Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Cung tiền tác động cùng chiều với tỷ lệ lạm phát.

Theo cách phân tích của trường phái tiền tệ, cung tiền tệ là nguyên nhân duy nhất làm di chuyển tổng cầu. Vì vậy, lạm phát nhanh là do sự tăng cao của cung tiền tệ thúc đẩy. Đại đa số các nhà kinh tế học, kể cả quan điểm của trường phái Keynes cũng cho rằng lạm phát cao là một hiện tượng tiền tệ (Mishkin 1994).

Trong trường hợp nền kinh tế đã đạt đến sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng thêm tiền sẽ làm gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, từ đó làm gia tăng giá cả của hàng hóa, dẫn đến tình trạng lạm phát. Mặc dù khi đó giá cả hàng hóa tăng lên nhưng

sự tăng lên này là do các nhà sản xuất giảm sản lượng, không phải do cầu hàng hóa tăng, dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế giảm.

Giả thuyết 2: Thâm hụt ngân sách tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát.

Khi thâm hụt ngân sách thường xuyên và kéo dài sẽ phải tài trợ bằng nguồn tiền phát hành thì sẽ làm tổng cầu tăng, kéo giá cả hàng hóa tăng cao. Trường hợp thâm hụt ngân sách thường xuyên, với khối lượng lớn và được bù đắp bằng việc phát hành trái phiếu vay công chúng thì sẽ ảnh hưởng làm mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, tình thế đó đe dọa việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, buộc NHTW phải can thiệp để duy trì mức lãi suất ban đầu bằng cách cung ứng tiền và cuối cùng làm giá cả hàng hóa tăng lên.

Giả thuyết 3: Chi tiêu chính phủ tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát.

Khi chính phủ gia tăng chi tiêu sẽ dẫn đến sự gia tăng trong tổng cầu, gây áp lực lên giá cả và gây ra lạm phát. Trong dài hạn, nếu đầu tư công không hiệu quả, không gia tăng sản lượng, không tăng thu nhập, thu ngân sách không tăng, dẫn đến bội chi ngân sách kéo dài, dẫn đến nền kinh tế đi xuống, lạm phát ngày càng tăng cao.

Giả thuyết 4: Lãi suất tiền gửi tác động ngược chiều đến tỷ lệ lạm phát

Khi lãi suất tiền gửi tăng người dân có xu hướng gửi tiết kiệm trong ngân hàng lấy lãi để có được khoản tiền lời nhiều hơn, giảm chi tiêu, giảm đầu tư, do đó làm cung tiền tệ giảm, giá cả hàng hóa giảm, tác động giảm lạm phát. Ngược lại, khi lãi suất tiền gửi giảm, người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn là gửi ngân hàng; dẫn đến cung giá cả hàng hóa tăng, lạm phát có nguy cơ tăng lên.

Các biến kiểm soát (control variales) GDP thực bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại có một ảnh hưởng tiềm năng đối với biến phụ thuộc tỷ lệ lạm phát, biến kiểm soát cũng tác động vào biến phụ thuộc như biến độc lập nhưng sự tác động đó không phải thực sự là điều mà tác giả quan tâm, đưa vào mô hình phân tích

vì không thể bỏ qua sự tác động của nó khi xem xét tác động của biến độc lập, để tránh bỏ sót biến.

Bảng 3.1: Các biến trong mô hình và chiều hướng tác động

Biến Mô tả Tính toán Chiều hướng tác động lạm phát

Fiscal deficit Thâm hụt tài khóa % so với GDP +

Board money Cung tiền % so với GDP +

Gdppercapita GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người, lấy logarit

Gov_expenditure Chi tiêu chính phủ % so với GDP +

Deposit_Interestrate Lãi suất tiền gửi %/năm -

Exchangerate Tỷ giá hối đoái Tỷ giá nội tệ/USD, lấy logarit

Tradeopeness Độ mở thương mại

Tổng nhập khẩu và xuất khẩu (% so với GDP)

Nguồn tác giả tổng hợp

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng dữ liệu bảng.

Dữ liệu bảng đôi khi còn được gọi là dữ liệu dài (longitudinal data). Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo (cross-section) và dữ liệu thời gian (time series).

Dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm so với dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Cụ thể, dữ liệu bảng có những ưu điểm nổi trội như sau:

- Dữ liệu bảng cung cấp nhiều thông tin hơn, biến thiên hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến số, bậc tự do cao hơn, và hiệu quả hơn.

- Bằng cách nghiên cứu các dữ liệu chéo một cách lặp đi lặp lại qua thời gian, dữ liệu bảng thực hiện tốt hơn các nghiên cứu về những thay đổi xảy ra liên tục như tỷ lệ thất nghiệp, di chuyển lao động.

- Cho phép kiểm soát sự khác biệt không quan sát được giữa các thực thể (entities), ví dụ như khác biệt văn hoá giữa các quốc gia hay sự khác biệt về triết lý kinh doanh giữa các công ty.

- Cho phép kiểm soát các biến không quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian (chính sách quốc gia, thỏa thuận quốc tế).

-Cho phép nghiên cứu các mô hình phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)