Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Điều kiện cơ bản xã minh hợp
3.2.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
3.2.4.1. Về điều kiện tự nhiên
* Những thuận lợi, lợi thế
Minh Hợp có diện tích đất nơng lâm nghiệp tương đối lớn với 4.024,31 ha (chiếm 68,98% diện tích tự nhiên), đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng, sinh trưởng, phát triển nhanh, đồng thời sự kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp về phát triển kinh tế với việc hình thành các vùng cây ngun liệu như: Chè, Mía, Cam, Cao su cung cấp nguyên liệu cho chế biến và hàng hóa, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên cần phịng ngừa yếu tố bất lợi như: Gió phơn Tây Nam, sương muối, gió xốy... để hạn chế những thiệt hại trong sản xuất.
* Những khó khăn hạn chế
- Hàng năm trên địa bàn xã vẫn có hiện tượng hạn hán, lũ lụt xảy ra gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng, vật nuôi
- Những hạn chế về tài ngun thiên nhiên (diện tích đất có độ phì nhiêu cao khơng lớn, diện tích núi đá vôi không sử dụng được chiếm khá cao, có khả năng xuất hiện sương muối, gió phơn Tây Nam khơ nóng...) đã phần nào gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
3.2.4.2. Về điều kiện kinh tế xã hội * Những thuận lợi, lợi thế
- Dân số trong độ tuổi lao động dồi dào thuận lợi cho công tác bố trí lao động
tại chỗ, trình độ dân trí tương đối cao, có khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Minh Hợp có điều kiện phát triển và kinh doanh các loài cây trồng nông lâm nghiệp, bên cạnh đó trên địa bàn xã có các Cơng ty Nơng công nghiệp vững mạnh làm nịng cốt cho cơng tác phát triển nơng nghiệp bền vững.
- Xã đang được xây dựng theo mơ hình nơng thơn mới, đây sẽ là cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt của nơng thơn miền núi.
* Những khó khăn hạn chế
- Là xã miền núi với xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, nặng về sản xuất nơng nghiệp nhưng trình độ canh tác chưa cao, năng suất cây trồng còn thấp.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ cịn hạn chế, tập trung chủ yếu là lao động nơng, lâm nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới xã cần có kế hoạch đào tạo, sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
- Với mức gia tăng dân số 0,95%/năm, gây sức ép đến sự ổn định, phát triển kinh tế, xã hội nói chung và tài nguyên rừng, đất đai nói riêng (nhu cầu đất canh tác nơng nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất chăn thả gia súc, gỗ, củi...)
- Đất lâm nghiệp nhiều nơi chưa sử dụng đúng với quy hoạch, tình trạng sản xuất cây nơng nghiệp ngắn ngày trên vùng đất dốc làm đất đai bị xói mịn, rửa trơi.
- Sản xuất chưa gắn liền với thị trường, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm cịn chưa tương xứng với tiềm năng. Ni trồng thuỷ sản đã một phần đóng góp cải thiện đời sống nhân dân nhưng chưa phát triển được các loại cá có chất lượng để phục vụ xã hội, dịch bệnh hay xảy ra.
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi cịn chậm, tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng.
- Trình độ thâm canh trong sản xuất nơng nghiệp chưa đồng đều, mới chỉ có một số hộ gia đình tiêu biểu cho hiệu quả kinh tế cao.
- Năng suất cây trồng chưa cao, quy hoạch vùng nguyên liệu chưa ổn định, người dân thường có tâm lý chung là chạy theo lợi nhuận và thị trường.
- Phát triển chăn nuôi nhưng chưa quy hoạch vùng chăn thả riêng, sản phẩm chăn nuôi kém đa dạng, nuôi trồng thủy sản mang tính quảng canh nên hiệu quả chưa cao.
- Công tác khuyến nông lâm thực hiện chưa được rộng rãi, số lượng người tham gia chưa nhiều.