Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 85 - 92)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.4. Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp

3.5.4.1. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng sản xuất

Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngồi gỗ kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái. Trên địa bàn xã Minh Hợp có 1 đối tượng:

+ Rừng sản xuất là rừng trồng.

Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng trồng sản xuất của xã Minh Hợp là khá nhỏ 987,4 ha, những diện tích rừng sản xuất này sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy của địa phương trong tỉnh, đây cũng là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh rừng.

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020 lượng gỗ nguyên liệu phục vụ các nhà máy giấy trong tỉnh và các vùng lân cận là không đủ. Đặc biệt là nhà máy dăm giấy Quỳnh Thiện đi vào hoạt động vào cuối năm 2009 với công suất 60.000 tấn/năm. Do vậy, việc trồng rừng phải được tiến hành ngay trong năm 2011, với đối tượng là cây nguyên liệu sợi ngắn (cây Keo).

- Lựa chọn phương án kinh doanh rừng

Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu, định hướng phát triển lâm nghiệp của xã và điều kiện cụ thể của địa phương. Phương án trồng rừng và chăm sóc trên địa bàn xã Minh Hợp như sau:

* Phương án I:

Sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc (IA, IB) và đất rừng sau khai thác vào trồng rừng nguyên liệu giấy (cây Keo) theo phương thức thâm canh 100% diện tích.

Đối tượng: đất IA, IB và đất rừng sau khai thác có khả năng tiếp cận để trồng rừng nguyên liệu giấy .

- Ưu điểm: Nâng cao sản lượng rừng, đáp ứng nhanh nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy, đồng thời thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

- Nhược điểm: Thâm canh trên diện rộng sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp cây giống, quản lý, kỹ thuật… suất đầu tư cao, chi phí trồng rừng lớn dẫn đến giá thành nguyên liệu cao.

* Phương án II:

Trồng rừng nguyên liệu giấy (cây keo) theo phương thức thâm canh 30%, quảng canh 70% diện tích.

- Ưu điểm: Sử dụng có hiệu quả quỹ đất trống đồi núi trọc vào sản xuất kinh doanh, tận dụng được diện tích đất dốc và không tập trung để trồng rừng, nâng cao

hiệu quả sử dụng đất, giảm suất đầu tư. Phương án này trong thực tế dễ được người dân chấp nhận hơn vì giá thành thấp hơn thâm canh trên tồn bộ diện tích.

- Nhược điểm: Năng suất rừng trồng quảng canh thấp, chu kỳ kinh doanh dài, diện tích rừng trồng hàng năm tăng.

Từ những so sánh trên cho thấy cả hai phương án trồng và chăm sóc rừng đều có những mặt tích cực là chủ yếu, nhưng ở mỗi phương án cũng có những mặt hạn chế. Tuy nhiên, qua những phân tích cho thấy phương án II tỏ ra có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của địa phương, do vậy cần áp dụng vào sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống của người dân, cải thiện điều kiện môi trường sinh thái.

3.5.4.2. Quy hoạch biện pháp kinh doanh nông nghiệp

Nông nghiệp ở đây bao gồm 2 đối tượng lớn là trồng trọt cây nông nghiệp và chăn ni, trong đó cây nơng nghiệp gồm 3 đối tượng là cây nông nghiệp ngắn ngày, cây cơng nghiệp và cây ăn quả. Có thể lựa chọn theo 2 phương án

- Phương án I: Theo kết quả quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, phân ra thành các vùng:

Vùng trồng cây công nghiệp, vùng trồng cây ăn quả, vùng chăn nuôi đại gia súc (các xóm Minh Quang, Minh Tiến, Minh Chùa), vùng trồng Lúa nước (các xóm Minh Quang, Minh Tân, Minh Tiến)

+ Ưu điểm:

Các vùng sản xuất trồng trọt và chăn ni đến năm 2020 nhìn chung đã được định hình.

Ngành trồng trọt giữ vai trị trọng yếu. + Hạn chế:

Dồn điền đổi thửa gặp khó khăn, diện tích đất nơng nghiệp khó mở rộng, nhiều diện tích đất bị bạc màu, thối hóa.

- Phương án II: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa

dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều vùng sản xuất qui mơ vừa và nhỏ theo cụm xóm, phát triển trung tâm thị trấn chế biến nông sản.

Xây dựng vùng trồng cây công nghiệp, phát triển Nông lâm kết hợp tại vườn hộ, vùng trồng cây ăn quả theo hướng đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt (GAP).

+ Ưu điểm: Phát huy tiềm năng đất đai theo từng tiểu vùng và cả tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên.

+ Nhược điểm: Vùng trồng cây ngun liệu cơng nghiệp theo hướng sơ chế là chính, có nhiều khó khăn trong vốn, kỹ thuật thâm canh và cơ sở hạ tầng.

3.5.4.3. Quy hoạch các biện pháp khai thác rừng và cây nông nghiệp * Các biện pháp khai thác rừng trồng

Trong giai đoạn 2011 - 2020, trên địa bàn xã tiến hành khai thác rừng trồng sản xuất phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu giấy, ván dăm, củi.

Đối với rừng trồng nguyên liệu, sau 7 năm trồng tiến hành khai thác với cây Keo và 10 năm với cây Bạch đàn sản lượng bình qn 88 m3/ha trong đó chiếm 15 - 20 % gỗ có D1.3 > 15 cm được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ gia dụng, xây dựng. Số lượng cành nhánh, vỏ cây tận thu khoảng 4 tấn (tương đương 5,2 Ster củi).

+ Đối tượng đưa vào khai thác là những lơ rừng trồng hiện có đến tuổi thành thục công nghệ và tiệm cận tuổi thành thục số lượng; tốt nhất vào sau năm lượng tăng trưởng thường xuyên bình quân hàng năm đạt trị số lớn nhất, khi đó rừng cho sản lượng cao nhất thì tiến hành khai thác.

+ Diện tích: 350 ha + Biện pháp kỹ thuật

+ Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định theo tinh thần Quyết định 40/2005/QĐ- BNN-LN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

* Với các cây trồng nông lâm nghiệp

Khai thác theo chu kỳ kinh doanh của mỗi loài cây theo từng thời điểm mùa vụ trong năm. Với cây trồng nông nghiệp ngắn ngày như Ngô, Lúa mỗi năm canh tác 2 vụ. Các loại cây trồng công nghiệp dài ngày và cây ăn quả có chu kỳ kinh doanh riêng, giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây Cao su là 7 năm, cây Cam và Chè là 3 năm, cây Cao su bắt đầu bước vào kinh doanh ở tuổi thứ 8, với cây Chè và Cam từ tuổi thứ 4.

3.5.4.4. Công tác chế biến và tiêu thụ nông lâm sản

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các nhà máy, cơ sở chế biến nơng lâm sản chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là một số cơ sở chế biến nhỏ lẻ của tư nhân.

Theo định hướng phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh, trong những năm tới đây sẽ tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy trên địa bàn. Đây là những tiền đề thu hút người dân tham gia vào công tác phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Gỗ NLG được cung cấp cho Nhà máy chế biến dăm giấy Quỳnh Thiện (công suất hiện tại 20.000tấn/năm), Công ty liên doanh trồng và chế biến nguyên liệu giấy Nghệ An(công suất 50.000tấn/năm, nhà máy chế biến bột giấy ANTEXCO (công suất 130.000 tấn/năm) vấn đề tiêu thụ gỗ NLG trên địa bàn xã hết sức thuận lợi.

- Với cây Mía: Thị trường tiêu thụ ổn định đó là nhà máy đường NAT&L công suất gần 8.000 tấn Mía cây/ngày.

- Với cây Cam: Sản phẩm được các thương lái vào thu mua tận vườn, ngoài ra một số lượng tiêu thụ tập trung do công ty Nông Công nghiệp đảm nhận.

- Cây Chè và Cao su được sơ chế tại các xưởng của Công ty và bán lại cho các Công ty ở địa phương khác.

- Cây Sắn được thu mua tươi ngay tại ruộng và được tiêu thụ tại nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương.

Bảng 3.21 Dự tính khối lượng nơng lâm sản trong kỳ quy hoạch

Giai đoạn

Khối lượng khai thác Sản lượng khai thác

Rừng

trồng Lúa Sắn Ngơ Mía Cam Chè

Cao

su Rừng trồng Lúa Sắn Ngô Mía Cam Chè Cao su

Ha Ha Ha Ha Ha Ha Ha Ha Gỗ (m3) Củi (Ster) Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 2011 - 2015 270 30 134 85 748 692 166 1088 21600 6750 1425 20100 3400 149600 48440 8300 6800 2016 - 2020 210 30 140 80 650 695 180 1030 16800 5250 1425 21000 3200 130000 48650 9000 6437,5 Tổng 480 60 274 165 1398 1387 346 2118 38400 12000 2850 41100 6600 279600 97090 17300 13238

3.5.4.5. Quy hoạch biện pháp kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng và đất nông lâm nghiệp

Một trong những đặc điểm cơ bản của sản xuất lâm nghiệp là tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú và có tác dụng nhiều mặt đối với nền kinh tế và đời sống của con người. Vì vậy, khi quy hoạch nơng lâm nghiệp cho một đối tượng cần phải đảm bảo phát huy hết tiềm năng, tác dụng của tài nguyên rừng và đất nông lâm nghiệp trên địa bàn đối tượng. Thơng thường ngồi nơng lâm sản chính ra, một đơn vị sản xuất nơng lâm nghiệp có thể có các nội dung sản xuất kinh doanh kết hợp như khai quặng, nhất là kinh doanh đặc sản, lâm sản phụ và lợi dụng tổng hợp gỗ, tận dụng lâm sản khác [14].

a) Quy hoạch sản xuất Nông - Lâm kết hợp

Vì diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đã được phê duyệt nên việc mở rộng diện tích cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp...Trên quy mô lớn rất khó thực hiện, nên sự phát triển của cây nơng nghiệp trên địa bàn xã Minh Hợp theo hướng trồng xen cây nơng nghiệp với cây lâm nghiệp theo các mơ hình nơng - lâm kết hợp ở các trang trại, vườn rừng, là hướng đi hợp lý mang tính bền vững.

b) Phát triển chăn nuôi

Việc phát triển chăn ni Trâu, Bị, Dê... chỉ nên dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ của các hộ gia đình vì vùng chăn thả gia súc của xã không cố định và quy hoạch bãi chăn thả riêng diện tích khơng lớn (3 ha).

c) Nuôi trồng thủy sản

Các ao hồ, mặt nước sông suối được tận dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phát huy diện tích hiện có. Nên phát triển thêm các mơ hình ni các giống cá có hiệu quả kinh tế cao, nuôi cá lồng, bè...

d) Khai thác mỏ

Với trữ lượng đá xây dựng dồi dào nằm rải rác ở các xóm trong xã, Minh Hợp có thế mạnh sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và phục vụ cho việc phát triển kinh tế toàn diện trong khu vực.

e) Lợi dụng tổng hợp gỗ

Việc tận dụng cành nhánh, vỏ cây, bìa bắp trong khai thác gỗ nguyên liệu giấy và chế biến gỗ nhỏ, cải tạo rừng tự nhiện tại địa bàn xã chỉ mục đích cung cấp củi cho các hộ gia đình. Việc sử dụng chúng để làm ra sản phẩm có giá trị thương mại cao như ván nhân tạo (MDF) thì cần có sự liên doanh liên kết giữa các xã với nhau, mới đủ

nguyên liệu cho nhà máy MDF hoạt động, đây không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp xã mà còn là nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)