hình thức quản lý rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 58 - 60)

3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn:

4.1.2. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng

4.1.2.1. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn:

Theo quy định ở Luật bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) 2004, chỉ có cộng đồng dân cư thôn mới được giao rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ. Theo quy định này, Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương. Vì vậy, huyện Nam Đông đã thực hiện giao rừng cho 30 cộng đồng dân cư thôn với diện tích hơn 4,2 nghìn ha. Tuy nhiên, trong thực tế, một số cộng đồng không đầy đủ “toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân” theo quy định của luật vì các hộ này không có nhân lực, nhân khẩu là người già yếu, bệnh tật và các hộ không có tâm huyết đối với rừng (các hộ buôn bán kinh doanh ở địa phương). Tại các địa điểm nghiên cứu có thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, chỉ những hộ nào tự nguyện tham gia, có tham gia các hoạt động và làm đúng cam kết thì mới được ghi nhận là thành viên của cộng đồng quản lý rừng. Điều này có nghĩa là không phải tất cả 100% thành viên trong thôn có trách nhiệm và quyền lợi như nhau đối với rừng được giao cho thôn quản lý.

4.1.2.2. Giao rừng cho nhóm hộ:

Giao rừng cho nhóm hộ được thực hiện phổ biến ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Nam Đông nói riêng và được đánh giá là khá hiệu quả, ngay cả sau khi Luật BV&PTR ra đời quy định về giao rừng cho cộng đồng

dân cư thôn. Trên địa bàn huyện Nam Đông có 81 nhóm hôm tham gia quản lý 1.530,7 ha rừng tự nhiên. Mỗi nhóm hộ nhận rừng được hình thành từ 3 - 5 hộ hoặc lên đến 30 hộ trong cùng một thôn, mỗi thôn có thể có nhiều nhóm hộ. Các hộ gia đình trong nhóm hộ thường là anh em, bà con họ hàng với nhau, hoặc là láng giềng thân thích có chung sở thích bảo vệ rừng. Khi được tham vấn, các hộ nhận rừng trong các nhóm đều cho biết việc nhận rừng theo nhóm hộ có cùng sở thích, mối quan tâm chung và quan hệ thân thiết như trên sẽ thuận lợi hơn trong việc phân công tuần tra bảo vệ rừng và thống nhất ý kiến cũng như trách nhiệm trong các hoạt động đề xuất với chính quyền, kiểm lâm để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nhóm. Trong khi đó, dân cư trong một thôn có thể không có được các mối quan hệ xã hội chặt chẽ đủ mạnh để đảm nhận việc quản lý rừng vốn đòi hỏi nhiều công sức và năng lực.

Bảng 4.2. Kết quả các hình thức giao rừng cho cộng đồng ở Nam Đông

TT Diện

tích

Phân theo đối tƣợng

Cộng đồng Nhóm hộ Hộ gia đình LLVT SL DT SL DT SL DT SL DT 1 Hương Hữu 169,8 3 169,8 0 0,0 0 0,0 0 0,0 2 Hương Lộc 774,9 2 209,5 4 286,9 58 278,5 0 0,0 3 Hương Phú 597,8 1 101,0 8 304,2 23 192,6 0 0,0 4 Hương Sơn 329,1 5 329,1 0 0,0 0 0,0 0 0,0 5 Thượng Long 120,6 2 120,6 0 0,0 0 0,0 0 0,0 6 Thượng Lộ 2.350,6 4 1.799,5 12 551,1 0 0,0 0 0,0 7 Thượng Nhật 949,9 6 949,9 0 0,0 0 0,0 0 0,0 8 Thượng Quảng 863,8 4 475,3 6 388,5 0 0,0 0 0,0 9 Hương Giang 39,1 2 39,1 0 0,0 0 0,0 0 0,0 10 Hương Hòa 11,5 1 11,5 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng 6.207,1 30 4.205,3 30 1.530,7 81 471,1 0 0,0

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy số cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ quản lý rừng cùng với diện tích được giao trên địa bàn huyện Nam Đông. Trong một vài trường hợp, có hộ vừa tham gia quản lý rừng cộng đồng của thôn, vừa tham gia quản lý rừng của nhóm hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)