Tình hình hoạt động đầu tư tại HDBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 64 - 67)

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2011 2012

%2012/ 2011

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán        5,804,616          8,955,689     10,372,146          0.16

Chứng khoán nợ        5,485,460          8,595,663       8,472,157        (0.01)

Chứng khoán Chính phủ        2,202,460          2,348,532       4,469,157          0.90

Chứng khoán nợ do các TCTD khác

trong nước phát hành        2,100,000          3,609,131       1,700,000        (0.53)

Chứng khoán nợ do các TCKT

trong nước phát hành        1,183,000          2,638,000       2,303,000        (0.13)

Chứng khoán vốn        319,156       360,026       1,899,989          4.28

Chứng khoán vốn do các TCTD khác

trong nước phát hành        142,133       150,274       1,683,172       10.20

Chứng khoán vốn do các TCKT k hác

trong nước phát hành        177,023       209,752       216,817          0.03

Dự phòng giảm giá chứng khoán sẵn

sàng để bán       (90,863)        (174,895)         (122,163)        (0.30) Chứng khoán đầu tư giữđến ngày đáo hạn       1,738,095          1,890,778       1,486,434        (0.21)

Chứng khoán Chính phủ        44,221        41,040        3,598        (0.91)

Do các TCTD khác trong nước phát hành        950,000       300,000       200,000        (0.33)

Do các TCKT trong nước phát hành        743,874          1,549,738       1,282,836        (0.17)

̉ NG CỘ NG CHỨNG KHOÁ N ĐẦ U TƯ        7,451,848       10,671,572     11,736,417          0.10

Góp vốn, đầu tư dài hạn        169,862       199,178       57,616        (0.71)

Đầu tư dài hạn khác          169,862       199,178        57,616      (0.71)

Năm

Chỉ tiêu

Nguồn Báo cáo kiểm toán HDBank năm 2010, 2011 và 2012 [16 ]

Số liệu trong bảng 2.16 cho thấy cơ cấu chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động đầu tư, điều này cho thấy HDBank luôn quan tâm đến vấn đề thanh khoản của ngân hàng.

Trong chỉ tiêu chứng khoán sẵn sàng để bán thì chứng khoán nợ trong năm 2011 tăng trưởng 57% so với năm 2010 đạt 8,595 tỷ đồng; năm 2012 chứng khoán nợ có phần giảm nhẹ 1% so với năm 2011 đạt 8.472 tỷđồng.

Đứng thứ 2 là chứng khoán vốn, chứng khoán vốn tăng liên tục trong ba năm gần đây, đặc biệt là năm 2012 tăng 428% so với năm 2011 đạt 1,899 tỷđồng.

Đứng thứ 3 là chứng khoán đầu tư giữđến ngày đáo hạn, đây cũng là hình thức

ngày đáo hạn là các chứng khoán mà ngân hàng mua nhằm mục đích hưởng lãi suất cao và ngân hàng giữ các chứng khóan này đến ngày đáo hạn.

Ngoài hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư, HDBank còn tham gia vào góp vốn các tổ chức kinh tế như là góp vốn vào các công ty Bất Động Sản, hãng Hàng Không Vietjet, trường đại học, các công ty công nghiệp… nhằm đa dạng hóa các danh mục đầu tư.

2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN

CHẾ TRONG VIỆC QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ

2.3.1. Kết quảđạt được

2.3.1.1. Công tác quản lý tài sản dự trữ

- Quản lý dự trữ bắt buộc

HDBank thực hiện quản lý dự trữ bắt buộc khá tốt, vì qua phân tích ở mục 2.2.1.2 ta thấy, HDBank luôn cân đối giữa yêu cầu dự trữ với trạng thái dự trữ thực tế, từ đó HDBank có thể duy trì dự trữ bắt buộc đúng theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

- Quản lý dự trữ thanh khoản

HDBank luôn kiểm soát được khả năng tiền mặt, tiền gửi và cho vay tại các Tổ

chức tín dụng khác nhằm đáp ứng chi trả ngắn hạn đối với khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tưđược HDBank chú trọng tăng trưởng trong những năm gần đây cũng là hình thức tăng cường dự trữ thanh khoản cho HDBank.

HDBank đã xây dựng và áp dụng các phương pháp đo lường dự trữ tài sản riêng trong quản trị nội bộ dựa trên phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và phương pháp phân tích thanh khoản động từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số dự trữ thanh khoản

đồng thời dự báo nguồn thanh khoản của ngân hàng.

HDBank đã xây dựng một số định mức cho dự trữ tiền mặt và tiền gửi tại Tổ

chứ tín dụng khác. Việc thiết lập định mức nhằm phục vụ cho hai mục đích: Đối với những người thực hiện buộc họ phải thực hiện đúng theo khuôn khổ của ngân hàng để

nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về nhu cầu hay dự báo tài sản dự trữđồng thời giúp ngân hàng hạn chếđược những rủi ro ban đầu.

2.3.1.2. Công tác quản lý hoạt động cho vay

Công tác quản lý hoạt động cho vay được HDBank thực hiện tuần tự từ việc thiết lập các danh mục cho vay, theo đó HDBank đã xây dựng các chính sách và các quy định như chính sách giới hạn cho vay, chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng …nhằm quản trị hoạt động cho vay theo thông lệ quốc tế cũng như hạn chế rủi ro trong danh mục cho vay. Kếđến là giám sát danh mục cho vay, HDBank cũng xây dựng các quy trình giám sát danh mục cho vay như quy trình giám sát cấp tín dụng, quy trình giải ngân, quy trình xử lý nợ có vấn đề, trong mỗi quy trình sẽ phân định rõ trách nhiệm từng người, từng phòng ban, nhờ đó làm tăng chất lượng công việc tại các bộ

phận. Bên cạnh đó, giám sát danh mục cho vay do nhiều bộ phận giám sát sẽ góp phần hạn chế và phát hiện những sai sót, rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp và rủi ro xảy ra đối với khách hàng.

Việc hình thành khối Quản lý rủi ro tại Hội sở đã làm tăng tính độc lập trong phân tích, thẩm định, phê duyệt tín dụng và giám sát chất lượng tín dụng.

HDBank đã vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây cũng là một trong những khâu quan trọng trong việc cấp tín dụng, vì nhờ vào kết quả đánh giá xếp hạng khách hàng sẽ góp phần hỗ trợ cho quá trình ra quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)