Tác động của thâm hụt ngân sách đếnlạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 31 - 33)

Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển cũng vẫn bội chi ngân sách. Tuy nhiên chính mức tăng chi tiêu của chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo, song song với việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cũng sẽ kéo theo các chi phí sản xuất tăng dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy. Mặt khác khi các nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao mà NSNN lại thiếu hụt dẫn đến không đủ nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển. Để bù đắp phần thiếu hụt, nhà nước có thể sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau:

Như đã trình bày ở mục 2.1.1.5, theo đó khi chính phủ vay tiền từ ngân hàng trung ương để tài trợ cho thâm hụt ngân sách tương đương với việc tạo thêm cơ số tiền tệ cho nền kinh tế, chính việc này có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa lượng tiền tệ trong lưu thông và sau cùng đẩy lạm phát tăng cao. Ở nhiều nền kinh tế, một bộ phận lớn thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng cách in thêm tiền và điều này chính là nguyên nhân gây ra lạm phát trầm trọng. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái, sản lượng thực tế (Y) của nền kinh tế thấp hơn sản lượng tiềm năng (Y*), thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện được mục tiêu ổn định hóa nền kinh tế bằng cách đưa nền kinh tế tiến gần đến mức sản lượng tiềm năng mà không gây ra lạm phát.

Hoặc chính phủ vay tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Khác với việc vay tiền từ ngân hàng trung ương, khi vay tiền từ ngân hàng thương mại không dẫn tới phát hành tiền, không làm tăng cơ số tiền tệ. Nhưng có thể dân đến tăng cung tiền do khả năng tạo bút tệ của các ngân hàng thương mại tăng lên nếu tỷ trọng cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại trong tổng thể nền kinh tế tăng lên. Và do đó cũng có thể gây nguy cơ lạm phát.

Nếu Chính phủ vay tiền ngoài ngân hàng bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, việc làm này cũng chứa đựng những rủi ro nhất định nếu như sử dụng chúng quá

thường xuyên để giải quyết thâm hụt NSNN. Đó là: (i) việc tài trợ thâm hụt ngân sách

bằng nợ, trong bối cảnh không gây ra lạm phát trong ngắn hạn thì lại có nhiều khả năng làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai, khi mà tỷ lệ nợ vay nợ so với mức sản phẩm

thực tạo ra trong nền kinh tế là liên tục tăng. (ii) Cũng giống như vay ngân hàng, vay

công chúng sẽ làm tăng cầu quỹ cho vay của nền kinh tế, đẩy lãi suất trong nước tăng, do đó làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân, gây nguy cơ lạm phát trong dài hạn.

Nếu Chính phủ vay tiền từ nước ngoài, giải pháp này được thực hiện thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, khả năng

dự trữ quốc tế để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của một số nước là khá hạn chế, hay đối với nhiều nền kinh tế phát triển (và một số nền kinh tế đang phát triển), việc vay nợ quá nhiều trong quá khứ và làm mất đi lòng tin vào khả năng trả nợ đã làm giảm đáng kể nguồn trả nợ này. Bên cạnh đó việc Chính phủ vay tiền từ nước ngoài cũng tạo dòng tiền chảy vào trong nước cũng làm tăng cung tiền do đó gây nguy cơ lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)