Phép đo cung tiền của các nước nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 26 - 34)

Quốc gia M0 M1 M2 M3 M4

Indonesia

Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn

M1 + tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn Malaysia

Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn M1 + tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi ngoại tệ

M2 + tiền gửi có kỳ hạn dài, công cụ tiền gửi Philippines Tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng M0 + tiền gửi không kỳ hạn M1 + tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn M2 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn (không nằm trong M2), giấy tờ có giá M3 + các khoản tiền chuyển khoản và tiền gửi bằng ngoại tệ Thailand

Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn

M1 + tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi của chủ tài khoản có đặt BOT M2 + giấy tờ có giá do các công ty tài chính phát hành Việt Nam

Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn

M1 + tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm + tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng.

Nguồn: tác giả tổng hợp từ ngân hàng trung ương các nước

2.1.3. Lạm phát

Có nhiều trường phái nghiên cứu và đưa ra các khái niệm khác nhau về lạm phát. Trường phái Keynes cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát” (Mishkin 1994, trích dẫn trong Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân và ctg, 2017).

Samuelson and Nordhaus (1997, trích dẫn trong Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân và ctg, 2017) lại cho rằng “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung”. Trái với quan điểm trường phái

Keynes, ông cho rằng lạm phát có thể do nguyên nhân cầu kéo hoặc nguyên nhân chi phí đẩy, tức là lạm phát có thể xảy ra ngoài nguyên nhân tiền tệ.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, trước những tranh cãi kéo dài về nguyên nhân của tình trạng giá cả tăng cao ở Mỹ và các nước phương tây do cuộc khủng hoảng dầu lửa, nhà kinh tế học Milton Freidman, đại diện của trường phái trọng tiền hiện đại, đã nổi tiếng với tuyên bố “lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ông còn nhấn mạnh: “Lạm phát ở bất cứ nơi nào luôn là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là, nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng” (Freidman, 1970). Như vậy, theo Freidman một sự tăng giá cả tạm thời có thể do nhiều nguyên nhân nhưng không thể xảy ra lạm phát cao mà không có một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ nhanh được.

Cả trường phái Keynes và trường phái tiền tệ hiện đại (Freidman) đều thừa nhận rằng: “lạm phát có nghĩa là một sự tăng kéo dài của mức giá cả với tỷ lệ nhanh”. Và đại đa số các nhà kinh tế đồng ý với Milton Freidman rằng “Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ”.

Tóm lại, có rất nhiều góc nhìn khác nhau về lạm phát. Mỗi quan điểm, lý thuyết chỉ giải thích cho một số thời kỳ nhất định và ngày càng nhiều quan điểm mới ra đời cùng sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng dù cho xét trên khía cạnh nào đi nữa thì lạm phát đều có những đặc trưng sau:

- Sự mất giá của đồng tiền do hiện tượng lượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết.

- Mức giá cả chung của hàng hóa tăng lên.

2.2. Tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát

2.2.1. Tác động của cung tiền đến lạm phát

Theo Fisher (1911), mối quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông (M) với tổng mức chi tiêu để mua hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nền

kinh tế (PY) trong đó P là mức giá cả và Y là tổng sản lượng (tổng thu nhập thực tế). Mối quan hệ đó cho thấy được tốc độ lưu thông của tiền tệ trung bình trong một năm như sau:

V = . (1)

Trong đó:

V là tốc độ lưu thông tiền tệ (là số lần trung bình trong một năm mà mỗi một đơn vị tiền được chi dùng để mua hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế)

P là mức giá cả và Y là tổng sản lượng thực tế

P.Y là tổng thu nhập danh nghĩa của nền kinh tế (GDP danh nghĩa) M là số lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông.

Nhân hai vế của phương trình (1) với M, Fisher đã đưa ra phương trình trao đổi nổi tiếng như sau:

M.V=P.Y (2)

Phương trình trao đổi (2) cho thấy lượng tiền nhân với số lần đồng tiền đó được chi ra trong một năm bằng với thu nhập danh nghĩa để mua hàng hóa dịch vụ trong năm đó.

Quan điểm của Fisher cho rằng tốc độ chu chuyển tiền tệ (V) không thay đổi trong ngắn hạn và tổng sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế (Y) cũng không thay đổi trong ngắn hạn, vì vậy nếu số lượng tiền (M) thay đổi sẽ làm cho giá cả (P) thay đổi.

Phương trình trao đổi của Fisher đưa ra cách giải thích cho sự vận động của mức giá cả trong nền kinh tế là kết quả của những thay đổi trong số lượng tiền tệ.

Fisher lập luận rằng sở dĩ tốc độ chu chuyển tiền không thay đổi trong ngắn hạn là do chịu sự tác động bởi cách thức mà các tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch. Nếu các giao dịch được thực hiện chủ yếu bằng cách chuyển khoản qua hệ thống ngân

lên. Ngược lại, nếu các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt thì với cùng một mức thu nhập thì V sẽ giảm. Tuy nhiên, việc thay đổi cách thức giao dịch trong nền kinh tế chỉ diễn ra chậm chạp theo thời gian nên tốc độ chu chuyển tiền thường sẽ giữ nguyên trong ngắn hạn.

Để giải thích tại sao tổng sản phẩm đầu ra của nền kinh tế (Y) không đổi trong ngắn hạn thì Fisher cho rằng mức lương và giá cả là hoàn toàn linh hoạt, nên Y trong ngắn hạn sẽ không đổi với mức độ toàn dụng lao động.

Như vậy, lạm phát sẽ xảy ra khi tốc độ tăng cung tiền nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng Y. Trong trường hợp nền kinh tế đạt mức sản lượng cố định hàng năm, tỷ lệ tăng của giá cả bằng chính tỷ lệ tăng của cung tiền tệ, tốc độ tăng trưởng cung tiền sẽ quyết định tỷ lệ của lạm phát.

Trong trường hợp nền kinh tế đã đạt đến sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng thêm tiền sẽ làm gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, từ đó làm giảm tốc độ phát triển kinh tế mặc dù khi đó giá cả hàng hóa tăng lên nhưng sự tăng lên này là do các nhà sản xuất giảm sản lượng, không phải do cầu hàng hóa tăng.

Hình 2.1: Quan hệ sản lượng và giá cả hàng hóa khi nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng

Nguồn Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân và ctg, 2017

S2 S1 D2 D1 Giá cả Sản lượng 0 P1 P2 P3 Q1 Q3 Q2

P1 P3

Khi mức cung và cầu hàng hóa ở mức S1 và D1 thì giá cả ở mức P1 và sản lượng

đạt mức Q1. Nếu NHTW tăng thêm cung tiền vào lưu thông sẽ làm cho lãi suất giảm,

kích thích đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, cầu hàng hóa tăng và đường cầu dịch sang phải từ

D1 tới D2. Đồng thời giá cả cũng tăng từ P1 lên P2 đẩy sản lượng tăng từ Q1 lên Q2. Tuy

nhiên, do nền kinh tế đã đạt mức toàn dụng, nghĩa là để gia tăng sản lượng các nhà sản xuất phải trả chi phí cao hơn để huy động các nguồn tài nguyên hạn chế còn lại. Vì vậy để bảo đảm lợi nhuận các nhà sản xuất phải thu hẹp sản xuất, đường cung hàng hóa

dịch sang trái từ S1 sang S2, do đó sản lượng giảm từ mức Q2 xuống Q3 trong khi giá cả

tăng lên từ P2 lên P3. Như vậy, việc mở rộng cung tiền trong trường hợp này không có

tác dụng kích thích kinh tế phát triển mà chỉ làm cho giá cả hàng hóa tăng lên.

Ngược lại, nếu nền kinh tế còn những tiềm năng về tài nguyên dồi dào, dễ dàng huy động phục vụ cho sản xuất thì việc gia tăng cung tiền sẽ làm gia tăng sản lượng với giá cả hàng hóa tăng lên ở mức vừa phải.

Hình 2.2: Quan hệ sản lượng và giá cả hàng hóa khi nền kinh tế chưa đạt mức sản lượng tiềm năng

Nguồn Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân và ctg, 2017

S1 S2 D2 D1 Giá cả Sản lượng 0 P2 Q1 Q2 Q3

Ban đầu đường cầu D1 và đường cung S1 xác lập mức sản lượng cân bằng là Q1

và giá cả là P1. Khi NHTW gia tăng thêm lượng tiền cung ứng sẽ làm gia tăng cầu hàng

hóa – dịch vụ trong nền kinh tế, đường cầu dịch chuyển từ D1 đến D2 với mức sản

lượng mới là Q2 và giá cả là P2. Nếu các tài nguyên về lao động, tài nguyên thiên nhiên,

tài nguyên về công nghệ… vẫn còn có thể huy động vào sản xuất thì đường cung hàng

hóa sẽ dịch chuyển từ S1 đến S2. Một mức cân bằng mới được thiết lập với mức sản

lượng tăng từ Q2 đến Q3 và mức giá giảm từ P2 xuống P3. Việc gia tăng lượng tiền cung

ứng trong trường hợp này có tác dụng kích thích nền kinh tế phát triển với giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng ở mức vừa phải.

Dựa vào lý thuyết số lượng tiền tệ, nhiều nhà kinh tế đồng thuận quan điểm số lượng tiền tệ là yếu tố quyết định tỷ lệ lạm phát (Mankiw, 1997). Tuy nhiên không đồng tình quan điểm này, Mortaza (2006) cho rằng trong các nước đang phát triển, lạm phát không hoàn toàn thuộc về hiện tượng tiền tệ mà có liên quan mật thiết với thâm hụt ngân sách.

2.2.2. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát

Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển cũng vẫn bội chi ngân sách. Tuy nhiên chính mức tăng chi tiêu của chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo, song song với việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cũng sẽ kéo theo các chi phí sản xuất tăng dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy. Mặt khác khi các nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao mà NSNN lại thiếu hụt dẫn đến không đủ nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển. Để bù đắp phần thiếu hụt, nhà nước có thể sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau:

Như đã trình bày ở mục 2.1.1.5, theo đó khi chính phủ vay tiền từ ngân hàng trung ương để tài trợ cho thâm hụt ngân sách tương đương với việc tạo thêm cơ số tiền tệ cho nền kinh tế, chính việc này có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa lượng tiền tệ trong lưu thông và sau cùng đẩy lạm phát tăng cao. Ở nhiều nền kinh tế, một bộ phận lớn thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng cách in thêm tiền và điều này chính là nguyên nhân gây ra lạm phát trầm trọng. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái, sản lượng thực tế (Y) của nền kinh tế thấp hơn sản lượng tiềm năng (Y*), thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện được mục tiêu ổn định hóa nền kinh tế bằng cách đưa nền kinh tế tiến gần đến mức sản lượng tiềm năng mà không gây ra lạm phát.

Hoặc chính phủ vay tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Khác với việc vay tiền từ ngân hàng trung ương, khi vay tiền từ ngân hàng thương mại không dẫn tới phát hành tiền, không làm tăng cơ số tiền tệ. Nhưng có thể dân đến tăng cung tiền do khả năng tạo bút tệ của các ngân hàng thương mại tăng lên nếu tỷ trọng cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại trong tổng thể nền kinh tế tăng lên. Và do đó cũng có thể gây nguy cơ lạm phát.

Nếu Chính phủ vay tiền ngoài ngân hàng bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, việc làm này cũng chứa đựng những rủi ro nhất định nếu như sử dụng chúng quá

thường xuyên để giải quyết thâm hụt NSNN. Đó là: (i) việc tài trợ thâm hụt ngân sách

bằng nợ, trong bối cảnh không gây ra lạm phát trong ngắn hạn thì lại có nhiều khả năng làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai, khi mà tỷ lệ nợ vay nợ so với mức sản phẩm

thực tạo ra trong nền kinh tế là liên tục tăng. (ii) Cũng giống như vay ngân hàng, vay

công chúng sẽ làm tăng cầu quỹ cho vay của nền kinh tế, đẩy lãi suất trong nước tăng, do đó làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân, gây nguy cơ lạm phát trong dài hạn.

Nếu Chính phủ vay tiền từ nước ngoài, giải pháp này được thực hiện thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, khả năng

dự trữ quốc tế để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của một số nước là khá hạn chế, hay đối với nhiều nền kinh tế phát triển (và một số nền kinh tế đang phát triển), việc vay nợ quá nhiều trong quá khứ và làm mất đi lòng tin vào khả năng trả nợ đã làm giảm đáng kể nguồn trả nợ này. Bên cạnh đó việc Chính phủ vay tiền từ nước ngoài cũng tạo dòng tiền chảy vào trong nước cũng làm tăng cung tiền do đó gây nguy cơ lạm phát.

2.3. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền

đến lạm phát

Khảo sát sơ bộ các nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy đã có nhiều bài báo, các công trình khoa học đã thực hiện kiểm định, phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát cũng như giữa cung tiền và lạm phát. Tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở phân tích các vấn đề đơn lẻ, ví dụ như giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát hoặc giữa cung tiền với lạm phát, chưa có sự kết hợp giữa thâm hụt ngân sách và cung tiền tác động đến lạm phát.

2.3.1. Các nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát

Fischer et al. (2002), sử dụng bộ dữ liệu của 94 nước đã và đang phát triển từ năm 1960-1995, thấy rằng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát chỉ mạnh ở các nước có lạm phát cao trong giai đoạn lạm phát cao và yếu ở các nước có lạm phát thấp trong giai đoạn lạm phát thấp và yếu ở nước có lạm phát cao trong giai đoạn lạm phát thấp.

Catão và Terrones (2005) áp dụng các phương pháp ước lượng theo nhóm trung bình với tập dữ liệu kéo dài 107 quốc gia trong giai đoạn 1960-2001. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, theo kinh nghiệm, thâm hụt có tác động đến lạm phát và tác động như vậy sẽ mạnh hơn ở các nước có lạm phát cao hoặc với các nước đang phát triển. Như đã đề cập, các nước đang phát triển với việc thu thuế kém hiệu quả, chính trị bất ổn và khó tiếp cận vay nợ nước ngoài dẫn đến chi phí in tiền tương đối thấp, do đó thuế lạm phát cao hơn.

Lin và Chu (2013) áp dụng hồi quy tứ phân bảng (DPQR) mô hình tự hồi quy (ARDL) đặc điểm kỹ thuật, và kiểm tra mối quan hệ thâm hụt lạm phát ở 91 quốc gia từ năm 1960 đến năm 2006. Các mô hình DPQR ước lượng tác động của thâm hụt đến lạm phát ở nhiều mức độ và cho phép điều chỉnh linh động với các đặc điểm kỹ thuật ARDL. Kết quả các thực nghiệm lưu ý rằng thâm hụt ngân sách có tác động mạnh mẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các nước ASEAN 5 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)