Dự đoán và kiểm định biến nội sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.6. Dự đoán và kiểm định biến nội sinh

Dựa trên bản chất mối quan hệ của các biến số kinh tế đã được trình bày ở mục

3.1.2 Chương 3, các biến số thâm hụt ngân sách (Fiscal deficit), cung tiền (Board

money), thu nhập bình quân đầu người (Gdp per capita) được dự đoán là các biến nội sinh.

Kiểm tra biến nội sinh: tiến hành kiểm định về tính nội sinh của các biến thâm hụt ngân sách, cung tiền, thu nhập bình quân đầu người theo kiểm định Hausman được đề xuất bởi Hausman (1978). Kiểm định này được thực hiện theo hai bước:

- Bước 1: Hồi qui biến nghi ngờ là biến nội sinh theo các biến còn lại, lưu phần dư. - Bước 2: Kiểm tra ý nghĩa thống kê của phần dư vừa được lưu trong mô hình hồi qui biến phụ thuộc theo các biến độc lập, chú ý là biến độc lập bị nghi ngờ là biến nội

Prob > F = 0.0010 F( 1, 4) = 73.891 H0: no first order autocorrelation

Nếu phần dư có ý nghĩa thống kê, ta kết luận biến nghi ngờ thực sự là biến nội sinh và ngược lại trường hợp phần dư không có ý nghĩa thống kê, ta kết luận biến nghi ngờ ban đầu không phải là biến nội sinh.

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định biến nội sinh

Coef. Std. Err. t P>t Conf.Interval] [95%

eFiscal deficit -0.3550 0.7986 -0.44 0.007 -1.9366 1.2265

eBroad Money 0.6530 0.2540 2.57 0.011 0.1499 1.1560

eGdppercapita -0.0072 0.0089 -0.82 0.416 -0.0249 0.0103

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 14

Các biến eFiscal deficit, eBroad Money, eGdppercapita là phần dư của mô hình hồi qui các biến độc lập theo các biến nghi ngờ có hiện tượng nội sinh. Ta lần lượt thay các biến phần dư này vào mô hình nghiên cứu (biến phần dư thế chỗ cho biến nghi ngờ có hiện tượng nội sinh). Kết quả tổng hợp tại bảng 4.9 cho thấy eFiscal deficit và eBroad Money có ý nghĩa thống kê ở mức alpha=5%, ta kết luận mô hình có các biến nội sinh Fiscal deficit và Broad Money.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)