CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo như nghiên cứu Nguyen, B.V.,(2015), chúng tôi cũng đề xuất mô hình định lượng cho vấn đề xem xét mối quan hệ giữa cung tiền, thâm hụt tài khóa và lạm phát như sau:
Yit = αYit-1 + βXit + ηi + ξit; i = 1, 2, 3, …, N; t = 2, 3, …, T
Trong đó, Y là sai phân bậc nhất của lạm phát; X là một vector của các biến (Sai phân bậc một) bao gồm các biến đại diện chính sách tài khóa (thâm hụt tài khóa và chi tiêu chính phủ), các biến đại diện chính sách tiền tệ (cung tiền và lãi suất) và một số biến kiểm soát (GDP thực bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại).
Mô hình: Lạm phát = f (Thâm hụt ngân sách, cung tiền, gdp thực, chi tiêu chính phủ, lãi suất, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại).
3.1.2. Giải thích các biến trong mô hình
- Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate): được đo bằng chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng
(Consumer Price Index – CPI), CPI là chỉ số tính theo phần trăm, phản ánh mức giá cả bình quân của hàng hóa tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định.
e
CPI(t)= pt - pt-1 X 100 pt-1
Trong đó: + eCPI(t) : tỷ lệ lạm phát năm t (tính theo CPI)
+ pt : chỉ số CPI năm t
+ pt-1 : chỉ số CPI năm (t-1)
- Thâm hụt ngân sách (Fiscal deficit): chênh lệch của tổng thu của chính phủ và
Tổng thu – Tổng chi = 0 là cân bằng ngân sách. Tổng thu – Tổng chi < 0 là thâm hụt ngân sách.
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP.
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (%) = Tổng chi – Tổng thu X 100
GDP
- Cung tiền (Board money): theo phép đo cung tiền rộng, được tính theo tỷ lệ
phần trăm trên GDP.
- Thu nhập bình quân đầu người (Gdp per capita): được tính bằng tổng sản phẩm
quốc nội chia cho dân số, đơn vị tính USD.
- Chi tiêu của chính phủ (Gov_expenditure): tổng chi tiêu của chính phủ, được
tính theo tỷ lệ phần trăm trên GDP.
- Lãi suất tiền gửi (Deposit_Interestrate): lãi suất tiền gửi do các tổ chức tín
dụng trả cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
- Tỷ giá hối đoái (Exchangerate): giữa tiền tệ địa phương với USD, do ngân
hàng trung ương quy định.
- Độ mở thương mại (Tradeopeness): tổng nhập khẩu và xuất khẩu trên GDP.