Quản lý tài sản dự trữ theo quy định tại HDBank dựa trên phương pháp: Phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động để dự báo nhu cầu dự trữ thanh khoản. - Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh, là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo dự trữ thanh khoản. Tại HDBank, các chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng trong phân tích thanh khoản tĩnh: Chỉ số dự trữ sơ cấp, chỉ số dự trữ thanh toán, chỉ số cho vay/tiền gửi. Hằng năm các chỉ số này được xem xét đánh giá điều chỉnh, năm 2012 HDBank quy định tương
ứng các chỉ số trên với tỷ lệ là >=5%; >=25%; <=80%, trong trường hợp vượt 15% của mỗi hạn mức quy định HDBank sẽ tiến hành điều chỉnh các chỉ số này. Các chỉ số dự
trữ sơ cấp và chỉ số dự trữ thanh toán được HDBank tính cụ thể như sau:
+ Chỉ số dự trữ sơ cấp = (dự trữ sơ cấp/tổng vốn huy động)*100%
Dự trữ sơ cấp gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi KKH tại các tổ
chức tín dụng.
+ Chỉ số dự trữ thanh toán = (Dự trữ thanh toán/nguồn vốn huy
động)*100%
Dự trữ thanh toán = Dự trữ sơ cấp + giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao + tiền gửi tổ chức tín dụng đến hạn trong một tháng tới.
- Phương pháp phân tích thanh khoản động, là phương pháp quản lý dự trữ
thanh khoản bằng cách dựđoán cung và cầu thanh khoản từđó đưa ra chính sách quản lý dự trữ thanh khoản. Ủy ban quản lý tài sản Nợ – có chịu trách nhiệm đảm bảo khả
thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các kỳ hạn: 1 ngày, 2 -7 ngày, 8 ngày – 1 tháng, 1 – 3 tháng, 3 – 6 tháng.
Ngoài ra, HDBank đã xây dựng các biện pháp xử lý trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản như: biện pháp giải quyết trong trường hợp thiếu hụt dự trữ thanh khoản tạm thời, thiếu hụt dự trữ thanh khoản cấp, thiếu hụt thanh khoản trong toàn hệ thống. Mỗi biện pháp sẽ có những hướng giải quyết riêng nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ thanh khoản.
- Kết quả quản lý tài sản dự trữ
9 Tình hình thực hiện dự trữ pháp định
HDBank thực hiện dự trữ pháp định (dự trữ bắt buộc) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hội sở sẽ tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải thực hiện cho từng chi nhánh căn cứ trên số dư huy động tháng trước của chi nhánh đó. Trên cơ sở đó, các chi nhánh tại TPHCM duy trì dự trữ bắt buộc bình quân trên tài khoản thanh toán nội bộ tại Trung tâm thanh toán, các chi nhánh khác địa bàn TPHCM duy trì tiền gửi dự trữ bắt buộc bình quân tại Ngân hàng Nhà nước nơi chi nhánh hoạt động. Sau đây là kết quả dự trữ
dự trữ bắt buộc tại HDBank. BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC CỦA HDBANK Đơn vị tính: Tỷđồng 2010 2011 2012 VND (Triệu đ) 313,970 461,357 520,443 USD 6,819,0302,300,150 5,212,000 VND (Triệu đ) 313,970 461,357 520,443 USD 6,819,0302,300,150 5,212,000 VND (Triệu đ) 0 0 0 USD 0 0 0 Năm
Số tiền DTBB bình quân theo quy định
Tiền gửi DTBB bình quân tại NHNN theo thực tế
Thừa/thiếu DTBB
Chỉ tiêu Loại tiền
Nguồn báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011 và 2012 [2]
Qua bảng 2.2, ta thấy HDBank luôn duy trì tiền dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Số tiền dự trữ bắt buộc qua
các năm giữa quy định của Ngân hàng Nhà nước và tình hình thực tếđều ngang bằng nhau.
9 Tình hình thực hiện dự trữ thanh khoản
+ Dự trữ tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại các ngân hàng khác
Đối với khoản mục tiền mặt tại quỹ, HDBank luôn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài khoản nội, ngoại tệ, đảm bảo khả năng thanh toán, an toàn kho quỹ.
BẢNG 2.3 BÌNH QUÂN DỰ TRỮ TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC ĐVT: Tỷđồng Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Thực hiện Kế hoạch Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Thực hiện Kế hoạch Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Tiền mặt 663 650 1.02 1037 1020 1.02 1041 1000 1.04 Tiền gửi tại các ngân hàng khác 708 700 1.01 666 650 1.02 3 3 1.00 2010 2011 2012 Năm
Nguồn Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011 và 2012 [3]
Qua bảng 2.3 ta thấy:
+ Dự trữ tiền mặt bình quân, mức dự trữ này của HDBank tăng liên tục trong ba
năm và luôn chạm mức kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:
Năm 2010 đạt 663 tỷđồng đạt 102% kế hoạch 2010 đề ra.
Năm 2011 đạt 1,037 tỷ đồng tăng 85% so với năm 2011 và đạt 102% kế hoạch 2011 đề ra.
Qua phân tích ở trên cho thấy HDBank thực hiện nghiêm túc lượng dự trữ tiền mặt không quá thặng dư cũng không quá thâm hụt, luôn đạt kế hoạch dự kiến để chi trả
khi khách hàng khi có nhu cầu.
+ Tiền gửi bình quân tại các ngân hàng khác, đối với khoản mục này nhìn
chung HDBank có sự sụt giảm mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm 2012 tiền gửi bình quân tại các ngân hàng khác chỉ duy trì 3 tỷđồng. Điều này một lần nữa cho thấy năm 2012 là năm hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, do đó lượng tiền gửi tại các ngân hàng của HDBank thấp. Tuy nhiên mặc dù sụt giảm nhưng HDBank đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch dự kiến.
Tiền mặt và tiền gửi tại các ngân hàng khác là tài sản dự trữ có tính thanh khoản cao nhất đặc biệt là tiền mặt nhưng thường không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp mà chủ
yếu đáp ứng khả năng chi trả hằng ngày, do vậy việc xem xét cân đối duy trì khoản mục này ở một tỷ lệ hợp lý là rất cần thiết. Theo đó, để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, năm 2012 HDBank đã đưa ra quy định về định mức bình quân cho từng loại tiền hằng ngày qua bảng 2.4 như sau:
BẢNG 2.4 ĐỊNH MỨC BÌNH QUÂN TỪNG LOẠI TIỀN
Chỉ tiêu VNĐ USD
Tiền mặt tồ n quỹ bình quân /huy độ ng TCKT và
cá nhân bình quân >=3% >=8%
Tiền gửi thanh toán tại các TCTD ( không bao gồ m DTBB)/
huy độ ng từ TCTD bình quân >=1% >=2%
Nguồn chính sách dự trữ HDBank [4]
Thực tế cho thấy HDBank đã thực hiện đúng theo quy định cho từng loại tiền, sau đây là số liệu bình quân hằng ngày năm 2012 của tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi thanh toán tại Tổ chức tín dụng:
Chỉ tiêu VND (tỷ đ) USD (nghìn USD)
Tiền mặt tồ n quỹ (gồ m Hộ i sở, SGD/CN) 785 5,100 Tiền gửi thanh toán tại các TCTD ( gồ m Hộ i sở, SGD
/CN) (không bao gồ m DTBB theo quy định NHNN)
Huy độ ng từ TCKT và CN bình quân 25,342 64,000 Huy độ ng từ Tổ chức tín dụng bình quân 3 142 % tiền mặt tồ n quỹ/huy độ ng TCKT và CN bình quân 0.03 0.08 % tiền gửi thanh toán/huy độ ng từ TCTD bình quân 0.01 0.02
0.03
3
Nguồn báo cáo quản lý rủi ro HDBank [5]
Bên cạnh quy định chung về định mức dự trữ tiền mặt toàn hàng qua bảng 2.5, Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ còn quy định vềđịnh mức dự trữ từng loại tiền tệ
cho từng chi nhánh, mỗi khu vực có một chi nhánh đóng vai trò là đơn vị điều phối của khu vực. Theo đó, chi nhánh nào phát sinh dự trữ thanh khoản vượt định mức dự trữ
thanh khoản bình quân tối đa cho phép, phải thực hiện điều chuyển số lượng thanh khoản vượt định mức cho đơn vịđiều phối chậm nhất trong ngày làm việc hôm sau.
9 Dự trữ đối với các chứng từ có giá
Để thực hiện dự trữđối với các chứng từ có giá đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả cao, HDBank đã phân chia từng kỳ hạn cho từng khoản mục chứng từ có giá.
BẢNG 2.6 TÌNH HÌNH DỰ TRỮ CHỨNG TỪ CÓ GIÁ Đơn vị tính: Tỷđồng Năm Kỳ hạn Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán đầu tư Gó p vố n đầu tư dài hạn Đến 1 tháng 207 2,904 1-3 tháng 3-12 tháng 3,010 1-5 năm 5,945 61 Trên 5 năm 207 11,859 61 Đến 1 tháng 371 1-3 tháng 1,800 3-12 tháng 3,173 1-5 năm 5,501 199 Trên 5 năm 10,845 199 Đến 1 tháng 734 1-3 tháng 630 3-12 tháng 1,847 1-5 năm 1,599 169 Trên 5 năm 256 - 4,810 425 2012 2011 2010 TỔ NG CỘ NG 2010 TỔ NG CỘ NG 2012 TỔ NG CỘ NG 2011
Nguồn Báo cáo tài chính HDBank năm 2010, 2011 và 2012 [6 ]
Qua bảng 2.6 ta thấy trong năm 2012, dự trữ giấy tờ có giá ở kỳ hạn ngắn (trong vòng 1 tháng) đã tăng mạnh trên 2600 tỷđ so với 2011. Điều này cho thấy HDBank rất quan tâm đến vấn đề thanh khoản, khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh, lượng tiền mặt không đủ đáp ứng, HDBank có thể hoán chuyển nhanh chóng các chứng khoán trên thành tiền mặt đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản.
9 Kết quả quản lý dự trữ thanh khoản thông qua các chỉ số tại HDBank
BẢNG 2.7 BÁO CÁO CÁC CHỈ SỐ AN TOÀN QUAN TRỌNG CỦA HDBANK
Đơn vị tính: %
Chỉ số 2010 2011 2012 Giới hạn QĐ
Tỷ lệ khả năng chi trả ngay 0.21 0.26 0.17 >=0.15 NHNN Tỷ lệ khả năng chi trả từ 2 - 7 ngày 1.85 2.56 1.74 >=1 NHNN Tỷ lệ khả năng chi trả 8- 30 ngày 1.15 1.27 1.05 >= 0.25 NHNN Chỉ số dự trữ sơ cấp bình quân 0.13 0.15 0.08 >=0.5 HDBank Chỉ số dự trữ thanh toán bình quân 0.39 0.51 0.35 >=0.25 HDBank Chỉ số trạng thái tiền mặt
(TM+TG TCTD/TS có ) 0.27 0.23 0.16 Chỉ số chứng khoán thanh khoản
(ck kinh doanh + ck sẵn sàng để
bán/TS có ) 0.17 0.20 0.20 Dư nợ/tiền gửi KH 0.56 0.51 0.56 Vố n điều lệ (tỷ đồ ng) 2,000 3,000 5,000
Nguồn báo cáo quản lý rủi ro HDBank năm 2010, 2011 và 2012 [7]
Từ bảng 2.7 cho thấy:
Tỷ lệ khả năng chi trả của HDBank qua ba năm 2010, 2011, 2012 không những
đáp ứng khả năng chi trả theo quy định TT 13/2010/TT-NHNN, đáp ứng quy định HDBank đề ra mà còn vượt mức an toàn rất nhiều. Như vậy, HDBank luôn đủ tài sản dự trữ mà cụ thể là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng được các tài sản nợ phải trả ngay. Có thể nói, tỷ lệ về
khả năng chi trả của HDBank luôn được đảm bảo và khá an toàn.
Chỉ số chứng khoán thanh khoản: Chỉ số chứng khoán thanh khoản tăng qua các
năm, chứng tỏ HDBank ngày càng quan tâm đến vấn đề thanh khoản để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng.
Chỉ tiêu vốn điều lệ năm 2012 đã tăng lên 5000 tỷ đồng, thực hiện vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều này sẽ giúp khả năng thanh khoản HDBank ngày càng tốt hơn.
Dư nợ/tiền gửi khách hàng: Tỷ lệ này thực hiện đảm bảo theo thông tư 13 của
Ngân hàng Nhà nước <80%, bên cạnh đó tỷ lệ này giảm sút qua các năm 2010, 2011 và tăng nhẹ trong năm 2012 điều này chứng tỏ, trong thời gian qua HDBank xiết chặt tín dụng, tập trung đôn đốc và thu hồi nợ khách hàng.
2.2.2. Quản lý hoạt động cho vay
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức, các chính sách, quy định, quy trình trong quản lý hoạt động cho vay tại HDBank
- Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức tại HDBank
Hội sở đã phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư tín dụng…thực hiện đúng quy
định của pháp luật đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Mô hình tổ chức và hoạt động tín dụng theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có các nghiệp vụ tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở, các chi nhánh, phòng giao dịch chủ yếu làm chức năng bán hàng.
Tại Hội sở phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng đưa ra ý kiến về cấp tín dụng, giám sát quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng, Phòng quản lý nợ thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay, Phòng Tái thẩm định thực hiện thẩm
định, Phòng xử lý nợ thực hiện công tác xử lý các khoản nợ xấu. - Chính sách quản lý tín dụng đang được áp dụng tại HDBank
9 Giới hạn kiểm soát quản lý hoạt động tín dụng
Tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổng dư nợ cấp tín dụng so với vốn tự có của ngân hàng không vượt quá 15%
cho một khách hàng; 25% nhóm khách hàng có liên quan; 10% cho một công ty con, một công ty liên kết của ngân hàng hoặc một doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát; 20% cho tất cả các công ty con, công ty liên kết mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát.
Bên cạnh đó, HDBank quy định thêm tổng mức cho vay đối với 10 khách hàng lớn nhất không vượt quá 30% và đối với 1 ngành hoặc 1 lĩnh vực không vược quá 10% so với tổng cho vay của ngân hàng.
Trong trường hợp đặc biệt, do diễn biến thực tế của thị trường, cho vay một mặt hàng/lĩnh vực đầu tư có thể lên đến 15% so với tổng cho vay song phải được HĐQT phê duyệt.
Tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3% tổng dư nợ.
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo đạt tối thiểu 60% so với tổng dư nợ. 9 Quy trình tín dụng
Hiện nay HDBank đang áp dụng quy trình tín dụng theo Quyết định 835A/QĐ
–TGĐ và Quyết định 960/TGĐ về quản lý hỗ trợ tín dụng tập trung. Đây là hướng dẫn nội bộ của HDBank về trình tự xử lý các bước trong quá trình xác định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng. Trong quy trình yêu cầu các đơn vị kinh doanh, các bộ phận có liên quan phải việc thực hiện cấp tín dụng tuân thủ các quy định của Pháp luật và HDBank; chú trọng chặt chẽ các bước kiểm tra, giám sát khoản tín dụng sau khi được cấp và phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro phát sinh; đảm bảo tính độc lập, khách quan trong đánh giá rủi ro giữa các bộ phận thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng đồng thời phân tách rõ trách nhiệm các bộ phận tham gia quy trình cấp tín dụng.
9 Quản lý tín dụng đối với khách hàng
Đối với khách hàng định chế tài chính và khách hàng doanh nghiệp, HDBank
áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro và thực hiện phê duyệt giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng.
Đối với khách hàng là thể nhân, HDBank áp dụng các nguyên tắc thích hợp
đánh giá năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở an toàn và phù hợp thực tiễn.
Tùy theo điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, Hội đồng tín dụng có thể quy định