Nội dung quản lý hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 28 - 29)

- Xác định các mục tiêu của danh mục đầu tư

Đáp ứng nhu cầu thanh khoản, các ngân hàng có thể giữ chứng khoán như một

hướng đầu tư thu lợi nhuận nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng cách bán các chứng khoán có tính thanh khoản cao khi cần thiết.

Đa dạng hóa danh mục tài sản ngân hàng, huy động vốn của ngân hàng không

thể tập trung hoàn toàn vào việc cho vay, bởi vì nếu chỉ tập trung vào hoạt động cho vay thì doanh số hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ phải bị phụ thuộc vào hoạt

động cho vay. Việc đầu tư vào các danh mục đầu tư rõ ràng là giải pháp tích cực nhằm tăng tính đa dạng của danh mục tài sản Có, nhờđó hạn chế tỷ lệ rủi ro và tăng thu nhập tổng thể cho danh mục tài sản.

Hỗ trợ quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng và những rủi ro khác

Trước hết ngân hàng có thể sử dụng danh mục đầu tư để quản lý rủi ro lãi suất. Chứng khoán cho phép các ngân hàng điều chỉnh độ nhậy theo lãi suất một cách nhanh chóng vì có thể mua bán chúng tức thời với thời gian đáo hạn tùy ý.

Thứ hai, ngân hàng có thể sử dụng hoạt động đầu tư để làm hạ bớt rủi ro tín dụng. Các hoạt động đầu tư nằm trong phạm vi từ không rủi ro cho tới có rủi ro vừa phải và cũng có mức tương đương với các khoản cho vay có chất lượng tốt của ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng có thể sử dụng hoạt động đầu tưđể quản lý nguồn vốn có rủi ro, cụ thể là ngân hàng có thể lựa chọn đầu tư nguồn tài chính vào chứng khoán thay vì các khoản cho vay, với mục đích tránh dự trữ vốn cao hơn quy đinh.

Góp phần gia tăng lợi nhuận, đầu tư chứng khoán có lãi suất cốđịnh điều đó sẽ

làm ổn định thu nhập và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, tùy mỗi trường hợp đầu tư mà ngân hàng cần phải lựa chọn và xác định cụ thể để hoạt động đầu tư

- Xây dựng chính sách quản lý danh mục đầu tư

Ngân hàng phải xây dựng các chính sách đầu tư hữu hiệu phù hợp với đặc tính và điều kiện của mình. Bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

9 Xây dựng chính sách đầu tư trên cơ sở đảm bảo những mục tiêu an toàn, hiệu quả, trong đó an toàn là mục tiêu được ưu tiên nhất.

9 Xác định cơ cấu danh mục đầu tư theo nhóm thanh khoản và nhóm đầu tư

tạo thu nhập, cụ thể là đầu tư chứng khoán nào và có tỷ trọng là bao nhiêu. 9 Xác định tỷ trọng của khoản mục đầu tư trong tổng tài sản Có của ngân

hàng.

9 Xác định rõ khả năng cầm cố chứng khoán, chiết khấu hoặc tái chiết khấu khi nhu cầu vốn phát sinh.

9 Duy trì khối lượng nguồn tài chính sẵn có sau các quy định về thanh khoản, bao gồm cả việc đáp ứng nhu cầu vay vốn trên thị trường.

9 Xác định khả năng sinh lời của hoạt động đầu tư so với các hình thức cạnh tranh khác.

9 Trong chính sách đầu tư, cần lựa chọn đầu tư vào các công cụ tài chính có khả năng thanh khoản cao, để dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư khi có yêu cầu.

Chính sách đầu tư cần phải vận dụng phù hợp với những điều kiện tại ngân hàng. Định kỳ lập các báo cáo về tình hình đầu tư nộp cho Ban điều hành hay Hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)