- Tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Để vượt qua khủng hoảng và suy thoái kinh tế trong giai đoạn cuối năm 2008
đến nay, Chính Phủ Việt Nam đã áp dụng một loạt biện pháp kích thích tài chính như: Cắt giảm tạm thời 30% tỷ lệ thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ
trợ thêm tài chính cho các hộ nghèo, hỗ trợ lãi suất 4% và thúc đẩy việc chi tiêu cho cơ
sở hạ tầng.
Tuy nhiên, năm 2011 lạm phát đã tăng trở lại. Nguyên nhân bắt nguồn từ giá tiêu dùng thế giới cao hơn do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và sự gia tăng nhanh của cung tiền trong nước, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát khá cao so với các nước trong khu vực Châu Á. Lạm phát đã tạo ra tình trạng khan hiếm của tiền đồng và dẫn
đến ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản.
Để tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, Chính phủ cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân
sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ
thâm hụt ngân sách, xác định các công trình kém hiệu quả và các công trình chưa thực sự cần thiết để có sựđiều chỉnh thích hợp.
Tăng sản lượng lượng thực thực phẩm, hiện nay tiềm năng tăng trưởng của
nước ta còn rất lớn, vì vậy phát triển sản phẩm là giải pháp, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tạo nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Cân đối cung cầu về hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề thiết yếu để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.
3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản trị danh mục cho vay của ngân hàng, có chế tài cụ thể khi các ngân hàng vi phạm.
Thực tế những năm qua cho thấy, một hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý tài sản Có nói chung, cụ thể là hoạt động quản trị danh mục cho vay, quản lý thanh khoản, quản lý hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết.
Các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng sở hữu ngoài nhà nước, thường có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận càng cao càng tốt, nên việc chạy theo nhu cầu thị
trường rất dễ xảy ra. Ở góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng Nhà nước cần phải đưa ra các quy định để hạn chế bớt sự nóng vội của các ngân hàng trong việc tìm kiếm lợi nhuận, ổn định tình hình chung. Mặc dù thời kỳ qua, ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực, đưa ra một số văn bản nhằm giới hạn hoạt động cho vay trong một số ngành/ lĩnh vực kinh tế, cũng như các văn bản quy định đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, như các Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; thông tư 13/2010/TTNHNN; thông tư 19/2010/TT-NHNN… tuy nhiên nội dung các quy định này chưa đầy đủ, thời điểm ban hành chậm trễ và thường mang tính thời điểm, nên có hiệu lực ngắn. Vì vậy, thời gian tới, để hướng dẫn cho các ngân hàng thương mại thực hiện đa dạng hóa, tránh rủi ro tập trung tiềm ẩn trên danh mục, thiết nghĩ ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các quy định chi tiết hơn, về mức đa dạng hóa danh mục, về giới hạn an toàn cho phép. Trường hợp phát hiện các ngân hàng vi phạm phải có chế tài phạt thích hợp. Đó là biện pháp cần thiết để đưa hoạt động quản lý tài sản có nói chung và hoạt động quản lý danh mục cho vay, quản lý thanh khoản, quản lý hoạt động đầu tư nói riêng vào khuôn khổ, nhất là trong giai đoạn kỹ
năng quản trị của các ngân hàng còn yếu kém.
- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng
Nhưđã phân tích trong chương 2, cách tính toán trích dự phòng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN không sát đúng với thực tế rủi ro của mỗi ngân hàng. Việc gộp chung nguồn bù đắp cho cả hai loại tổn thất khác nhau đều từ dự phòng và trích lập từ
chi phí kinh doanh, khiến cho các ngân hàng tốn kém hơn mà chưa hẳn đã an toàn hơn. Chính vì văn bản hiện tại để tính toán trích lập dự phòng chưa chính xác, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành TT02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 quy định về
“phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro”, văn bản này sẽ thay thế văn bản hiện tại như quyết định 457,
quyết định 493 và áp dụng vào ngày 01/06/2013. Đây là thông tư sẽ hướng cho hệ
thống ngân hàng đến các chuẩn mực an toàn, rút ngắn khoảng cách với khu vực và thế
giới. Tuy nhiên, nếu áp dụng Thông tư 02 vào lúc này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các ngân hàng, và một số khó khăn như sau:
Thông tư 02 thay đổi cách thức phân nhóm nợ, đánh giá chính xác và sát sao hơn tình hình khách hàng, điều đó khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, số doanh nghiệp không còn vay nữa sẽ tăng vọt vì không đủ
tiêu chuẩn vay... ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng
Thông tư 02 còn nhiều nội dung chưa được hướng dẫn rõ ràng sẽ là cho các Tổ
chức tín dụng lúng túng trong quá trình thực hiện
Thông tư 02 thay đổi rất nhiều về phân loại nợ và trích lập dự phòng nhưng thời gian hiệu lực quá gấp. Do vậy, nhiều ngân hàng và các khách hàng chưa kịp chuẩn bị
việc ứng dụng và các biên pháp phòng chống giải quyết nợ xấu.
Với những lý do trên, người viết có một sốđề xuất cụ thể như sau:
Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho các tổ chức tín dụng về cách tính, phân loại và trích lập dự phòng khi thực hiện ứng dụng Thông tư 02.
Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn tiếp tục suy giảm, khó khăn chưa có điểm dừng như hiện nay, nên áp dụng thông tư 02 đối với nợ nhóm 5 trước, dần dần đánh giá từng nhóm.
- Chỉnh sửa quy chế mua bán nợ cho phù hợp với thị trường để mở rộng hình thức này trong thời gian tới
Những nội dung trong quy chế hiện tại nên điều chỉnh là:
Thứ nhất: Có quy định cụ thể về mua bán nợ thông thường, không chỉ có nợ
xấu, đồng thời không nên quy định giá tối thiểu giao dịch mà nên để giá hình thành từ
Thứ hai: Mở rộng đối tượng tham gia vào mua bán nợ, nhất là các công ty bảo hiểm, các quỹđầu tư…
- Phát triển thị trường tiền tệ
Nền kinh tế muốn phát triển thì các thị trường phải được vận hành một cách
đồng bộ, nhưng quan trọng nhất và giữ vai trò tạo sự gắn kết, liên thông giữa các thị
trường chính là thị trường tiền tệ bởi vì tiền chính là dòng chảy lưu thông giữa các thị
trường khác trở nên đông cứng, không thể vận hành được.
Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp đã và đang thực hiện nhằm phát triển thị trường tiền tệ, như hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng khả năng giám sát thị
trường, tạo sân chơi bình đẳng …Những vấn đề cốt lõi để phát triển cơ sở hạ tầng là củng cố các thành viên thị trường. Ngoài việc nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các trung gian tài chính, nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thông tin thị
trường của các thành viên thị trường thì vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc chỉ đạo thị trường, chủđộng tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường là rất quan trọng. Điều này trước hết tạo tâm lý tốt cho các trung gian tài chính, mà mục tiêu chủ yếu là các ngân hàng thương mại không phải để dự trữ thanh khoản nhiều, nhất là trong những thời điểm nhu cầu rút tiền lớn. Với mức dự trữ thanh khoản phù hợp với nhu cầu rút tiền hàng ngày của nền kinh tế, thì những tác động về cung tiền và lãi suất Ngân hàng Nhà nước mới làm cho các trung gian tài chính phản ứng nhanh trước những thay đổi
đó.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản – làm định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường Liên ngân hàng, thị
trường tiền tệ theo hướng khuyến khích các ngân hàng thương mại vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ
động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượng tiền cung ứng sẽđược điều tiết hợp lý đểđảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.
Đồng thời, việc xem sao tìm hiểu cơ chế tác động của cung tiền, lãi suất chỉ đạo
đến thị trường tiền tệ, đến tăng trưởng và lạm phát trong điều kiện thị trường tiền tệ
còn non yếu là vấn đề rất cần thiết. Việc tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực tiền tệ – cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệđến thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ cơ sở lý thuyết ở chương 1 và cơ sở thực tiễn trong chương 2, chương 3 của luận văn đã nêu ra một số giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động quản lý tài sản có tại HDBank. Những nội dung đã giải quyết trong chương 3 gồm có:
Thứ nhất: Luận văn nêu lên các định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh, lộ trình thực hiện kế hoạch tại HDBank từđây đến năm 2020.
Thứ hai: Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài sản Có gồm các nhóm: nhóm giải pháp tài chính; nhóm giải pháp tổ chức hoạt động quản trị tài sản Có, nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng hiện
đại…; Đây là những nội dung đặc trưng của quản trị danh mục hiện đại và được xem là những đề xuất mới trong điều kiện Việt Nam, mang ý nghĩa đột phá trong việc chuyển từ cách thức quản trị hiện tại sang quản trị theo xu hướng hiện đại.
Thứ ba: Bên cạnh các giải pháp dành cho đối tượng chính là HDBank, luận văn còn đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ, kiến nghị với ngân hàng Nhà nước nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, hỗ trợ tạo điều kiện cho các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài sản Có có tính khả thi cao. Đó là các khuyến nghị về việc tiếp tục ban hành các văn bản giám sát và hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường hiệu quả của công tác giám sát, ổn định kinh tế vĩ mô…
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quản lý tài sản Có là một công việc khó khăn phức tạp. Nó đòi hỏi khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định, sự chặt chẽ trong quá trình thực hiện và sự uyển chuyển, linh hoạt trong việc điều chỉnh.Đây là điều mà các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và HDBank nói riêng còn thiếu. Xuất phát từ nhận định như vậy, mục tiêu của luận văn tập trung vào nghiên cứu
thực tiễn công tác quản lý tài sản Có tại HDBank trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, từ đó chỉ ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp thích hợp để hoàn thiện hoạt động này. Với kết cấu 3 chương, nội dung của luận văn đã đạt được các kết quả sau đây:
Về mặt lý luận: Luận văn đã tập hợp đầy đủ và có tính hệ thống những lý luận căn bản nhất về hoạt động quản lý tài sản có, từ quản lý tài sản dự trữ, quản lý hoạt động cho vay, quản lý hoạt động đầu tư…từđó nêu những phương pháp quản lý cho từng hoạt động cụ thể.
Về mặt thực tiễn: Thông qua phân tích về thực trạng quản lý tài sản Có tại HDBank, đánh giá những kết quảđạt được trong công tác quản trị, luận văn cũng chỉ ra những hạn chếđang tồn tại trong công tác quản lý tài sản Có tại ngân hàng. Từđó giải quyết vấn đề lớn nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản có, đó là xây dựng cơ chế
quản trị tài sản theo hướng ngân hàng hiện đại, phát triển hệ thống, tư duy quản lý có tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Với những kết quả nói trên, luận văn chỉ mong góp phần nhỏ bé vào việc đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản Có tại Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM. Luận văn được thực hiện với sự tìm tòi và cố gắng tối đa, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô trong Hội đồng cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu của mình.
1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
2. GS.TS Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng Thương mại,Nhà xuất bản lao động xã hội.
3. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
5. Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
8. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS. Hoàng Hùng, Ths. Lê Thị Hồng Phú, Ths. Nguyễn Quốc Anh (2012), Quản trị ngân hàng Thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương đông.
9. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng Thương mại (bản dịch), Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
10.Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản tài chính.
11.Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (2009), Quyết định số 835A/2009/QĐ-TGĐ về việc ban hành Quy trình cấp tín dụng của Ngân
hàng TMCP Phát triển Tp.HCM.
12.Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (2011), Quyết định số 22/2011/QĐ-TGĐ về việc ban hành Quy định hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM.
14.Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (2012), Quyết định số 254/2012/QĐ-TGĐ về việc ban hành Quy định dư nợ theo ngành nghề và theo mục đích của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM.
15.Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (2013 -2020), Chiến lược kinh doanh, số liệu ước tính của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM.
16.Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012), báo cáo thường niên của TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh từ 2010 – 2012.
17. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012), báo cáo kiểm toán của TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh từ 2010 – 2012.
18.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN