Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 69 - 71)

Tuy tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam có xu hướng giảm thấp nhưng vấn đề cung tiền và thâm hụt vẫn đang trong tình trạng lo ngại. Vì vậy tác giả gợi ý một số chính sách như sau:

Thứ nhất, cân đối chi tiêu ngân sách

quả bằng cách đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Tuy nhiên, cần phải có cách đánh giá toàn diện hiệu quả chi tiêu công theo các lĩnh vực khác nhau, không nên cắt giảm đồng loạt các chi tiêu theo một tỷ lệ cố định nào đó, thực hiện rà soát, đánh giá chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, thủ tục chưa hoàn thành sang các công trình cấp bách, hiệu quả kinh tế cao hoặc hướng tới các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể tham gia cùng. Ngoài ra, các khoản chi tiêu thường xuyên cũng cần được tra soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết.

Kiểm soát các khoản đầu tư công của doanh nghiệp Nhà nước bằng cách thành lập một Hội đồng thẩm định đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước độc lập, nhiệm vụ của Hội đồng sẽ đánh giá, thẩm định toàn diện khách quan các dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. Các kết luận của Hội đồng sau đó sẽ được công bố rộng rãi. Đồng thời, Hội đồng cũng đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước theo các tiêu chí về lợi nhuận, công nghệ, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách... dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục cổ phần hóa, tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp tư nhân trên thị truờng.

Thứ hai, kiểm soát cung tiền tệ

Việc mở rộng cung tiền quá nhanh nhằm đạt mục tiêu phát triển và mức thâm hụt cao sẽ là nguyên nhân chủ yếu đẩy lạm phát tăng trở lại trong thời gian tới. Bản thân cung tiền lại là hệ quả của sự kết hợp giữa chủ động trong điều hành vĩ mô và quy mô quá lớn của các dòng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn từ bên ngoài chảy vào. Để giữ được mức lạm phát thấp và hướng tới tăng trưởng bền vững thì Việt Nam cần xác định

mục tiêu cụ thể trong mỗi thời kỳ và thực hiện chính sách hiệu quả trong quản lý điều hành.

Thứ ba, kiểm soát dòng vốn từ bên ngoài

Hàng năm, dòng vốn từ bên ngoài chảy vào Việt Nam rất lớn dưới các hình thức: viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư tài chính nước ngoài FFI) và kiều hối. Trong năm 2016, tổng vốn từ bên ngoài ước đạt 37,7 tỷ USD hay khoảng 18% GDP, trong đó từ đầu tư nước ngoài 24,3 tỷ USD tăng 2,5% so với năm 2015 và từ kiều hối 13,4 tỷ USD tăng 3% so với năm 2015, chưa kể gần 3,7 tỷ USD giải ngân ODA. Số tiền ngoại tệ này đã góp phần không chỉ vào tăng trưởng kinh tế mà còn bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại và tăng dự trữ quốc gia.

Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh của các dòng vốn bên ngoài có thể tạo sức ép lên cung tiền do nhu cầu chuyển đổi nhiều tỷ USD sang VND phục vụ giao dịch mua bán. Để tránh xảy ra tác động tiêu cực của việc các dòng vốn bên ngoài đổ vào quá nhanh, chính phủ cần có các công cụ kiểm soát vốn như: các công cụ kiểm soát hành chính đối với tổng số lượng vốn vào; đánh thuế vào các giao dịch ngoại hối; yêu cầu tỷ lệ dự trữ không hưởng lãi suất và các quy định như sử dụng các biện pháp cấp giấy phép đối với các loại hình đầu tư, quy định mức trần đối với tỷ lệ cổ phần nước ngoài trong các công ty trong nước, phát hành cổ phần quốc tế phải được chính phủ cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)