2.3.4. Một số dự báo cơ bản
2.3.5. Đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Hợp giai đoạn 2011 – 2020
- Định hướng và nhiệm vụ phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Hợp đến năm 2020 - Quy hoạch phân bổ sử dụng đất.
- Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Hợp.
- Phân kỳ quy hoạch và lập kế hoạch quy hoạch NLN xã Minh Hợp. - Dự tính nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch. - Đề xuất các giải pháp thực hiện.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu thứ cấp tại địa phương và các cơ quan hữu quan, bao gồm:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của huyện, xã.
- Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp trên địa bàn xã.
- Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã trong 3 năm từ 2008 - 2010 - Phương án quy hoạch sử dụng đất
- Các số liệu thống kê về đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất, thị trường giá cả... - Các tài liệu, văn bản về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của địa phương, các ngành có liên quan đến ngành nông lâm nghiệp.
- Các số liệu về thời tiết, khí hậu
Những số liệu trên được thu thập, kế thừa từ các cơ quan: Uỷ ban nhân dân xã Minh Hợp, Ban Nông lâm nghiệp xã, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, Hạt kiểm lâm huyện và một số cơ quan khác như ở các Công ty Nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An về các hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp.
- Ngoài các số liệu trên, đề tài còn tiến hành thu thập một số qui trình qui phạm của ngành, các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quy hoạch nông lâm nghiệp do các tổ chức, các chương trình và dự án đề xuất.
2.4.1.2. Khai thác, sử dụng các loại bản đồ
+ Bản đồ thổ nhưỡng xã Minh Hợp của Đoàn Điều tra Quy hoạch Nông nghiệp Nghệ An (Xây dựng năm 2008).
+ Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xã Minh Hợp năm 2010 theo kết quả rà soát của Hạt Kiểm lâm Quỳ Hợp.
2.4.1.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để điều tra, phân tích về hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, tình hình sản xuất nông nghiệp, vai trò và mức độ tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên
rừng, trong quy hoạch nông lâm nghiệp, những thuận lợi và khó khăn cũng như nhu cầu nguyện vọng của người dân…
Sử dụng bộ công cụ PRA trong quá trình nghiên cứu:
- Phỏng vấn bán định hướng: Sử dụng phỏng vấn cán bộ xã, huyện, các cơ quan, công ty Nông công nghiệp và để thu thập thông tin từ các hộ gia đình.
- Phân loại hộ gia đình: Trước khi đi phỏng vấn hộ gia đình, sử dụng công cụ này để làm việc cùng với trưởng thôn và nhóm nông dân nòng cốt để phân loại hộ gia đình thành các nhóm hộ, giúp cho quá trình phỏng vấn đúng đối tượng.
- Phân loại cho điểm cây trồng, vật nuôi: Nhằm lựa chọn tập đoàn cây trồng vật nuôi có hiệu quả cho sản xuất nông lâm nghiệp.
* Chọn điểm nghiên cứu và hộ gia đình điều tra:
Căn cứ để chọn điểm nghiên cứu dựa trên phân tích các loại tài liệu thứ cấp có liên quan đến các đặc điểm tự nhiên, dân sinh, KTXH và kết quả điều tra, khảo sát sơ bộ, tiêu chí chọn điểm nghiên cứu được xây dựng như sau:
- Chọn xã nghiên cứu: Minh Hợp là xã có đầy đủ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, có bản đồ đất đai và các loại bản đồ liên quan.
- Chọn xóm nghiên cứu: Trong xã chọn ra 5 xóm đại diện bao gồm Minh Quang, Minh Chùa, Minh Tiến, Minh Thọ, Minh Kính, đặc trưng cho xã về các mặt:
+ Địa hình: Không quá phức tạp, đại diện cho địa hình chung của toàn xã + Dân cư và dân tộc: Có mật độ dân cư trung bình so với toàn xã và phân bố tương đối đồng đều; có dân tộc ít người đại diện cho các dân tộc của xã đang sinh sống.
+ Trình độ dân trí và trình độ phát triển trung bình đại diện cho toàn xã. + Sử dụng đất: Có đầy đủ các kiểu sử dụng đất nông lâm nghiệp đại diện cho toàn xã, có mô hình điển hình về sản xuất nông lâm nghiệp.
- Mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 15 hộ gia đình đại diện theo tỷ lệ các nhóm hộ nghèo, trung bình, khá, giàu trong xóm để phỏng vấn. Danh sách các nhóm hộ dựa trên kết quả làm việc với xóm trưởng và nhóm nông dân nòng cốt bằng công cụ
phân loại hộ gia đình. Thu thập thông tin từ các hộ gia đình về mức đầu tư, thu nhập, các biện pháp kỹ thuật áp dụng...
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1. Điều tra về lâm nghiệp
+ Điều tra trữ lượng rừng trồng:
Lập ô tiêu chuẩn S= 500m2 (20×25m) sau đó đo đếm các chỉ tiêu về D1.3, Hvn... Với mỗi loài cây lập 3 ô tiêu chuẩn tương ứng ở các vị trí chân, sườn, đỉnh. Số liệu thu được ghi vào biểu (phụ biểu 16):
Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
+ Đo đường kính ngang ngực của tất cả các cây trong OTC bằng thước kẹp kính theo 2 hướng vuông góc: Đông Tây và Nam Bắc (hoặc đo bằng thước đo vanh).
+ Đo chiều cao vút ngọn của tất cả các cây trong OTC bằng thước đo cao Blume - leiss.
+ Tình hình sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
+ Tình hình quản lý rừng, đầu tư và phát triển rừng, bảo vệ rừng
2.4.2.2. Điều tra về nông nghiệp
+ Trồng trọt
* Diện tích, năng suất, sản lượng các loài cây trồng địa phương * Thông tin giống cây trồng, phân bón, sâu hại, dịch bệnh * Thông tin khuyến nông, khuyến lâm
Các thông tin điều tra theo mẫu biểu (Phụ biểu 15):
2.4.2.3. Thông tin khác
+ Đời sống
+ Tốc độ phát triển kinh tế xã hội + Gia tăng dân số
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel.
- Xây dựng các loại bản đồ của xã Minh Hợp, sử dụng phần mềm Mapinfo 8.5. + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Minh Hợp.
+ Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xã Minh Hợp.
+ Bản đồ quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Hợp (2011 - 2020). + Bản đồ phân vùng địa hình, thổ nhưỡng xã Minh Hợp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất đề tài sử dụng hai phương pháp là phương pháp tĩnh và phương pháp động.
- Phương pháp tĩnh
Phương pháp tĩnh xem các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền, áp dụng với các mô hình sử dụng đất cây hàng năm như lúa, sắn, ngô.
Tổng lợi nhuận: P = TN - CP (2 - 1) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
P
Pcp = x 100 (2-2) Cp
Hiệu quả vốn đầu tư:
P Pv = x 100 (2-3) Vđt
Trong đó:
P : Tổng lợi nhuận trong một năm TN: Tổng thu nhập trong một năm. Cp: Tổng chi phí trong một năm. Vđt : Vốn đầu tư trong năm.
- Phương pháp động
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây ăn quả lâu năm như Cam, cây công nghiệp như Mía, Chè, Cao su chúng tôi sử dụng phương pháp động.
Phương pháp CBA được vận dụng để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để tiến hành qui hoạch sản xuất. Các số liệu được tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình EXEL 7.0. Các chỉ tiêu sau đây được vận dụng trong phân tích CBA.
Coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.
Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR.
Các tiêu chuẩn:
- Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
NPV = n t t t t i C B 0 (1 ) (2 - 4) Trong đó:
NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng). Bt:là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng). Ct : là giá trị chi phí ở năm t (đồng). i : là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%).
t : là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
- Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi
n 0 t t t t ) i 1 ( C B = 0 thì i = IRR (2 - 5)
- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR.
BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
BCR = CPV BPV ) i 1 ( C ) i 1 ( B n 1 i t t n 1 i t t (2 - 6) Trong đó:
BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng) BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng) n là số đại lượng tham gia vào tính toán
Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả.
- Hiệu quả về mặt xã hội, môi trường của phương án quy hoạch chỉ mang tính chất định tính.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Hợp
3.1.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai tài nguyên rừng của xã
Minh Hợp là xã vùng thấp của huyện Quỳ Hợp, có các tuyến đường giao thông khá thuận lợi nối liền với các khu vực khác trong và ngoài tỉnh. Là xã có quy mô diện tích và dân số đứng thứ 5 của huyện, có lực lượng lao động dồi dào, có điều kiện khả năng để phát triển nền kinh tế nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông nghiệp là chủ yếu. Đất đai là nguồn tài nguyên có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Trong những năm gần đây, cùng với các địa phương khác trong huyện, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã đã được các cấp chính quyền quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng đất chưa thực sự đi vào nề nếp. Tính đến 31/12/2010 đất đai của xã đã được sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 68,98% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn với 16,08% (bao gồm núi đá không có rừng cây không sử dụng vào mục đích khác được và đất đồi núi chưa sử dụng) và diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 14,94%. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Minh Hợp được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1: Hiện trạng quản lý và sử dụng đất xã Minh Hợp
Thứ tự Các loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 5.834,40 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 4.024,31 68,98
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN
2.964,11 50,80 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.069,52 18,33
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 30,00
0,51
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 1.039,52
17,82
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN
1.894,59 32,47 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 987,40 16,92 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 987,40 16,92 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 370,49 6,35 1.2.1.3 Đất trống chưa có rừng sản xuất RSM 566,91 9,72 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 72,80 1,25
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN
871,82 14,94 2.1 Đất ở OTC 102,89 1,76
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT
102,89 1,76 2.2 Đất chuyên dùng CDG 600,96 10,30
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 2,00
0,03
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA
4,00
0,07
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 79,74 1,37 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 515,22 8,83
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD
9,00
0,15
2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN
158,97 2,72 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 938,27 16,08
3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS
208,93
3,58
3.2 Núi đá không có rừng cây NCS
729,34
12,50
Qua dẫn liệu trên cho thấy: Đất Nông nghiệp là 4.024,31 ha chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên với 68,98 %, bình quân 3.934m2 /người. Trong diện tích đất nông nghiệp diện tích đất trồng lúa là 30,0 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại là 1.039,52 ha, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 72,80 ha. Diện tích đất trồng lúa chủ yếu trên đất lúa hai vụ. Đất nông nghiệp chủ yếu là các loại đất feralit đỏ vàng và feralit đỏ nâu có giá trị với sản xuất nông nghiệp, diện tích đất này chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp như: Mía, Chè, Cao su... và cây ăn quả như Cam. Đất canh tác nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới...Do đó năng suất, sản lượng cây ăn quả và cây công nghiệp tăng lên đáng kể.
Diện tích đất lâm nghiệp là 987,40 ha, chiếm 16,92 % diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất chưa có rừng sản xuất với diện tích 566,91 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất diện tích 50 ha, còn lại là diện tích rừng trồng sản xuất chủ yếu trồng loài Keo và Bạch đàn. Nhìn chung các loại cây trồng rừng đều thích nghi tốt với điều kiện lập địa và sinh trưởng khá tốt góp phần làm giàu rừng và cải thiện điều kiện môi trường ở địa phương. Diện tích rừng trồng hàng năm có tăng nhưng chất lượng và trữ lượng rừng không cao. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng lâm sản trong huyện nói chung và trên địa bàn xã nói riêng không ngừng tăng. Do vậy, trong những năm tới cần có định hướng xây dựng phát triển lâm nghiệp theo hướng ổn định và bền vững.
Đất phi nông nghiệp: Diện tích 768,93 ha chiếm 13,18 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất chuyên dùng là 600,96 ha chiếm 10,30% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đường giao thông, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất khu công nghiệp…
Đất thổ cư có diện tích là 102,89 ha chiếm 1,76% diện tích đất tự nhiên được bố trí thành cụm dân cư trên 21 xóm trong xã. Bình quân mỗi hộ có 372,39 m2 diện tích đất ở.
Diện tích đất chưa sử dụng cũng khá lớn với 938,27 ha chiếm 16,08 % diện