Đối với các nước trong khu vực ASEAN-5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 68 - 69)

Thứ nhất, kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước

Một sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ lớn gây ra thâm hụt lớn hơn và làm quốc gia có lạm phát lớn hơn. Giảm tình trạng bội chi ngân sách thường xuyên bằng các biện pháp như: thực hiện tiết kiệm, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, giảm bớt những khoản chi phúc lợi vượt khả năng của nền kinh tế, cắt giảm các khoản đầu tư tràn lan thiếu trọng điểm và thiếu hiệu quả, chỉ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm liên quan đến quốc kế dân sinh, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hình thức xã hội hóa. Đồng thời thực hiện các biện pháp khơi tăng nguồn thu ngân sách hợp lý để hạn chế bội chi, như

nghiên cứu điều chỉnh thuế suất phù hợp, tăng thuế đánh vào những hàng hóa xa xỉ, cao cấp đắt tiền không thiết yếu, thực hiện chống tiêu cực, chống thất thu thuế.

Thứ hai, chính phủ cần đưa ra một kế hoạch tổng thể về chính sách tài chính - tiền tệ năm

Trong đó các vấn đề về cân đối chi ngân sách, cân đối đầu tư công cần được tính toán, nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ tới các chỉ tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ: tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng. Tránh hiện tượng trong khi chính sách tiền tệ đang tìm cách thắt chặt để kiểm soát lạm phát thì chính sách tài khóa lại nới lỏng cho đầu tư công.

Thứ ba, xây dựng tỷ lệ lạm phát mục tiêu

Lạm phát mục tiêu được miêu tả như một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian. NHTW sẽ dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa ra chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có trách nhiệm thực hiện bất cứ chỉ tiêu nào khác. Nếu hoàn thành như kế hoạch, chỉ số lạm phát mục tiêu giúp NHTW thiết lập được uy tín với công chúng, khiến việc quản lý kỳ vọng trở nên dễ dàng hơn và chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Khi NHTW nhiều lần hoàn thành được mục tiêu của mình, họ sẽ dần thiết lập được uy tín trước công chúng. Dưới cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình, uy tín này ngày càng được củng cố và tạo ra niềm tin đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)