Công tác quản lý hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 68 - 69)

- Về cơ cấu danh mục cho vay

Một là mặc dù kế hoạch hằng năm của HDBank là đưa ra danh mục cho vay với cơ cấu dự kiến, cũng như xây dựng giới hạn cần thiết cho từng ngành/ từng loại hình tín dụng. Tuy nhiên cơ cấu danh mục cho vay của HDBank vẫn còn tồn tại tính tự phát, tỷ trọng các loại cho vay hình thành ngẫu nhiên, bị dẫn dắt bởi thị trường. Theo bảng 2.14 danh mục cho vay theo ngành nghề, ta thấy HDBank tập trung vào hai lĩnh vực “Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình” và “ hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng” với số dư nợ khá lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ danh mục, điều này sẽ dẫn đến mất cân đối trong danh mục cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tập trung dồn vốn cho một số ngành nghề sẽ ảnh hưởng giới hạn an toàn trên toàn danh mục, gây khó khăn cho kết quả hoạt động của các năm kế tiếp và tác hại của chúng đối với ngân hàng thì sau một thời gian mới bộc lộđược.

Hai là cấu trúc danh mục cho vay thực tế khác hẳn so với dự kiến danh mục cho vay, qua bảng 2.15 ta đã thấy hầu hết các kết quả ngành nghềđều không đạt so với dự

kiến như ngành cà phê, sắn, nông lâm sản, dệt may.. . Tình trạng đó có thể là hậu quả

của hai nguyên nhân sau: thứ nhất các chỉ tiêu định hướng được xây dựng trên cơ sở dự

báo, rất khó chính xác, cộng thêm ý nghĩa định hướng nên không bắt buộc thực hiện, vì vậy nếu thực tế ngân hàng bị cuốn hút bởi thị trường, thì sự sai lệch giữa con số định hướng và con số báo cáo thực tế là không thể tránh khỏi; thứ hai có thể ngân hàng đã

thấy được sự lệch hướng đó nhưng không có các biện pháp điều chỉnh hiệu quả, vì vậy

đành chấp nhận báo cáo danh mục không nhưđịnh hướng ban đầu.

Ba là HDBank chưa có quy chế xác định lãi suất cho vay, quy trình hướng dẫn xác định lãi suất cho vay của từng sản phẩm tín dụng. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bốn là, hệ thống văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà nước để áp dụng chính sách sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chưa hoàn chỉnh, cụ thể là cách tính toán trích dự phòng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước là căn cứ vào tổn thất của từng khoản nợ đang hiện hữu, sau đó cộng gộp tổn thất của từng khoản thành tổn thất chung của cả danh mục, điều đó đã làm cho việc tính toán trích lập dự

phòng của HDBank chưa chính xác, nếu một danh mục bao gồm các khoản cho vay thuộc các ngành và nhóm khách hàng độc lập với nhau, thì khả năng xảy ra tổn thất cho danh mục sẽ thấp hơn trường hợp các khoản cho vay thuộc các nhóm khách hàng và các ngành có quan hệ phụ thuộc nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)