Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 54)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Cơ sở pháp lý

3.1.2.1. Các văn bản luật pháp liên quan để quy hoạch nông lâm nghiệp

- Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu:

“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.

Luật Đất đai năm 2003 thay thế cho luật đất đai năm 1993, (sửa đổi, bổ sung qua 2 lần là năm 1998 và 2001) quy định rõ 3 loại đất (đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng) và 6 quyền sử dụng (được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai) [4].

Kỷ yếu hội thảo quốc gia về "Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp'' năm 1997, có nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất giữa hai luật:

Luật đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong quy hoạch và giao đất nông nghiệp và lâm nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phương trong QHLN và giao đất giao rừng. [13]

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phân định rõ 3 loại rừng (rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất) làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp [5].

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng là một trong những luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn thực vật rừng, động vật rừng q, hiếm; góp phần phịng chống thiên tai. Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 là các quy định cụ thể về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước có quyền giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất để phát triển rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt. Rừng tự nhiên, rừng trồng, quyền sử dụng rừng tự nhiên, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cũng được định giá để phù hợp với cơ chế thị trường. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng phải bảo đảm công khai, dân chủ, phải đồng bộ và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất…Những quy phạm pháp luật này bảo đảm không xảy ra xung đột pháp lý trong mối quan hệ đất với rừng trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Luật đã tạo những tác động tích cực hướng dẫn và thu hút mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng, phát triển rừng, tạo công ăn việc làm cho đồng bào sống ở vùng rừng, góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.1.2.2. Các nghị định, quyết định và chỉ thị của Chính phủ

- Nghị định 163/1999/NĐ - TTg ngày 16/11/1999 của Thủ tướng chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 147 về hỗ trợ phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015. - Quy chế quản lý rừng năm 2006 quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích khơng có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp [6].

- Quyết định số 61/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phịng hộ.[1]

- Quyết định số 62/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng.[2]

- Chỉ thị số 38/CT - TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Nghị định 23 năm 2006 là văn bản dưới luật quy định cụ thể quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi.

- Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 Từ trước tới nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên toàn quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời điểm, căn cứ vào nguồn vốn được cấp và yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương án quy hoạch, dự án đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp

3.1.2.3. Căn cứ chiến lược, quyết định, nghị quyết, văn bản của địa phương

- Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND-NN ngày 2/2/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An.

- Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An

- Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Quỳ Hợp lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) ,tháng 7 năm 2010 của huyện ủy Quỳ Hợp.

- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 của UBND xã Minh Hợp.

- Căn cứ văn kiện đại hội Đảng bộ xã Minh Hợp khóa VII nhiệm kỳ 2010 - 2015 tháng 5 năm 2010 của Đảng bộ xã Minh Hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)