Tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings per share – EPS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

EPS = Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông

Công thức trên biểu thị thu nhập trên mỗi cổ phiếu mà cổ đông nhận được. Đây là phần lợi nhuậngiữ lại sau thuế mà ngân hàng phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của ngân hàng và EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu.

2.2 Các nghiên cứu có liên quan 2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Alper & Anbar (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát dữ liệu của 10 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 –2010. Các tác giả khẳng định quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời; biến dư nợ tín dụng và các khoản vay dưới chuẩn có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Khrawish (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Jordan trong giai đoạn từ 2000 – 2010. Nghiên cứu cho thấy có 02 yếu tố tác động là yếu tố bên trong (ROA, ROE, logarit tự nhiện của tổng tài sản (quy mô ngân hàng), tổng nợ trên tổng tài sản, vốn trên tổng tài sản, dự nợ vay trên tổng tài sản, hệ số NIM) và yếu tố bên ngoài (tăng trưởng GDP). Kết quả cho thấy ROA, ROE đều tương quan thuận với quy mô, cấu trúc vốn, NIM và tương quan nghịch với tăng trưởng GDP hằng năm.

Tác giả Syafri (2012) với nghiên cứu “Factors affecting bank profitability in Indonesia” đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Indonesia. Loại dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấptừ các ngân hàng thương mại được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia trong khoảng từ năm 2002 đến năm 2011. Lợi nhuận của ngân hàng được đo lường bằng Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Với phương pháp hồi quy gộp, tác giả đã cho thấy, tỷ lệ cho vay đối với tổngtài sản, tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro cho vay trên tổng cho vay có tác động tích cực đến lợi nhuận, trong khi tỷ lệ lạm phát, quy mô ngân hàng và tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Tăng trưởng kinh tếvà thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Nghiên cứu của San và Heng (2013) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Malaysia đã chỉ ra tác động của những yếu tố đặc tính ngành và yếu tố vĩmô đối với ngành tài chính ngân hàng thương mại Malaysia trong giai đoạn 2003 - 2009. Nghiên cứu này xây dựng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) là phương pháp đo lường lợi nhuận tốt nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá được sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận ngân hàng.

Nghiên cứu của Wafubwa (2013) liên quan đến “Factors influencing performance of commercial banks in Kenya: a case of the Kenya commercial bank, Bungoma country”. Nghiên cứu này nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại ở Kenya, quốc gia Bungoma. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhân tố gồm khách hàng, cạnh tranh, nguồn vốn, chiến lược lãnh đạo và quảng cáo ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Kenya ở Bungoma. Nghiên cứu đã điều chỉnh một thiết kế nghiên cứu mô tả như một phương pháp nghiên cứu chính trong đó các bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu từ một mẫu nhân viên ngân hàng thương mại Kenya được rút ra từ ba chi nhánh trong nước. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Theo đó, dữ liệu sơ cấpđược thu thập bằng

bảng câu hỏi được phân phối cho nhân viên ngân hàng. Chúng được thiết kế để có được nhiều câu trả lời từ người trả lời được sử dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Chúng bao gồm các câu hỏi kết thúc chặt chẽ và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ CMA, BCTC, và báo cáo nội bộ hàng năm của các ngân hàng. Thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu cùng với công cụthống kê SPSS 17.0. Các kết quả đã thiết lập mối quan hệ giữa KNSL như một biến phụ thuộc và các biến độc lập như khách hàng, cạnh tranh, nguồn vốn, chiến lược quảng cáo và lãnh đạo. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng lớn của khách hàng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại, tiếp theo là cạnh tranh và các nguồn vốn. Các chiến lược lãnh đạo và quảng cáo đã được tìm thấycó ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu đề xuất với những NHTM cần duy trì lượng khách hàng đủ và nắm lấy sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh để nâng cao KNSL. Những phát hiện sẽ thu hút sự chú ý của các học giả, chính phủ và khu vực tư nhân để giúp đảm bảo sự ổn định kinh tế của đất nước này vì ngành ngân hàng là một lĩnh vực chínhcủa nền kinh tế.

Đến năm 2015, một nghiên cứu của tập thể tác giả Duygu và cộng sự liên quan đến “Factors affecting the performance of Turkish banks”, trong đóKNSL của ngân hàng đo lường bằng ROE, ROA và thu nhập lãi cận biên (NIM). Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2002 – 2011. Các yếu tố độc lập bao gồm các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ROA, ROE và NIM của các ngân hàng với việc phân tích dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ chi phí phi lãi trên tổng tài sản từ các biến số bên trong của ngân hàng có tác động đáng kể đến KNSL của các ngân hàng. Đồng thời, bài viết đã kết luận rằng lãi suất và tỷ lệ lạm phát là các biếnsố kinh tế vĩ mô có tác động đáng kể đến KNSL của các ngân hàng. Và kết luận cuối cùng của bài nghiên cứu là KNSLcủa các ngân hàng tư nhân tốt hơn so với các ngân hàng quốc doanh.

Anila (2015) với nghiên cứu về “Factors affecting performance of commercial banks in Albania” đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các

NHTM tại Albania. Nghiên cứu đã xác địnhcác yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Albania, bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản và tuổi đời của ngân hàng. Mẫu nghiên cứu bao gồm 16 ngân hàng thương mại có vốn trong và ngoài nước, trong giai đoạn 2010 – 2013 với tổng số 48 dữ liệu. Cuộc điều tra sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian chéo được thu thập từ Báo cáo thường niên của các NHTM. Dựa trên cơ sở lý thuyết,hiệu quả kinh doanh của NHTM được xác định theo các cách khác nhau nhưng nghiên cứu này tìm cách thiết lập các yếu tố cơ bản bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn và tính thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều và mang ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Albania.

Tuy nhiên, vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng vẫn là chủ đề được các nhà khoa học quan tâm đến. Vì vậy, trong những năm gần đây (2018), Satria và cộng sự đã nghiên cứuvề các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của 10 NHTM hàng đầu ở ASEAN. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố tác động đến lợi nhuận của top 10 các ngân hàng thương mại trong ASEAN trong giai đoạn 2012 đến 2016. Hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu. Dữ liệu bao gồm các chỉ số kinh tế vĩ mô và BCTC ngân hàng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích dữ liệu được tiến hành thống kê bằng cách sử dụng phần mềm thống kê Eview-9 dựa trênmô hình hồi quy hiệu ứng cố định. Nghiên cứu kết luận rằng lợi nhuận ngân hàng (ROA) bị ảnh hưởng đáng kể và tích cực bởi vốn chủ sở hữu (VCSH) đối với tài sản (ETA), nhưng nó không bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), đầu tư vào tài sản (ITA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mặc dù ba biến này có mô hình ảnh hưởng tích cực đến ROA. Khoảng 87,03% lợi nhuận của ngân hàng (ROA) được giải thích bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), vốn chủ sở hữu đối với tài sản(ETA), đầu tư vào tài sản (ITA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Nhóm tác giả Njigo và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu về đề tài “Selected internal factors affecting financial performance of commercial banks listed at the

Nairobi Securities Exchange in Kenya”. Nghiên cứu đã tìm kiếm ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến tỷ suất sinh lờicủa các ngân hàng thương mại niêm yết. Nghiên cứu sử dụng chi phí tiền gửi, chất lượng tài sản, chỉ số HHI (Herfndahl Hirschmann Index) và tỷ lệ nợ là các nhân tố độc lậpvà lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu làm thước đo tỷ suất sinh lời của ngân hàng, mục tiêu chính là thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố độc lập và tỷ suất sinh lờicủa ngân hàng. Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết đánh đổi, lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, lý thuyết Modigliani và Miller. Thiết kế nghiên cứu mô tả được kết hợp với 10 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Nairobi (NSE) trong khoảng thời gian nghiên cứu kéo dài từ năm 2007 đến 2016. Mô hình hồi quy bảng với mô hình tác động ngẫu nhiên được sử dụng trong phân tích. Các phát hiện chỉ ra rằng tiền gửi, cho vay và đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ) có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng niêm yết. Đa dạng hóa thu nhập không có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Nghiên cứu đề xuất khung chính sách toàn diện để điều chỉnh lãi suất và duy trì chất lượng tài sản.

Một nghiên cứu khác của Jaouad và Lahsen (2018) liên quan đến “Các nhân tố tác động đến KNSL của NHTM: bằng chứng thực nghiệm từ Morocco”. Nghiên cứu này kiểm tra các tác động của các đặc điểm ngân hàng, quản trị ngân hàng, cấu trúc thị trường tài chính và điều kiện kinh tế vĩ mô đối với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Ma-rốc. Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Ma-rốc được đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) vàlợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với mục đích này, phương pháp dữ liệu bảng (mô hình tác động cố định) được áp dụng cho dữ liệu thu được từ mẫu 6 BCTC của ngân hàng Ma-rốc trong giai đoạn 2010-2016. Các phát hiện cho thấychỉ có hiệu quả quản lý vận hành được biểu thị bằng tỷ lệ chi phí trên thu nhập (COST) mới có ý nghĩa cao và liên quan tiêu cực đến hiệu suất của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng quy mô ngân hàng (SIZE) có liên quan tích cực đến ROA và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các biến khác là không đáng kể về mặt thống kê. Các phát hiện cho thấy các nghiên cứu trong tương lai có

thể bao gồm các biến phụ thuộc và độc lập hơn để giải thích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Ma-rốc.

2.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các quốc gia được nghiên cứu bao gồm: Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2007 –2011 và lựa chọn 05 NHTM cổ phần nội địa có tổng tài sản lớn nhất vào thời điểm cuối năm 2011. Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứuđịnh lượng, kỹ thuật phân tích hồi quy bảng để ước lượng mô hình. Kết quả nghiên cứu tìm thấy 02 yếu tố (mức độ an toàn vốn và lãi suất thị trường) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí và thanh khoản có tác dụng cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm ra sự hiện diện của hiệu quả theo quy mô.

Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh (2014) cung cấp bằng chứng thực nhiện về sự tác động của các nhóm nhân tố kinh tế và thể chế đến hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình DPDA với dữ liệu gồm52 quan sát ngân hàng trong giai đoạn 10 năm (2003 – 2012). Nhóm tác giả nhận định rằng tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán/tổng sản phẩm quốc nộicó mối tương quan dương với lợi nhuận ngân hàng; trong khi tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận không đi đôi liền nhau trong giai đoạn nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ rarằng chất lượng môi trường thể chế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng: một bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả ở các cấp với chất lượng điều tiết các chính sách ngày càng cao và tồn tại trong một môi trường chính trị ổn định là tiền đề quan trọng góp phần kích thích hoạt động ngân hàng.

Nghiên cứu của Đoàn Việt Hùng (2016) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam được thực hiện từ dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam giia đoạn 2008 –2014. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,

phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu bảng (Panel data); với mô hình tác động cố định (FEM). Tác giả đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam là khoản cho vay, vốn chủ sở hữu, tiền mặt và tiền gửi.

Mai Bình Dương và Phạm Thị Hà An (2017) nghiên cứu tác động của công nghệ đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 05 NHTM tại Việt Nam trong 05 năm (2011 – 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng tăng cường mức độ đầu tư cao vào công nghệ sẽ có lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận sau thuế (ROE) gia tăng hơn so với các NHTM ít chú trọng đầu tư vào công nghệ.

Nghiên cứu của Tôn Thất Viên (2018) đã kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời với mẫu gồm 140 quan sát từ 20 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 –2016. Phương pháp nghiên cứulà phân tích hồi quy và thiếtlập phương trình hồi quy với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tùy thuộc vào góc độ xem xét tỷ suất sinh lời mà có các nhân tố chính tác động khác nhau: ROA chịu tác động tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; ROE chịu tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập và dư nợ cho vay trên tổng tài sản; còn NIM chịu tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập.

Phạm Thị Kiều Khanh & Phạm Thị Bích Duyên (2018) trong nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã phân tích hồi quy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) –đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)