Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5.7. xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch
3.5.7.1. Giải pháp về tổ chức
a) Tổ chức quản lý
- Sắp xếp, phân cơng cơng tác quản lý mang tính chun trách cao, gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ ngành nông lâm nghiệp đối với quá trình phát triển nơng lâm nghiệp của xã.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nông lâm nghiệp. (trung tâm khuyến nông, phịng nơng nghiệp)
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp quản lý, tuy nhiên cũng cần hạn chế sự chỉ đạo chồng chéo giữa các cấp.
b) Tổ chức thực hiện
Để phương án quy hoạch phát triển nơng lâm nghiệp xã Minh Hơp mang tính thực tiễn cao cần có sự phối hợp hài hồ giữa các ngành và địa phương:
- Hạt kiểm lâm phối hợp với phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn của huyện chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt việc quản lý, bảo vệ rừng trồng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng rừng trồng sản xuất.
- Các ban ngành liên quan và các đơn vị hành chính, có trách nhiệm phối kết hợp để lồng ghép các chương trình tổ chức thực hiện các nội dung các phương án quy hoạch có liên quan đến ngành, đơn vị mình.
- Trong từng kỳ kế hoạch Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị liên ngành để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung phương án quy hoạch nông lâm nghiệp, báo cáo UBND huyện và Hội đồng nhân dân huyện để có những thay đổi và điều chỉnh kịp thời.
- Thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Mở rộng hoạt động của các Công ty Nông công nghiệp trên địa bàn xã. + Thực hiện tổ chức khép kín các khâu sản xuất từ trồng, chăm sóc đến sơ chế các sản phẩm nông sản. Tăng cường đầu tư thâm canh, tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh để tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, có năng suất và hiệu quả.
Tại các Công ty xây dựng mới và nâng cấp nhà xưởng và máy móc chế biến chè, cao su.
Công ty cần mở rộng các hoạt động dịch vụ cho người dân trên địa bàn như ươm cây giống, hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng mơ hình nơng lâm kết hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình cơng nhân của Cơng ty.
Sản xuất nông lâm nghiệp cần phải được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để có sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho người dân từng bước có thu nhập ổn định.
- Về quản lý, sử dụng tài ngun rừng và đất đai
Có các cơ chế, chính sách rõ ràng đối với việc khai thác, quản lý bảo vệ và trồng rừng sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các tổ chức quản lý, thực hiện.
- Công tác trồng rừng: Tiến hành trồng rừng trên các trạng thái đất trống (trạng thái IB và IA) và đất rừng sau khai thác với những loài cây Keo tai tượng, keo lai.... ngoài ra trồng thêm một số cây bản địa như Xoan, lát hoa
- Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng: Khoanh nuôi phục hồi rừng trên đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (đất trống IC) có đủ mật độ cây tái sinh phục hồi rừng để áp dụng phương thức khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên (trồng bổ sung các loài cây đa tác dụng: Trám, Sấu..).
- Công tác khai thác, sử dụng rừng: Được phép khai thác những diện tích rừng trồng đã đến tuổi thành thục theo Quy phạm hướng dẫn của Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành.
3.5.7.2. Giải pháp về chính sách
a) Chính sách đất đai
Đẩy nhanh tiến độ giao đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích phát triển lâm nghiệp.
+ Cần làm rõ cho người dân nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi được giao đất, giao rừng. Phải thực sự coi đất và rừng như vườn nhà của mình để họ có trách nhiệm cao nhất, gắn bó đời sống gia đình với đất và rừng được giao.
+ Sau khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc hợp đồng giao khoán, bước tiếp theo là giúp bà con nơng dân một cách tồn diện, thơng qua có cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ ban đầu, hướng dẫn sản xuất, kỹ thuật canh tác sao cho hiệu quả nhất.
Trên thực tế, do chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả chưa rõ ràng, nên đã có hiện tượng người dân sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích. Do đó cần phải động viên khuyến khích bằng cơ chế ưu tiên, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ để bà
con nông dân yên tâm sản xuất lâm nghiệp, đồng thời xử lý nghiêm khắc những cá nhân, tổ chức sử dụng đất nơng lâm nghiệp khơng đúng mục đích.
- Cần tiến hành rà soát tiềm năng về rừng và đất rừng theo chủ quản lý và sử dụng theo từng đối tượng để quản lý và bố trí kế hoạch trồng rừng một cách chặt chẽ.
- Lập kế hoạch xây dựng tiến độ trồng rừng, cây nông nghiệp hàng năm đúng quy hoạch.
- Xác định ranh giới giữa các vùng, các lô, khoảnh… Và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc về ranh giới.
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc bảo vệ và phát triển vùng nguyên liệu theo hướng ổn định và bền rừng.
b) Chính sách thuế
Trong quá trình thực hiện các nội dung phương án quy hoạch, các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức tham gia trồng rừng trên những diện tích đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá được hưởng sự ưu đãi về thuế. Miễn thuế tài nguyên đối với mặt hàng lâm sản được khai thác từ rừng sản xuất.
c) Chính sách khuyến khích vốn đầu tư, hỗ trợ
Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức, các cá nhân tham gia đầu tư vào trồng rừng và phát triển nơng lâm nghiệp.
Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các nhà máy, cơ sở chế biến với người sản xuất. Các nhà máy, cơ sở chế biến nông lâm sản hợp đồng với các chủ hộ tham gia phát triển nông lâm nghiệp theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ lợi nhuận có phần ưu tiên cho người nông dân để thu hút người dân tham gia vào phát triển nông lâm nghiệp.
Xã cần có chủ trương hỗ trợ đầu tư lâu dài thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ cây giống, phân bón...cho các đối tượng tham gia sản xuất để người dân yên tâm phát triển sản xuất.
+ Cơ chế vốn đầu tư phát triển sản xuất: - Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn:
+ Sản xuất nơng lâm nghiệp có đặc thù riêng, vốn đầu tư lớn. Do đó việc lập kế hoạch, chọn cơ cấu đầu tư là rất quan trọng. Sau đó cần quản lý, chỉ đạo sát sao, đảm bảo đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích và phấn đấu đạt kết quả cao nhất.
+ Để đánh giá hiệu quả đồng vốn, ngoài việc chỉ đạo kiểm tra, nghiệm thu hàng năm, cần phải tổ chức giám sát, đánh giá từng chương trình, từng hạng mục, từng dự án cụ thể.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách, tận dụng nguồn vốn trong dân để phát triển sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả.
d) Chính sách về xã hội
+ Đối với người tham gia sản xuất NLN trong vùng quy hoạch cần có chính sách hỗ trợ bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế.
+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến và giúp đỡ người sản xuất áp dụng tiến bộ KHKT trong cơng tác trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm.
3.5.7.3. Giải pháp khoa học công nghệ
a)Tăng cường công tác khuyến nông lâm và cải thiện giống cây trồng
Ưu tiên đầu tư khảo nghiệm đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt và tính thích nghi cao vào sản xuất. Tăng mức đầu tư mở rộng hệ thống khuyến nông khuyến lâm trong sản xuất.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất đai, sản xuất hàng hóa tập trung.
Tiếp tục thực hiện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giống cây trồng nông lâm nghiệp
Đẩy mạnh công tác KHKT về giống chú trọng nâng cao chất lượng giống, gắn với quản lý giống.
- Áp dụng công nghệ mới trong chế biến nông lâm sản
Nghiên cứu áp dụng hợp lý các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, lựa chọn đầu tư nâng cấp, đổi mới các thiết bị, công nghệ chế biến ở các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ.
+ Đẩy mạnh và chú trọng giải pháp khuyến lâm ở tất cả các nội dung, các lĩnh vực, trong đó ưu tiên giải pháp tập huấn, phổ cập, tuyên truyền và giải pháp mơ hình.
+ Tiến hành phổ cập kiến thức nông lâm đồng thời với việc xây dựng mơ hình, tổng kết mơ hình, tham quan và mở rộng mơ hình.
b) Giải pháp kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp
* Cơ sở đề xuất
- Dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, định mức kinh tế kỹ thuật của tỉnh. - Các kết quả đánh giá thực hiện của các chương trình, các mơ hình đã thử nghiệm thành công ở địa phương.
- Các kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương được sử dụng phối kết hợp với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.
* Yêu cầu
- Các giải pháp kỹ thuật phải đơn giản. - Dễ áp dụng, tiện lợi cho sản xuất.
- Chi phí thấp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật và đạt được hiệu quả.
- Trong quá trình thảo luận và đề xuất giải pháp cần khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân địa phương.
- Kỹ thuật tạo giống cây trồng phải đảm bảo đủ cả về số lượng cũng như chất lượng về giống trồng rừng.(tiêu chuẩn cây giống về chiều cao, đường kính gốc, không cong queo, không sâu bệnh hại…)
- Biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất phải đảm bảo đúng qui trình qui phạm đã đề ra.(mật độ trồng rừng, thời vụ trồng, kỹ thuật trồng…)
- Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng: Phải được tiến hành ngay sau khi trồng rừng (thời gian phụ thuộc vào từng loại rừng, từng điều kiện cụ thể) mục đích cuối cùng là tạo ra những lâm phần phát triển ổn định.
- Công nghệ sau thu hoạch
Công tác bảo quản sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm cần được quan tâm đúng mức.
* Các giải pháp kỹ thuật cụ thể đối với từng hoạt động
* Hoạt động bảo vệ rừng
- Đối tượng được bảo vệ: Rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng sau chăm sóc. - Lồi cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai
- Kỹ thuật tác động.
+ Cắm biển báo, bảng tin, cột mốc. + Khai thác củi, tỉa thưa đúng kỹ thuật.
* Hoạt động khoanh nuôi tái sinh và phục hồi rừng
- Đối tượng: Đất lâm nghiệp trạng thái IC, có các cây gỗ rải rác đang tái sinh phục hồi.
- Loài cây trồng bổ sung: Xoan, lát, trám, mỡ...với mật độ tuỳ theo mật độ hiện tại đặc điểm phân bố cây tái sinh và yêu cầu xây dựng đối với từng loại rừng.
- Kỹ thuật tác động.
+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên. + Nuôi dưỡng rừng phục hồi.
+ Trồng bổ sung theo đám hoặc trồng theo băng.
+ Chặt bỏ những cây giá trị kinh tế thấp, phát bỏ những cây dây leo. + Trồng những cây có giá trị kinh tế và các cây đa mục đích.
+ Phịng chống cháy rừng.
* Hoạt động trồng rừng
- Đối tượng: Đất trống trạng thái IA, IB và rừng trồng sau khai thác - Loài cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai.
- Kỹ thuật tác động:
+ Trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp trồng rừng phòng hộ, trồng rừng thâm canh.
Trồng rừng kinh tế: Phương thức trồng thuần lồi, có đầu tư thâm canh. + Tạo chu kỳ kinh doanh khép kín: Trồng - Chăm sóc - Bảo vệ - Khai thác theo diện tích qui định.
* Hoạt động chăm sóc rừng trồng - Đối tượng: rừng trồng.
- Loài cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai - Kỹ thuật chăm sóc bảo vệ
+ Chăm sóc 3 năm, mỗi năm từ 2 - 3 lần.
+ Năm 1 và năm 2: Phát dây leo cây bụi chèn ép, làm cỏ xới vun gốc đường kính từ 1 - 1,2 m. Tỉa chồi nách để cây mọc thẳng, đồng thời tra dặm.
+ Năm 3: Phát dây leo, cây bụi chèn ép, tỉa cành nhánh. Bảo vệ các diện tích rừng trồng bằng phòng chống cháy rừng, ngăn ngừa gia súc phá hoại. Phát hiện côn trùng sâu bệnh kịp thời.
* Hoạt động trồng cây lương thực
- Đối tượng: ruộng 1 vụ hoặc 2 vụ.
- Lồi cây: giống lúa mới có năng suất cao như lúa lai Nhị ưu 838, CR 203... - Giải pháp kỹ thuật.
+ Thử nghiệm trồng thử giống lúa mới, tìm hiểu khả năng nhân rộng ra đại trà. + Tập huấn, chuyển giao các kiến thức kỹ thuật cho nhân dân.
+ Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), đào tạo tập huấn đầu bờ. + Đầu tư cải tạo hệ thống tưới tiêu cho diện tích 30 ha ruộng 2 vụ.
* Hoạt động trồng cây hoa màu
- Đối tượng: Diện tích đất trồng màu ven sông suối, xen kẽ diện tích trồng cây công nghiệp, đất tốt, tương đối bằng phẳng ...
- Lồi cây: Ngơ đơng, Sắn, Rau xanh . . . - Giải pháp kỹ thuật.
+ Tận dụng khoảng trống, nương rẫy cố định, tăng diện tích trồng. + Thử nghiệm các loại giống mới có năng suất cao.
+ Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng và phòng trừ dịch hại tổng hợp …
* Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
- Đối tượng: Trên diện tích đất để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hiện đã trồng và diện tích dự kiến trồng mới.
- Loài cây trồng:
Cây cơng nghiệp: Chè, Cao su, Mía... Cây ăn quả: Cam. - Giải pháp kỹ thuật
+ Kết hợp trồng cây công nghiệp với cây phù trợ cải tạo đất.
+ Thử nghiệm giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp nhu cầu thị trường . . .
+ Cải tạo vườn tạp để qui hoạch sản xuất trồng kinh doanh cây ăn quả và cây cơng nghiệp.
Đề xuất tập đồn cây trồng nơng lâm nghiệp
3.5.7.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Căn cứ vào quy mô vùng nguyên liệu, tiến độ trồng rừng, cây công nghiệp hàng năm, cân đối khả năng cung ứng giống của các Công ty, doanh nghiệp tư nhân và công nghệ tạo giống. Để đảm bảo cung cấp đủ cây giống trong kỳ quy hoạch trồng rừng nguyên liệu là: 480 ha với mật độ trồng Keo là 1.660 cây/ha. Từ đó, tiến hành xây dựng quy mơ vườn ươm để chủ động trong công tác trồng rừng trong cả giai đoạn quy hoạch.
- Hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông theo quy hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
3.5.7.5. Giải pháp bảo hộ sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
- UBND xã cùng các cơ quan có chức năng, cần có cơ chế chính sách bảo hộ rõ ràng cho người sản xuất nông lâm nghiệp
- Đối với người trồng rừng: Được hưởng tất cả sản phẩm mà họ làm ra sau khi đã nạp đầy đủ thuế và hoàn trả vốn vay trong quá trình trồng rừng.
- Phát triển và củng cố mạng lưới chợ nông thôn và dịch vụ thu mua nơng sản. - Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xây dựng thương hiệu hàng hóa và doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm. Tìm kiếm thị trường thơng qua các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm...