Tác giả Vấn đề nghiên
cứu
Phương pháp/Thời gian/Phạm vi nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
Walsh (2003)
Các mối tương quan giữa lạm phát
và tốc độ tăng trưởng cung tiền
Các mối tương quan cao giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng cung tiền
hỗ trợ đối với số lượng lý thuyết sự tranh cãi rằng sự tăng trưởng cung tiền dẫn đến một sự gia tăng tương
đương trong mức giá
Nassar (2005)
Sử dụng một mô hình hai khu vực để ước tính những
quan hệ giữa giá cả, tiền bạc, và tỷ
giá hối đoái
Dữ liệu theo quý ở Madagascar trong giai
đoạn 1982-2004 Cung tiền có tác động tích cực đáng kể đến lạm phát Oomes và Ohnsorge (2005) Điều tra các tác động của cung tiền
đến lạm phát
Dữ liệu hàng tháng tại Nga từ tháng 4/1996 đến tháng 1 năm 2004 bằng cách sử dụng các
mô hình sửa lỗi
Một nguồn cung tiền mở rộng dư thừa dẫn đến sự lạm phát trong khi các biện pháp thừa tiền khác không dẫn đến lạm phát và việc tăng cung tiền có ảnh hưởng mạnh nhất và dai
Pelipas (2006)
Điều tra thực nghiệm cung tiền
và lạm phát
Trên cơ sở dữ liệu quý từ 1992-2003, sử dụng đồng tích hợp VAR và cân bằng mô hình sửa
lỗi
Cung tiền có mối tương quan tích cực đáng kể với lạm phát
Hossain (2010)
Điều tra các hành vi của cung tiền
Sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn
1973-2008 ở Bangladesh bằng cách kiểm tra đồng liên kết Johansen và mô hình
sữa lỗi
Cho thấy sự tồn tại của một mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng
cung tiền và lạm phát.
Nguồn: tác giả tổng hợp
2.3.3. Các nghiên cứu về tác động đồng thời của thâm hụt ngân sách và cung tiền
đến lạm phát
Koyame-Marsh, Rita O (2012) nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền bằng dữ liệu hàng năm cho Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 1966-1995, và Bỉ từ năm 1970-1997; kết quả cho thấy trong dài hạn thâm hụt ngân sách không tác động đến lạm phát ở Congo nhưng có tác động đến Bỉ, cung tiền chưa tìm được mối quan hệ.
Wolde-Rufael, Y. (2008) kiểm tra mối liên hệ giữa lạm phát, cung tiền và thâm hụt ngân sách tại Ethiopia trong giai đoạn 1964 đến 2003; kết quả cho thấy trong dài hạn thâm hụt ngân sách và cung tiền không đồng thời tác động đến lạm phát.
Nguyen, B. V. (2015) nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền M2 đến lạm phát ở 9 nước: Bangladesh, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thailand, and Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1985 – 2012; kết quả cho thấy thâm hụt ngân sách có tác động đến lạm phát, cung tiền theo phép đo M2 chưa tìm được ý nghĩa thống kê.
Bảng 2.4 Tóm tắt các nghiên cứu về tác động đồng thời của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát
Tác giả Vấn đề nghiên cứu
Phương pháp/Thời gian/Phạm vi nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
Koyame- Marsh, Rita
O (2012)
Mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 1966- 1995, và Bỉ từ năm 1970-1997
Thâm hụt ngân sách không tác động đến lạm phát ở Congo nhưng có tác động đến Bỉ; cung tiền chưa tìm được mối quan hệ
Wolde- Rufael, Y.
(2008)
Mối liên hệ giữa lạm phát, cung tiền
và thâm hụt ngân sách
Ethiopia trong giai đoạn 1964 đến 2003
Trong dài hạn thâm hụt ngân sách và cung tiền không đồng thời tác động đến lạm phát Nguyen, B. V. (2015) Thâm hụt ngân sách và cung tiền M2 đến lạm phát
Chín nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn từ
năm 1985 – 2012
Thâm hụt ngân sách có tác động đến lạm phát, cung tiền M2 chưa tìm được mối quan hệ
Nguồn: tác giả tổng hợp
2.3.4. Khoảng trống nghiên cứu
Khảo sát sơ bộ các nghiên cứu trong nước và nước ngoài kết hợp với lý thuyết kinh tế vĩ mô kiểm định thực chứng đã cho thấy thâm hụt ngân sách và cung tiền có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lạm phát theo cách thức khác nhau. Mức độ và cách thức tác động lại chịu sự chi phối của tỷ lệ thâm hụt và phương thức tài trợ cho thâm hụt cũng như mức độ tăng cung tiền. Trong đó có những nghiên cứu đưa ra những bằng chứng đồng thuận với quan điểm thâm hụt ngân sách cao cũng như tốc độ cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng thực tế kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến lạm phát, có nguy cơ gây bất ổn nền kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển song cũng có những bài đưa ra mối quan hệ ngược lại. Nguyen, B.V. (2015) đã nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền M2 đến lạm phát ở chín nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại chưa tìm ra được mối quan
hệ giữa cung tiền M2 và lạm phát. Mặt khác chưa có nghiên cứu riêng nào về khu vực ASEAN-5, là một khu vực đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng cao và có chi tiêu ngân sách lớn.
Kết luận chương 2
Nội dung của chương 2 đã làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về khái niệm, đặc điểm của thâm hụt ngân sách, cung tiền, lạm phát cũng như tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát. Lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã cho thấy mức độ và chiều hướng tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát, mặc dù các kết quả nghiên cứu là không đồng nhất. Những lý luận cơ bản trong chương 2 sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo tại chương 3.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo như nghiên cứu Nguyen, B.V.,(2015), chúng tôi cũng đề xuất mô hình định lượng cho vấn đề xem xét mối quan hệ giữa cung tiền, thâm hụt tài khóa và lạm phát như sau:
Yit = αYit-1 + βXit + ηi + ξit; i = 1, 2, 3, …, N; t = 2, 3, …, T
Trong đó, Y là sai phân bậc nhất của lạm phát; X là một vector của các biến (Sai phân bậc một) bao gồm các biến đại diện chính sách tài khóa (thâm hụt tài khóa và chi tiêu chính phủ), các biến đại diện chính sách tiền tệ (cung tiền và lãi suất) và một số biến kiểm soát (GDP thực bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại).
Mô hình: Lạm phát = f (Thâm hụt ngân sách, cung tiền, gdp thực, chi tiêu chính phủ, lãi suất, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại).
3.1.2. Giải thích các biến trong mô hình
- Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate): được đo bằng chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng
(Consumer Price Index – CPI), CPI là chỉ số tính theo phần trăm, phản ánh mức giá cả bình quân của hàng hóa tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định.
e
CPI(t)= pt - pt-1 X 100 pt-1
Trong đó: + eCPI(t) : tỷ lệ lạm phát năm t (tính theo CPI)
+ pt : chỉ số CPI năm t
+ pt-1 : chỉ số CPI năm (t-1)
- Thâm hụt ngân sách (Fiscal deficit): chênh lệch của tổng thu của chính phủ và
Tổng thu – Tổng chi = 0 là cân bằng ngân sách. Tổng thu – Tổng chi < 0 là thâm hụt ngân sách.
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP.
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (%) = Tổng chi – Tổng thu X 100
GDP
- Cung tiền (Board money): theo phép đo cung tiền rộng, được tính theo tỷ lệ
phần trăm trên GDP.
- Thu nhập bình quân đầu người (Gdp per capita): được tính bằng tổng sản phẩm
quốc nội chia cho dân số, đơn vị tính USD.
- Chi tiêu của chính phủ (Gov_expenditure): tổng chi tiêu của chính phủ, được
tính theo tỷ lệ phần trăm trên GDP.
- Lãi suất tiền gửi (Deposit_Interestrate): lãi suất tiền gửi do các tổ chức tín
dụng trả cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
- Tỷ giá hối đoái (Exchangerate): giữa tiền tệ địa phương với USD, do ngân
hàng trung ương quy định.
- Độ mở thương mại (Tradeopeness): tổng nhập khẩu và xuất khẩu trên GDP.
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Cung tiền tác động cùng chiều với tỷ lệ lạm phát.
Theo cách phân tích của trường phái tiền tệ, cung tiền tệ là nguyên nhân duy nhất làm di chuyển tổng cầu. Vì vậy, lạm phát nhanh là do sự tăng cao của cung tiền tệ thúc đẩy. Đại đa số các nhà kinh tế học, kể cả quan điểm của trường phái Keynes cũng cho rằng lạm phát cao là một hiện tượng tiền tệ (Mishkin 1994).
Trong trường hợp nền kinh tế đã đạt đến sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng thêm tiền sẽ làm gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, từ đó làm gia tăng giá cả của hàng hóa, dẫn đến tình trạng lạm phát. Mặc dù khi đó giá cả hàng hóa tăng lên nhưng
sự tăng lên này là do các nhà sản xuất giảm sản lượng, không phải do cầu hàng hóa tăng, dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế giảm.
Giả thuyết 2: Thâm hụt ngân sách tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát.
Khi thâm hụt ngân sách thường xuyên và kéo dài sẽ phải tài trợ bằng nguồn tiền phát hành thì sẽ làm tổng cầu tăng, kéo giá cả hàng hóa tăng cao. Trường hợp thâm hụt ngân sách thường xuyên, với khối lượng lớn và được bù đắp bằng việc phát hành trái phiếu vay công chúng thì sẽ ảnh hưởng làm mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, tình thế đó đe dọa việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, buộc NHTW phải can thiệp để duy trì mức lãi suất ban đầu bằng cách cung ứng tiền và cuối cùng làm giá cả hàng hóa tăng lên.
Giả thuyết 3: Chi tiêu chính phủ tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát.
Khi chính phủ gia tăng chi tiêu sẽ dẫn đến sự gia tăng trong tổng cầu, gây áp lực lên giá cả và gây ra lạm phát. Trong dài hạn, nếu đầu tư công không hiệu quả, không gia tăng sản lượng, không tăng thu nhập, thu ngân sách không tăng, dẫn đến bội chi ngân sách kéo dài, dẫn đến nền kinh tế đi xuống, lạm phát ngày càng tăng cao.
Giả thuyết 4: Lãi suất tiền gửi tác động ngược chiều đến tỷ lệ lạm phát
Khi lãi suất tiền gửi tăng người dân có xu hướng gửi tiết kiệm trong ngân hàng lấy lãi để có được khoản tiền lời nhiều hơn, giảm chi tiêu, giảm đầu tư, do đó làm cung tiền tệ giảm, giá cả hàng hóa giảm, tác động giảm lạm phát. Ngược lại, khi lãi suất tiền gửi giảm, người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn là gửi ngân hàng; dẫn đến cung giá cả hàng hóa tăng, lạm phát có nguy cơ tăng lên.
Các biến kiểm soát (control variales) GDP thực bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại có một ảnh hưởng tiềm năng đối với biến phụ thuộc tỷ lệ lạm phát, biến kiểm soát cũng tác động vào biến phụ thuộc như biến độc lập nhưng sự tác động đó không phải thực sự là điều mà tác giả quan tâm, đưa vào mô hình phân tích
vì không thể bỏ qua sự tác động của nó khi xem xét tác động của biến độc lập, để tránh bỏ sót biến.
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình và chiều hướng tác động
Biến Mô tả Tính toán Chiều hướng tác động lạm phát
Fiscal deficit Thâm hụt tài khóa % so với GDP +
Board money Cung tiền % so với GDP +
Gdppercapita GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người, lấy logarit
Gov_expenditure Chi tiêu chính phủ % so với GDP +
Deposit_Interestrate Lãi suất tiền gửi %/năm -
Exchangerate Tỷ giá hối đoái Tỷ giá nội tệ/USD, lấy logarit
Tradeopeness Độ mở thương mại
Tổng nhập khẩu và xuất khẩu (% so với GDP)
Nguồn tác giả tổng hợp
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng dữ liệu bảng.
Dữ liệu bảng đôi khi còn được gọi là dữ liệu dài (longitudinal data). Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo (cross-section) và dữ liệu thời gian (time series).
Dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm so với dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Cụ thể, dữ liệu bảng có những ưu điểm nổi trội như sau:
- Dữ liệu bảng cung cấp nhiều thông tin hơn, biến thiên hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến số, bậc tự do cao hơn, và hiệu quả hơn.
- Bằng cách nghiên cứu các dữ liệu chéo một cách lặp đi lặp lại qua thời gian, dữ liệu bảng thực hiện tốt hơn các nghiên cứu về những thay đổi xảy ra liên tục như tỷ lệ thất nghiệp, di chuyển lao động.
- Cho phép kiểm soát sự khác biệt không quan sát được giữa các thực thể (entities), ví dụ như khác biệt văn hoá giữa các quốc gia hay sự khác biệt về triết lý kinh doanh giữa các công ty.
- Cho phép kiểm soát các biến không quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian (chính sách quốc gia, thỏa thuận quốc tế).
-Cho phép nghiên cứu các mô hình phức tạp.
3.3.1. Kiểm định các giả thiết
Theo giả thuyết cổ điển định lượng, để đảm bảo kết quả định lượng tin cậy mô hình hồi quy cần đảm bảo các giả định sau:
3.3.1.1. Giả định phương sai của sai số không đổi
Phương sai thay đổi nghĩa là phương sai của các phần dư là không phải hằng số, nghĩa là chúng khác nhau ở các quan sát khác nhau. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề nếu các phương sai không bằng nhau thì độ tin cậy tương đối của mỗi quan sát (dữ liệu) sẽ không bằng nhau. Phương sai càng lớn thì mức độ quan trọng gán cho quan sát càng nhỏ. Vấn đề sẽ rõ ràng hơn khi giá trị của phương sai có mối quan hệ với một hoặc một số biến giải thích. Điều này vi phạm giả định rằng các phân phối của phần dư phải không có tương quan với bất kì biến giải thích nào.
Hiện tượng phương sai thay đổi sẽ dẫn đến một số hậu quả như: các ước lượng OLS vẫn là không chệch nhưng không còn hiệu quả nữa, ước lượng của các phương sai sẽ bị chệch, như vậy sẽ làm mất hiệu lực của kiểm định hệ số hồi quy.
Trong quá trình hồi quy, tác giả sẽ tập trung xem xét lại bản chất của vấn đề nghiên cứu, với phương pháp Greene (2000) trên dữ liệu bảng để kiểm tra xem mô hình đã vi phạm giả thiết hồi quy - hiện tượng phương sai thay đổi.
3.3.1.2. Giả định không có sự tương quan giữa các phần dư
Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian trong các số liệu chuỗi thời gian, hoặc sắp xếp theo
thứ tự không gian, đối với các số liệu theo không gian.
Để kiểm tra xem mô hình đã vi phạm giả thiết hồi quy - hiện tượng tự tương
quan. Trong quá trình hồi quy, tác giả sẽ dùng phương pháp đồ thị và kiểm định d (Durbin-Watson) để phát hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy OLS
(pooled regression). Ở khía cạnh kiểm tra phương sai thay đổi dữ liệu bảng, tác giả sử dụng kiểm định được đề xuất bởi Wooldrige (2002) và Drukker (2003).
Hiện tượng tự tương quan sẽ dẫn đến một số hậu quả như: uớc lượng OLS vẫn là ước lượng tuyến tính không chệch, nhưng không là ước lượng hiệu quả nữa; phương sai các ước lượng OLS là bị chệch, đôi khi quá thấp so với phương sai thực và sai số tiêu chuẩn, dẫn đến phóng đại tỷ số t; các kiểm định t và F không đáng tin cậy; công thức thông thường để tính phương sai của sai số là ước lượng chệch của phương sai thực và trong một số trường hợp dường như ước lượng thấp của phương sai thực; có thể hệ số xác định không đáng tin cậy và dường như là nhận giá trị ước lượng cao; các phương sai và số tiêu chuẩn của dự đoán không có hiệu quả.
3.3.1.3. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (không xảy ra