Đánh giá lợi ích khi tham gia nhóm cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 69 - 109)

Lợi ích Đánh giá Giới tính

Nam Nữ Có khai thác lâm sản từ rừng cộng đồng/nhóm hộ Khơng có 23 15 Có ít 41 9 Có nhiều 4 0 Có thêm thu nhập (DVMTR, lâm sản…) Khơng có 3 0 Có ít 59 24 Có nhiều 6 0

Được tập huấn, đào tạo, xây dựng năng lực Khơng có 5 1 Có ít 47 19 Có nhiều 16 4 Được chia đất để trồng rừng Khơng có 67 24 Có ít 1 0 Có nhiều 0 0

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ, 2019

Với các lợi ích cơ bản như là khai thác lâm sản, tăng thu nhập, nâng cao năng lực thì phần lớn người dân cho biết đã có nhưng cịn ít. Trong đó, hưởng lợi từ lâm sản chỉ là lâm sản ngồi gỗ và một ít củi đốt cho nhu cầu gia đình. Khai thác gỗ từ rừng cộng đồng, kể cả gỗ tận dụng và tận thu tại các điểm nghiên cứu là chưa xảy ra.

Qua thảo luận, người dân cho rằng nguồn lợi quan trọng nhất hiện nay của rừng cộng đồng là từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nguồn lợi này đang tăng lên theo thời gian trong các năm qua, năm sau cao hơn năm trước. Nguồn lợi này giúp cho các cộng đồng có đủ chi phí trang trải cho cơng tác tuần tra bảo vệ và một số cơng việc liên quan khác.

Ngồi hưởng lợi từ các nguồn kinh phí hỗ trợ cho quản lý và bảo vệ rừng, các dự án hỗ trợ cộng đồng phát triển sinh kế như BCC, Carbi, một số cộng đồng còn nhận thức được các lợi ích từ dịch vụ sinh thái mà rừng cộng đồng đem lại - đặc biệt là những nơi vẫn còn lưu giữ tập tục, hương ước truyền thống trong quản lý và sử dụng rừng. Vì thế người dân đã quản lý khá tốt các khu rừng này.

4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.

4.4.1. Phân tích cơ sở chính sách

Các quy ước bảo vệ phát triển rừng thôn bản được xây dựng dựa trên các quy định pháp lý trước đây mà đến nay đã bị thay thế và khơng cịn hiệu lực. Các cơ sở pháp lý chính để xây dựng quy ước bao gồm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về việc phòng cháy chữa cháy rừng, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Thông tư số 70/2007/TT-BNN, ngày 01/08/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và PTR trong cộng đồng dân cư thôn, và một vài văn bản khác. Căn cứ Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ Tướng Chính Phủ về xây dựng, thực hiện quy ước, các quy ước đã được xây dựng có một số quy định khơng cịn phù hợp. Trong đó đáng chú ý là nội dung của quy ước không được đưa vào các quy định về phạt tiền hay vật chất và chỉ quy định những vấn đề chưa được pháp luật quy định hay chỉ quy định về nguyên tắc mà chưa cụ thể tại địa phương.

Với Luật Lâm Nghiệp 2017, cộng đồng dân cư được chính thức xác định là một chủ thể được Nhà nước giao rừng để quản lý, sử dụng, và phát triển. Tại khoản 6 điều 4 luật này quy định “Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân

tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất”. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng tới bảo vệ bền vững các khu rừng tự nhiên và góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng.

Tuy nhiên nếu chiếu theo quy định, “rừng tự nhiên” là tài sản công, Nhà nước đại diện chủ sở hữu… thì các cộng đồng tại huyện Nam Đơng khơng có quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng được giao. Tại Điều 35 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về việc thi hành luật đất đai 2013 [10] về trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bao gồm trường hợp rừng tự nhiên giao cho cộng đồng, (khoản 1 và khoản 5) cũng đã nói rõ điều này.

4.4.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng khi tham gia quản lý rừng khi tham gia quản lý rừng

4.4.2.1. Các điểm mạnh

Trên địa bàn huyện Nam Đơng có hai dân tộc chính là Kinh và Ka Tu, trong đó người Ka Tu cư trú trên địa bàn từ lâu đời với nền tảng văn hóa cộng đồng vững chắc và đặc sắc. Cộng đồng dân tộc Ka Tu nói riêng và người dân địa phương nói chung trên địa bàn có kiến thức bản địa rất tốt. Người dân, đặc biệt là nam giới nắm khá rõ phân bố và mức độ phong phú của các loại tài nguyên, địa hình cũng như các địa danh trong khu vực. Những kiến thức này vốn rất hữu ích khi vận dụng vào cơng tác quản lý tài ngun. Thơng qua đó người dân có thể giám sát tốt những thay đổi nếu xảy ra trong khu vực quản lý, nắm được những khu vực rừng giàu, nhiều cây gỗ quý hoặc những khu vực điểm nóng để có thể tăng cường bảo vệ từ đó phát huy được hiệu quả của quản lý rừng cộng đồng. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy hầu hết các thành viên tổ tuần tra khi được hỏi đều khẳng định nắm được ranh giới, diện tích và vị trí rừng được giao, các khu vực có nhiều cây gỗ quý như Kiền kiền, Lim,

Gõ tái sinh... Điều này giúp góp phần khẳng định nhận định về kiến thức bản địa tốt của người dân địa phương.

Văn hóa cộng đồng với tính cố kết cao và các luật tục cũng là điểm nội bật của cộng đồng dân tộc Ka Tu. Theo tục lệ của người Ka Tu, việc xâm phạm tài sản của người khác là điều cấm kỵ và nếu xảy ra có thể dẫn đến những mâu thuẫn rất lớn. Tính cố kết cộng đồng cao và các luật tục giúp tạo ra sức mạnh tập thể cũng như sự tôn trọng và chấp hành các luật lệ này trong cộng đồng. Các luật tục nếu được lồng ghép, vận dụng một cách khéo léo vào hương ước, quy ước bảo vệ rừng sẽ giúp thực hiện thành công các kế hoạch quản lý rừng ngắn hạn cũng như dài hạn, tạo ra hiệu quả của mơ hình quản lý rừng cộng đồng.

Một trong các thế mạnh của cộng đồng là mạng lưới thông tin. Các thành viên trong cùng cộng đồng biết nhau rất rõ. Điều đó một mặt giúp cộng đồng dễ dàng phát hiện nếu có thành viên trong đồng vi phạm các quy định, mặt khác các đối tượng có ý định vi phạm cũng có tâm lý e ngại sợ bị phát hiện. Cả hai yếu tố đó đều góp phần phịng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Rừng là một phần của văn hóa và đời sống của người dân tộc Ka Tu. Chính vì vậy các thành viên của cộng đồng ít nhiều đều có ý thức bảo vệ đặc biệt đối với những khu rừng tâm linh hay rừng ma. Việc vận dụng lồng ghép đặc điểm văn hóa này của người Ka Tu vào công tác giao đất, giao rừng sẽ giúp tạo ra hiệu quả của mơ hình quản lý rừng cộng đồng.

4.4.2.2. Các mặt hạn chế

Mặc dù kết quả quản lý bảo vệ rừng được cộng đồng và cơ quan chức năng đánh giá cao, một số cộng đồng vẫn để xảy ra tình trạng chặt trộm gỗ ở những khu vực giáp ranh hoặc những địa điểm mà các tổ tuần tra ít hoặc khơng tiếp cận đến. Đối tượng thực hiện việc này có cả người trong và ngồi cộng đồng. Nguyên nhân là số đợt tuần tra do các cộng đồng tổ chức vẫn còn

ít (thơng thường là 2 đợt/tháng) trong khi đó một số người dù phát hiện vụ việc đã khơng trình báo kịp thời với BQLRCĐ và cơ quan chức năng. Bên cạnh đó tính răn đe của hoạt động tuần tra rừng của cộng đồng chưa cao cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy các hoạt động vi phạm. Lý do là không phải tất cả các đợt tuần tra đều có đại diện cơ quan chức năng đi cùng, khi phát hiện vi phạm nếu khơng có đại diện cơ quan chức năng, cộng đồng không thể làm gì ngồi việc mời người vi phạm ra khỏi rừng và trình báo cơ quan chức năng khi trở về. Nếu người vi phạm ngồi cộng đồng thì việc này khơng có tác dụng do khơng có gì làm bằng chứng và khơng xác minh được đối tượng vi phạm.

Kết quả khảo sát cho thấy năng lực cộng đồng nói chung, năng lực quản lý bảo vệ rừng, năng lực phát triển rừng nói riêng cịn hạn chế. Kết quả đánh giá các khía cạnh năng lực của cộng đồng đều chỉ đạt ở mức trung bình. Các ban quản lý rừng cộng đồng cũng thiếu chủ động trong công tác quản lý điều hành mà chủ yếu thực hiện các hoạt động theo kế hoạch do các chương trình dự án hỗ trợ xây dựng nên. Nguyên nhân của hạn chế này là do các cộng đồng phụ thuộc vào nguồn kinh phí đầu tư của các dự án do đó thiếu tính chủ động trong việc phát triển năng lực của các Ban. Bên cạnh đó, đa số các Trưởng Ban QLRCĐ do các Trưởng thôn kiêm nhiệm và sẽ bị thay đổi theo nhiệm kỳ nên năng lực được tập huấn, tích lũy sẽ mất đi khi nhân sự thay đổi.

Chất lượng các khu rừng được giao hầu như không được cải thiện do cộng đồng chưa chú tâm đầu tư tiền bạc và công sức vào các hoạt động phát triển rừng. Nguyên nhân ở chỗ các hoạt động phát triển rừng thường đòi hỏi nguồn ngân sách lớn, thời gian đầu tư dài hạn trong khi phần lớn các cộng đồng được giao rừng khơng có tiền để đầu tư. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác cũng tồn tại như rừng được giao phần lớn là rừng nghèo, xa khu dân cư, trong số đó nhiều khu vực khơng khơng phải là các khu rừng truyền

thống của cộng đồng, dẫn đến cộng đồng không thiết tha trong việc đầu tư phát triển.

Cộng đồng địa phương vẫn giữ thói quen tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm từ rừng như ăn thịt động vật hoang dã, sử dụng gỗ để xây dựng nhà và làm đồ gia dụng… Trong bối cảnh các khu rừng được giao có trữ lượng thấp, tính đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng, những thói quen tiêu dùng này gây ảnh hưởng tiêu cực lên tài nguyên rừng và hạn chế đi hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng của các cộng đồng.

4.4.2.3. Cơ hội

Lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và quản lý rừng cộng đồng nói riêng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của các chương trình dự án của quốc gia và quốc tế.

Luật đất đai, Luật lâm nghiệp cùng với các thông tư nghị định đã/chuẩn bị ban hành tạo ra khung pháp lý ngày càng đầy đủ và hoàn thiện giúp tạo điều kiện để các cộng đồng dần cải thiện các quyền và lợi ích được hưởng từ việc quản lý các khu rừng được giao giúp tạo động lực cho cộng đồng tham gia quản lý rừng tốt hơn.

Ngành lâm nghiệp nói chung có cơ hội thu hút thêm ngân sách quốc gia đầu tư để phát triển khi lần đầu tiên các hoạt động chế biến gỗ được tính cho ngành sản xuất Lâm nghiệp thay vì Cơng thương như trước đây.

Bộ Nơng nghiệp nói riêng và Nhà nước nói chung chủ trương tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng các sân chơi quốc tế (VD VPA-FLEGT, REDD+…) tạo cơ hội thu hút ngày càng nhiều các đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và quản lý rừng cộng đồng nói riêng.

4.4.2.4. Thách thức

Luật lâm nghiệp và các thông tư, nghị định hướng dẫn chưa chỉ rõ được tư cách pháp nhân của cộng đồng dân cư. Cụ thể các quyền của cộng đồng

liên quan đến các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, hưởng lợi từ rừng tự nhiên rất hạn chế. Điều này tạo ra cho cộng đồng nhiều thách thức đặc biệt trong xử lý các tình huống vi phạm lâm luật trong rừng cộng đồng, cũng như hưởng lợi thành quả quản lý bảo vệ rừng đối với lâm sản là gỗ.

Việc có nhiều chương trình dự án quan tâm hỗ trợ cộng đồng quản lý rừng một mặt giúp cộng đồng có thêm nguồn lực đầu tư cho các hoạt động, mặt khác, mỗi chương trình dự án đều có những quy định và cách thức hỗ trợ riêng đã tạo ra rất nhiều các quy trình thủ tục buộc các cộng đồng phải tuân thủ, trong khi năng lực của các Ban quản lý rừng cộng đồng vốn vẫn còn nhiều hạn chế.

Tương tự là chủ trương tham gia các sân chơi quốc tế của nhà nước một mặt giúp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư. Mặt trái của chủ trương này chính là việc dẫn tới khung pháp lý thường xuyên thay đổi để đáp ứng các yêu cầu quốc tế, cũng như đặt ra ngày càng nhiều yêu cầu cho các cộng đồng thực hiện.

Sự phối hợp giữa cơ quan chức năng, chính quyền địa phương với cộng đồng nhiều khi chưa kịp thời do lực lượng Kiểm lâm mỏng trong khi diện tích được giao quản lý rất lớn.

Tài nguyên rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm ở các địa bàn các tỉnh khác khiến cho lực lượng lâm tặc ở các tỉnh này đổ xô đến các khu vực còn nhiều rừng tự nhiên như Thừa Thiên Huế cũng là một thách thức không nhỏ, đặc biệt đối với các BQL rừng cộng đồng với quyền ngăn chặn và tư cách pháp nhân chưa rõ ràng.

Việc đặt ra mục tiêu dài hạn cho hoạt động quản lý rừng là quan trọng và cần thiết đối với mơ hình quản lý rừng cộng đồng nhằm định hướng cho các hoạt động lâm sinh tác động vào rừng. Nghị định 38/2007/NĐ-CP trước đây quy đinh rõ hồ sơ giao rừng cần bao gồm đề án quản lý rừng cộng đồng hay kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm. Tuy nhiên tại nghị định

156/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp 2017 đã khơng cịn đề cập đến yêu cầu này. Thay vào đó, tại điểm b, khoản 1 điều 27 của luật Lâm nghiệp 2017 khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Việc xây dựng mới phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của thông tư 28 cần sự tham gia của tư vấn và phát sinh chi phí trong khi cộng đồng khó có kinh phí để thực hiện.

4.4.3. Một số giải pháp đề xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đi đến đề xuất một giải pháp như sau

4.4.3.1. Về mặt chính sách

Cùng với việc cơng nhận tư cách cộng đồng như là chủ rừng, cơ quan lập pháp cần làm rõ thêm thẩm quyền của cộng đồng đối với tài sản được nhà nước giao quản lý là tài nguyên rừng vì trong thực tế có nhiều tình huống cộng đồng phát hiện vị phạm nhưng khơng thể xử lý khi khơng có đại diện cơ quan chức năng đi cùng trong khi phần lớn các tình huống cơ quan chức năng khơng có đủ nhân lực để phối hợp tuần tra cùng cộng đồng do đó chưa tạo ra được hiệu quả răn đe đối với đối tượng vi phạm.

Nhằm hạn chế tình trạng các chương trình dự án áp dụng các quy định riêng rẽ đối với các hỗ trợ mà chương trình dự án đó dành cho các cộng đồng tham gia, tỉnh cần có quy định chung đối với các hoạt động hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn.

4.4.3.2. Đối với chính quyền địa phương

Chỉ đạo các ban ngành các cấp và UBND xã tăng cường phối hợp hỗ trợ cộng đồng trong công tác tuần tra xử lý các vụ việc vi phạm lâm luật diễn ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 69 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)