Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một số lồi cây trồng chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 67 - 70)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một số lồi cây trồng chính

3.3. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một số lồi cây trồng chính và

3.3.1.Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một số lồi cây trồng chính

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất được phân tích dựa trên phương pháp CBA, thơng qua việc tính tốn hiệu quả của các mơ hình : Một số lồi cây sản xuất nơng nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp... Từ đó lựa chọn các kiểu sử dụng đất hiệu quả.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của tập đoàn cây trồng trên địa bàn xã, đề tài đã căn cứ vào mức độ đầu tư, giá thành sản phẩm hiện tại trên thị trường. Cơ sở để tính chi phí, thu nhập:

Căn cứ vào các quy định của nhà nước trong xây dựng cơ bản khâu lâm sinh về đơn giá và định mức lao động.

Căn cứ vào giá thành sản phẩm bán trên thị trường.

Căn cứ vào thực tiễn áp dụng của các hộ gia đình trong sản xuất Căn cứ vào năng suất cây trồng mang lại thơng qua tính tốn.

Qua điều tra thực tế trên địa bàn nghiên cứu với một số mơ hình canh tác đó là: mơ hình trồng cây nơng nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, kết quả như sau:

* Hiệu quả kinh tế cây lúa, ngô, sắn

Bảng 3.9: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây lúa, ngơ, sắn 1ha/1 năm

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Chỉ tiêu Loài cây

Lúa Nhị ưu 838 Ngô LVN 10 Sắn KM 94

1 Chi phí 20.918 17.606 8.738

2 Thu nhập 50.400 36.000 25.000

Qua bảng tổng hợp cho thấy: Trong mơ hình cây lúa và hoa màu, cây Lúa cho hiệu quả cao nhất sau đó là cây Ngô và cuối cùng là cây Sắn, điều này thể hiện qua lợi nhuận thu được cho 1 ha với cây lúa là 29.482.000 đồng, cây Ngô là 18.394.000 đồng và cây Sắn là 16.262.000 đồng. Tuy hiệu quả kinh tế của các cây hoa màu khơng cao như một số lồi cây lâu năm khác song do yêu cầu đầu tư thấp hơn, nhanh cho thu hoạch và có thể tận dụng được nguồn lao động, đất đai,... nên việc mở rộng và phát triển cây lúa và hoa màu là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt của người dân, đồng thời thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài.

(Chi tiết thể hiện qua phụ biểu 04, 05, 06) * Hiệu quả kinh tế cây ăn quả (Cam)

Bảng 3.10: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây ăn quả trên 1ha/10 năm

STT Chỉ tiêu Loài cây Cam 1 Ct 421.442,850 2 Bt 792.500 3 Bt - Ct 371.057,150 4 NPV 121.635,629 5 BCR 1,56 6 IRR 35%

Cây Cam là cây ăn quả được trồng trên quy mơ lớn với ưu tiên các diện tích đất tốt nhất và phù hợp nhât, đây là cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao với chỉ số NPV trong 10 năm là 121.635.629 đồng, khả năng thu hồi vốn nhanh với IRR là 35%. Cây Cam có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cao do trong những năm gần đây đã xây dựng được vùng chỉ dẫn địa lý Cam Vinh và có thương hiệu uy tín trên thị trường.

* Hiệu quả kinh tế cây công nghiệp - Cây công nghiệp hàng năm

Bảng 3.11: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây Mía trên 1ha/3 năm

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Chỉ tiêu Lồi cây Mía 1 Ct 55.170 2 Bt 95.250 3 Bt - Ct 40.080 4 NPV 31.042,559 5 BCR 1,69 6 IRR 24%

Cây Mía là cây cơng nghiệp hàng năm trồng trên diện rộng vì Minh Hợp là xã nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu nhà máy đường NAT&L. Cây mía là cây xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nhưng trong những năm gần đây hiệu quả kinh tế đã giảm vì đất đai bị thối hóa và mắc bệnh chồi cỏ. Hiệu quả kinh tế 1 ha trong 3 năm với NPV là 31.042.559 đồng.

- Cây công nghiệp lâu năm

Bảng 3.12: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây công nghiệp dài ngày trên 1ha/10 năm

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Chỉ tiêu Loài cây

Chè Cao su 1 Ct 180.506 121.449 2 Bt 320.100 341.000 3 Bt - Ct 139.594 219.551 4 NPV 38.400,98 59.860,45 5 BCR 1,39 1,97 6 IRR 26% 30%

Cây Chè và cây Cao su là 2 loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế và thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, hiện đang được trồng bằng nhiều giống mới có năng suất và hiệu quả

* Hiệu quả kinh tế cây lâm nghiệp

Bảng 3.13: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây lâm nghiệp chính trên 1ha

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Chỉ tiêu Loài cây

Keo tai tượng Bạch đàn

1 Ct 21.363,2 27.990 2 Bt 64.800 99.000 3 Bt - Ct 43.436,800 71.010 4 NPV 15.624,804 15.804,216 5 BCR 2,14 1,98 6 IRR 35% 24%

Qua biểu này cho thấy với chu kỳ kinh doanh Keo tai tượng là 7 năm và Bạch đàn là 10 năm, hiệu quả kinh tế của 2 loài cây là tương đương nhau nhưng chu kỳ kinh doanh của Bạch đàn lâu hơn và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ cũng thấp hơn.

(Chi tiết thể hiện qua phụ biểu 11, 12)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 67 - 70)