Tổng hợp các biến trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 53)

STT Tên biến Ký hiệu Dấu Nguồn

Biến phụ thuộc 1 LN ròng trên VCSH ROE Biến độc lập 1 Vốn CAR + Goddard và công sự (2004); Kosmidou (2012); Salhuteru và Wattimena (2015) 2 Chất lượng tài sản NPLR -

Liu và Pariyaprasert (2014); Cifter (2015); Laryea và cộng sự (2016); Akter và Roy (2017); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018)

3 Hiệu quả hoạt động Efficient +

Olweny và Shipho (2011); Liu và Pariyaprasert (2014); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018)

4 Yếu tố sinh lời NIM +

Khrawish (2011), Jha và Hui (2012); Liu và Pariyaprasert (2014); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018) 5 Yếu tố thanh khoản LDR -

Elyor (2009); Liu và Pariyaprasert (2014); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018) 6 Quy mô ngân hàng Size +

Andreas (2011), Akhavein và cộng sự (1997), Sufian (2009), Sufian và Kamarudin (2012) 8 Tổng sản phẩm quốc nội GDP + Khrawih (2011); Kosmidou (2012); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018) 9 Tỷ lệ lạm phát INF +/-

Kosmidou (2012); Liu và Pariyaprasert (2014); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018)

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 đã đề cập đến quy trình nghiên cứu và phương pháp sẽ được thực hiện trong luận văn, đó là phương pháp nghiên cứu định lượng. Ngồi các kỹ thuật phân tích, thống kê, mơ tả, so sánh và tính tốn KNSL của các NHTM Việt Nam, đồng thời tính tốn các chỉ tiêu ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng, phương pháp chủ yếu dùng để đạt được mục tiêu nghiên cứu là phương pháp GMM.

Phương pháp định lượng được thực hiện trên cơ sở mơ hình dữ liệu bảng động. Phương pháp OLS, mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ không vững và hiệu quả khi được dùng để đo lường và ước lượng sự tác động của các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô đến KNSL của các NHTM, vì sự có mặt của biến trễ của biến phụ thuộc và vấn đề nội sinh trong mơ hình.

Đồng thời, tác giả sẽ tiến hành kiểm định các khuyết tật của mơ hình, bao gồm hiện tiện tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng nội sinh, để đảm bảo mơ hình hiệu quả. Những nội dung của chương 3 sẽ làm cơ sở để vận dụng vào phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong chương 4 và đề xuất các giải pháp ở chương 5.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 4.1.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 4.1.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Các NHTM Việt Nam trong 5 năm qua (từ năm 2015 – 2019) đã phải thực hiện các hoạt động tái cơ cấu khó khăn và tốn kém nhằm giải quyết trục trặc được để lại bởi sự tăng trưởng bùng nổ từ cách đây 15 năm. Thời kỳ 2005 - 2009 là giai đoạn phát triển bùng nổ của các NHTM về số lượng, tín dụng và tài sản có. Cho đến cuối giai đoạn này, tổng số NHTM trong nước lên đến 42. Sau gần 9 năm tái cấu trúc kể từ 2011, số lượng ngân hàng trong nước đã giảm xuống cịn 35 hồn tồn thơng qua sáp nhập. Với việc điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức, chỉ trong 5 năm từ 2005 - 2009, tín dụng nội địa đã tăng 4,6 lần, từ đó, dẫn tới bong bóng tài sản trong TTCK và bất động sản.

Nhiều ngân hàng bị mất thanh khoản giai đoạn 2009 – 2011 khi NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát vào năm 2008 – 2009, đây là giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tăng trưởng kinh tế thấp, doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm địn bẩy nợ, thị trường chứng khốn và bất động sản sụt giảm sâu đã khiến tín dụng tăng khơng cao trong những năm 2012 - 2014 với tốc độ bình quân 11%/năm.

Đến năm 2015, tín dụng đã tăng cao trở lại. Về định hướng chính sách, tăng trưởng tín dụng 17 - 18% được cho là cần thiết để đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức 6,6 - 6,8%. Lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, kinh doanh mở rộng giúp tăng nhu cầu vay nợ cho sản xuất. Nhưng khu vực tăng cao nhất là tín dụng bất động sản và tín dụng tiêu dùng.

Đến cuối 2017, đã xuất hiện những quan ngại trong cộng đồng các nhà đầu tư về ổn định kinh tế vĩ mơ nếu tín dụng tiếp tục tăng cao và liệu lịch sử chu kỳ bất ổn có lặp lại. Điểm rất tích cực là chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng hơn trong năm 2018 và kết quả là tín dụng chỉ tăng xấp xỉ 14%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại đạt tốc độ 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm và lạm phát tiếp tục được duy trì

dưới mục tiêu 4%. Trong năm 2019, xu thế là tín dụng sẽ tiếp tục tăng thấp và nếu vậy thì trong 5 năm 2015 - 2019, tín dụng tồn hệ thống sẽ tăng khoảng 2 lần.

Tín dụng tăng trưởng tốt và đặc biệt là tăng mạnh ở các lĩnh vực có lãi suất cho vay cao đã giúp các NHTM cải thiện đáng kể lợi nhuận của mình. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tính bình qn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng tăng từ 6,3% năm 2015 lên trên 10% năm 2018.

Các NHTM đều đạt hệ số an tồn vốn tối thiểu (CAR) và tỷ lệ bình quân của toàn hệ thống vượt trên mức quy định rất nhiều. Nhưng chiếu theo chuẩn quốc tế, thì hầu hết các ngân hàng vẫn thiếu vốn. Tăng trưởng tín dụng cao trong những năm qua lại càng làm cho nền tảng vốn chủ sở hữu thêm mỏng. Việc thúc đẩy các NHTM tăng vốn được đề ra, nhưng nỗ lực thực sự của các ngân hàng là rất hạn chế. Thời hạn 2020 đã gần đến và mới chỉ ba NHTM chính thức đạt chuẩn quốc tế về Basel II (Nguyễn Xuân Thành, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)