Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 54 - 59)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Điều kiện cơ bản xã minh hợp

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Vị trí địa lý

Xã Minh Hợp nằm về phía Đơng Nam của huyện Quỳ Hợp thuộc vùng Tây Bắc của tỉnh Nghệ An.

Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Xuân và một phần xã Tam Hợp; - Phía Tây giáp xã Thọ Hợp và xã Châu Đình;

- Phía Nam giáp xã Văn Lợi và một phần xã Hạ Sơn; - Phía Đơng giáp xã Nghĩa Xn;

Xã cách trung tâm huyện về phía Đơng khoảng 15km, có tuyến đường Quốc lộ 48, tỉnh lộ 598 chạy qua, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 25 km, cách cảng nước sâu Nghi Sơn và Đơng Hồi gần 80 km về phía Tây. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu bn bán hàng hóa với thị trường các huyện trong tỉnh và địa phương ngoài tỉnh.

Minh Hợp có diện tích đất tự nhiên là 5.834,4 ha, thuộc vùng thấp của huyện Quỳ Hợp, về hành chính tồn xã có 21 xóm.

3.2.1.2. Địa hình, địa mạo

Là xã miền núi có nhiều dãy đồi núi liền dải bao bọc thành thung lũng hình lịng chảo, nằm trong khối núi cao của vùng đồi núi vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, thấp dần theo hướng Đơng - Đơng Bắc, độ cao trung bình khoảng 200m so với mực nước biển và bị chia cắt nhỏ bởi các suối, khe tụ thuỷ, đất đai tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa màu tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy nhiên diện tích có độ dốc cao lớn hơn 250 cũng chiếm khá lớn với 889,78 ha. Phân bố diện tích theo độ dốc như sau:

Bảng 3.5: Phân bố diện tích theo độ dốc của xã Minh Hợp Độ dốc Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 5.834,4 100

0 - 80 3.451,62 59,16

9 - 150 1.055 18,08

16 - 250 438 7,51

> 250 889,78 15,25

(Nguồn: UBND xã Minh Hợp, 2010) 3.2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Đất đai ở xã Minh Hợp phần lớn thuộc lưu vực sông Dinh, ruộng lúa nước bị chia cắt bởi các lèn đá, khe suối, chủ yếu là nhóm đất địa thành trong đó có 8 loại đất nhưng chủ yếu là 2 loại đất sau:

+ Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất (Fs)

+ Đất feralit đỏ nâu phát triển trên đá phiến sét, bột kết, đá phiến mica, gơnai (Fv)... có mức độ feralit khác nhau dưới các thảm thực vật khác nhau. Đất này thường chua ,song tỷ lệ hữu cơ có phèn thấp hơn các loại đất khác, vì độ phì nhiêu khơng đều, lân kém, kali nghèo nên hàm lượng dinh dưỡng chênh lệch giữa các vùng. Đất này có thể khai hoang mở rộng diện tích để trồng chè, cao su, các cây ăn quả như cam, quýt...

Đây là hai loại đất có giá trị với phát triển nơng nghiệp của xã trong việc mở rộng diện tích trồng cây lâu năm. [5]

Ngồi ra có một diện tích rất nhỏ đất bazan (nằm trong vùng đất đỏ Phủ Quỳ) thích hợp với trồng cây cơng nghiệp (cao su, chè, mía...) và cây ăn quả (cam quýt...)

Địa phương đã có quy hoạch sử dụng đất hợp lý để khai thác tốt tiềm năng đất đai.

3.2.1.4. Khí hậu

Minh Hợp là một xã vùng thấp của huyện Quỳ Hợp tiếp giáp với vùng núi thấp (huyện Nghĩa Đàn). Chịu ảnh hưởng khí hậu vùng núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An, nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và khơ, mùa hè nóng ẩm.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,80C, + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,20C + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 0,20C

Nhiệt độ cao nhất vào các tháng mùa hè (T5, T6, T7), thấp vào các tháng mùa đông.

- Rét trong vụ đông xuân cùng với hạn và rét, số ngày có nhiệt độ dưới 150C nhiều hơn vùng đồng bằng từ 7 - 10 ngày, điều này ảnh hưởng đến nhiều cây trồng.

Lượng bức xạ 131,8kcal/cm²/năm, tổng nhiệt tích ơn vượt q 8.5000C, số giờ nắng trung bình năm đạt từ 1.500 - 1.700h, ngày nắng cao nhất 13 giờ, bình quân tháng 140 giờ, tháng thấp nhất 58h, tháng 1 bình quân 79h, tháng 7 bình quân 206h.

Mùa nóng từ cuối tháng 4 đến tháng 10, mùa khơ lạnh từ tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm cao nhất là 2.346 mm. Lượng mưa trung bình năm thấp nhất là 1.268 mm. Lượng mưa trung bình năm là 1.457 mm

Số ngày mưa trong năm từ 80 - 90 ngày, phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất. Hơn 70% lượng mưa tâp trung vào các tháng 8, 9, 10 và lũ tiểu mãn (tháng 5) nên thường gây ngập úng. Các tháng mùa

khô chiếm gần 30% lượng mưa nhưng phân bố khơng đều (có tháng chỉ đạt 12 mm), các tháng 12, 1, 2 lượng mưa chỉ đạt 229 mm nên thường gây ra hạn hán.

- Độ ẩm:

Độ ẩm không khí trung bình là 84%. Vào mùa hè thường có gió Lào khơ nóng khiến độ ẩm khơng khí xuống rất thấp.

Lượng bốc hơi trung bình trong các tháng mùa hè là 116mm

Hạn: Thường xảy ra vào 2 thời kỳ với biến động về nhiệt độ và độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi như sau:

+ Vụ đông xuân (tháng 12,1,2) lượng mưa 65mm (chiếm 4.0% tổng lượng mưa trong năm), độ ẩm giảm, thời kỳ này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng chính của Quỳ Hợp (lúa, lạc, đậu, mía, cây ăn quả, cà phê, chè).

+ Vụ hè thu (tháng 6,7,8): Nhiều ngày độ ẩm xuống cịn 60-65% cùng với gió nóng và nhiệt độ cao, hạn khơng khí song hành với hạn đất đã ảnh hưởng đến vụ gieo trồng lạc, vừng, đậu thu, q trình vươn lên của lóng mía và thời kỳ ni quả của cam, qt...

- Thủy văn:

Khu vực này chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Dinh, mực nước thấp nhất +36m, mực nước cao nhất +47,5m, mực nước cao nhất vào mùa lũ hàng năm dao động từ +39m đến 42,0 m.

Dòng chảy lớn nhất mùa mưa lũ: 250m3/s Dòng chảy mùa kiệt chỉ đạt 13m3/s

- Chế độ gió:

Là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc vào mùa đơng , gió mùa này thường khơ và lạnh. Số ngày có nhiệt độ dưới 150 nhiều hơn vùng đồng bằng 7 - 10 ngày, gió phơn Tây Nam khơ nóng vào mùa hè (mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch), một đợt gió Lào thường kéo dài 5 - 7 ngày, cá biệt có thể hơn chục ngày với gió phổ biến cấp 5, 6. Tốc độ gió trung bình 29m/s, lớn nhất là 40m/s.

- Bão:

Gió bão tới Quỳ Hợp có thể đạt 30 – 35m/s nhưng suy yếu nhanh khi đi về phía Tây.

Khí hậu nơi đây có điểm khơng thuận lợi đó là lượng mưa phân bố khơng đều trong năm, gió phơn Tây Nam khơ nóng cũng đã ảnh hưởng phần nào đến sinh trưởng và phát triển cây trồng nông lâm nghiệp.

3.2.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt chủ yếu là các hồ đập lớn nhỏ trong vùng, nguồn nước mưa và nguồn nước khe Thiếu. Nguồn nước ngầm lớn, mực nước ngầm trung bình khoảng 13 - 15m, ít tạp chất, khả năng khai thác nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất là thuận lợi tuy nhiên hiện tại nguồn nước chủ yếu mới chỉ thoả mãn nhu cầu sinh hoạt cho người, gia súc và một số diện tích lúa nước, cịn lại các cây trồng khác chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Độ dốc lớn, lịng sơng cách xa mặt đất là một đặc điểm của nguồn nước mặt cần có biện pháp khai thác, điều tiết, sử dụng nguồn nước tuy nhiên khá tốn kém.

Minh Hợp là xã nằm vào thung lũng chạy dài theo 2 con suối Nậm Huống và suối Nậm Vi, Suối Nậm Huống từ Con Cuông chảy sang, suối Nậm Vi từ bản Mánh chảy đến, hai con suối gặp nhau ở bản Nháo. Mùa mưa dòng chảy lớn, nước lên nhanh, lưu tốc lớn nhất là 250m3/s, mùa khô lượng nước giảm nhanh, lưu tốc mùa khô chỉ khoảng 10m3/s. [7]

* Tài nguyên rừng

Tính đến cuối năm 2010 xã có 987,4 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng trồng sản xuất có 370,49 ha , 50 ha đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, cịn lại là diện tích chưa có rừng. Rừng trồng sản xuất chủ yếu là các loại cây Keo tai tượng, Bạch đàn đang phát triển tương đối tốt.

* Tài nguyên khống sản

Trên địa bàn xã có nhiều loại khống sản quý với trữ lượng khá lớn, đây là nguồn tài ngun vơ cùng q giá đã được thăm dị, đang khai thác cho các ngành công nghiệp trên quy mô diện rộng.

- Đá trắng trên địa bàn xã có trữ lượng tương đối lớn, phục vụ cho việc xây dựng đem lại thẩm mỹ rất cao và rất được ưa chuộng. Hiện nay chưa có đủ tài liệu về trữ lượng và chất lượng các loại đá trên địa bàn xã.

- Đá xây dựng: Loại này có có trữ lượng lớn, phân bố nhiều ở xã nhưng hiện nay khai thác có giá trị kinh tế chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 54 - 59)