Dự tính nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 93 - 97)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.6.Dự tính nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch

3.5.6.1. Căn cứ dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế

- Căn cứ vào phương án quy hoạch nông lâm nghiệp của xã đã được đề xuất.

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương.

- Trên cơ sở kết quả phân tích hiệu quả kinh tế các mơ hình sử dụng đất đã trình bày ở mục 3.3.

3.5.6.2. Nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp

Tổng hợp nhu cầu vốn và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp trong 10 năm được thể hiện qua bảng 3.23

a) Nhu cầu đầu tư

Tổng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp xã Minh Hợp trong 10 năm là 613.808.462.600 đồng. Trong đó:

* Đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp

Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp là 11.282.440.000 đồng trong đó:

- Đầu tư cho trồng rừng sản xuất được tính bằng suất đầu tư bình quân là 22.833.000 đồng/ha/10 năm.

- Đầu tư cho khoanh ni XTTS khơng trồng bổ sung được tính cho suất đầu tư bình quân là 200.000 đồng/ha/năm.

Bảng 3.23: Tổng hợp nhu cầu vốn và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp trong chu kỳ sản xuất (10 năm)

Khối lượng:ha, Đơn giá:1000 đồng

TT Hạng mục Diện tích (ha) Chi phí/ha/10 năm Tổng chi phí Thu nhập/ha/10 năm Tổng thu nhập NPV/ha/10 năm Tổng lợi nhuận 1 Lâm nghiệp 11282440 64800 31104000 15624,804 7499905,92 1.1 Rừng trồng (Trồng rừng, CS, BV, KT) 11282440 64800 31104000 15624,804 7499905,92 Trồng rừng keo 480 22833 10959840 64800 31104000 15624,804 7499905,92 1.2 Khoanh nuôi XTTS 161,3 2000 322600 2 Nông nghiệp 602526022,6 2503900 1423571933 532052,259 243088834 2.1 Trồng lúa 30 104590 3137700 252000 7560000 147410 4422300 2.2 Hoa màu 109,58 87750 9615645 215000 23559700 61270 6713966,6

2.3 Cây công nghiệp 297923504 978600 659579483 201736,63 147719895

Cây mía 731,66 183900 134552274 317500 232302050 103475,2 75708664,8

Cây chè 168,33 180506 30384574,98 320100 53882433 38400,98 6464036,96

Cây cao su 1095 121449 132986655 341000 373395000 59860,45 65547192,8

2.4 Cây ăn quả 291849173,6 1058300 732872750 121635,629 84232673,1

Cây cam 692,5 421442,85 291849173,6 1058300 732872750 121635,629 84232673,1

* Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất nơng nghiệp là 602.526.022.600 đồng, trong đó:

- Đầu tư cho cây ngắn ngày được tính theo năm, suất đầu tư được điều tra từ thực tế như: Lúa nước bình quân là 10.459.000 đồng/ha/năm, Hoa màu là 8.775.000 đồng/ha/năm, cây Mía là 18.390.000 đồng/ha/năm, bao gồm các chi phí tiền mặt cho mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơng chăm sóc.

- Đầu tư cho cây ăn quả (cây Cam) được tính suất đầu tư bình quân là 421.442.850 đồng/ha/10 năm, chủ yếu cho chi phí tiền mặt mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơng chăm sóc. Chi phí cho cây Cam trên chu kỳ kinh doanh là rất lớn vì đây là cây địi hỏi đầu tư và chăm sóc cao.

- Đầu tư cho cây công nghiệp: Cây Chè: 180.506.000 đồng/ ha/10 năm, cây Cao su là 121.449.000 đồng/ha/10 năm.

Qua đây cho thấy vốn đầu tư nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nguồn vốn huy động trong nhân dân, cơng sức lao động đóng góp, cịn lại vốn vay ưu đãi theo các chương trình của nhà nước.

Đây là nguồn vốn rất lớn được huy động để thực hiện sản xuất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ chế chính sách của Nhà nước về mức đầu tư, mức hỗ trợ, lãi suất và mức cho vay đối với các dự án trồng rừng, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của người dân địa phương.

* Nguồn vốn

- Với Lâm nghiệp: Một số diện tích được nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng/ha theo chương trình 147, cịn lại chủ yếu vốn tự có, vốn vay.

Căn cứ vào quyết định 67/2004/QĐ – UB ngày 29 tháng 3 năm 2004 của UBND tỉnh về việc ban hành qui định tạm thời suất đầu tư trồng rừng, chăm sóc rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An trồng đồng thời tham khảo định mức trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, định mức của dự án 661, nguyên liệu giấy thâm canh.

- Với Nơng nghiệp: Nguồn vốn tự có của các hộ gia đình, ngồi ra phải vay ngân hàng, phần lớn các hộ gia đình được vay vốn theo lãi suất ưu đãi.

b) Dự tính hiệu quả kinh tế

Kết quả dự tính nhu cầu vốn và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp ở bảng 3.23 cũng cho thấy:

- Tổng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp xã Minh Hợp trong 10 năm là 613.808.462.600 đồng. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chiếm đại đa số với 98,16% tổng nhu cầu đầu tư vốn của xã với các hạng mục là cây Lúa, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp; vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp chiếm 1,84%.

- Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp trong chu kỳ sản xuất 10 năm là 1.454.675.933.000 đồng, trong đó lợi thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thu được là 1.423.571.933.000 đồng chiếm 97,86%; sản xuất lâm nghiệp thu được 31.104.000.000 đồng chiếm 2,14%.

- Tổng lợi nhuận thu được từ sản xuất nông lâm nghiệp là 250.588.740.100 đồng, trong đó lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp là 97% và từ sản xuất lâm nghiệp chiếm 3,0% tổng lợi nhuận.

c) Dự tính hiệu quả xã hội

Bên cạnh tác dụng về kinh tế, môi trường, phương án quy hoạch nông lâm nghiệp cịn có tác dụng to lớn về mặt xã hội và an ninh quốc phòng. Hiệu quả về xã hội là một trong những nhân tố đem lại sự thành công của phương án quy hoạch nông lâm nghiệp. Phương án chỉ mang tính khả thi khi nó phù hợp với mục đích phương hướng phát triển của địa phương và của khu vực, đồng thời được đơng đảo nhân dân chấp nhận tích cực tham gia.

- Thông qua các nội dung xây dựng, bảo vệ, phát triển rừng sản xuất, cây nơng nghiệp sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm ổn định cho đồng bào miền núi, hàng năm thu hút hàng trăm lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất nơng lâm nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng.

- Trình độ dân trí được cải thiện, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống của người dân trong vùng quy hoạch, từng bước ổn định kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phịng. Góp phần xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn miền núi, giảm dần khoảng cách kinh tế giữa miền núi và miền xuôi.

- Thông qua việc xây dựng các phương án kinh doanh nông lâm nghiệp bền vững giúp cho người dân đổi mới tư duy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất, thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực.

d) Về môi trường

- Ổn định và phát triển bền vững rừng sản xuất, các cây công nghiệp dài ngày phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2015 độ che phủ của rừng đạt 42 %; duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng đến những năm tiếp theo, phát huy khả năng bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu khả năng xói mịn, nâng cao tuổi thọ các cơng trình xây dựng phục vụ phát triển dân sinh kinh tế xã hội.

- Thông qua việc quy hoạch nông lâm nghiệp sẽ từng bước nâng cao chất lượng rừng, năng suất chất lượng các hoạt động nông nghiệp.

- Ổn định môi trường sinh thái, cải thiện nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 93 - 97)