Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 38)

Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các quốc gia được nghiên cứu bao gồm: Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2007 –2011 và lựa chọn 05 NHTM cổ phần nội địa có tổng tài sản lớn nhất vào thời điểm cuối năm 2011. Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứuđịnh lượng, kỹ thuật phân tích hồi quy bảng để ước lượng mô hình. Kết quả nghiên cứu tìm thấy 02 yếu tố (mức độ an toàn vốn và lãi suất thị trường) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí và thanh khoản có tác dụng cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm ra sự hiện diện của hiệu quả theo quy mô.

Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh (2014) cung cấp bằng chứng thực nhiện về sự tác động của các nhóm nhân tố kinh tế và thể chế đến hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình DPDA với dữ liệu gồm52 quan sát ngân hàng trong giai đoạn 10 năm (2003 – 2012). Nhóm tác giả nhận định rằng tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán/tổng sản phẩm quốc nộicó mối tương quan dương với lợi nhuận ngân hàng; trong khi tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận không đi đôi liền nhau trong giai đoạn nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ rarằng chất lượng môi trường thể chế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng: một bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả ở các cấp với chất lượng điều tiết các chính sách ngày càng cao và tồn tại trong một môi trường chính trị ổn định là tiền đề quan trọng góp phần kích thích hoạt động ngân hàng.

Nghiên cứu của Đoàn Việt Hùng (2016) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam được thực hiện từ dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam giia đoạn 2008 –2014. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,

phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu bảng (Panel data); với mô hình tác động cố định (FEM). Tác giả đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam là khoản cho vay, vốn chủ sở hữu, tiền mặt và tiền gửi.

Mai Bình Dương và Phạm Thị Hà An (2017) nghiên cứu tác động của công nghệ đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 05 NHTM tại Việt Nam trong 05 năm (2011 – 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng tăng cường mức độ đầu tư cao vào công nghệ sẽ có lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận sau thuế (ROE) gia tăng hơn so với các NHTM ít chú trọng đầu tư vào công nghệ.

Nghiên cứu của Tôn Thất Viên (2018) đã kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời với mẫu gồm 140 quan sát từ 20 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 –2016. Phương pháp nghiên cứulà phân tích hồi quy và thiếtlập phương trình hồi quy với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tùy thuộc vào góc độ xem xét tỷ suất sinh lời mà có các nhân tố chính tác động khác nhau: ROA chịu tác động tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; ROE chịu tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập và dư nợ cho vay trên tổng tài sản; còn NIM chịu tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập.

Phạm Thị Kiều Khanh & Phạm Thị Bích Duyên (2018) trong nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã phân tích hồi quy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) –đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ dữ liệu của 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2016. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu còn chỉ ra được sự khác biệt trong tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh trước và sau khi thành lập VAMC.

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) về tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Các tác giả đã phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro và khả năng sinh lời của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016 bằng mô hình phân tích dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 2. 1: Tổng hợp các nghiên cứu

STT Tác giả Kết quả nghiên cứu

1 Alper và Anbar (2011)

Quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng GDP, lạm phát; biến dư nợ tín dụng và các khoản vay dưới chuẩn.

2 Khrawish (2011)

Quy mô ngân hàng, tổng nợ trên tổng tài sản, vốn trên tổng tài sản, dự nợ vay trên tổng tài sản, hệ số NIM, tăng trưởng GDP

3 Syafri (2012)

Tỷ lệ cho vay đối với tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro cho vay trên tổng cho vay; lệ lạm phát, quy mô ngân hàng và tỷ lệ chi phí trên thu nhập

4 San và Heng (2013) Những yếu tố đặc tính ngành ngân hàng ảnh hưởng đến ROA

5 Wafubwa (2013) Khách hàng, cạnh tranh, nguồn vốn, chiến lược quảng cáo và lãnh đạo

6 Duygu và cộng sự (2015)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ chi phí phi lãi trên tổng tài sản; lãi suất và tỷ lệ lạm phát

7 Anila (2015) Tỷ lệ an toàn vốn và tính thanh khoản; quy mô ngân hàng, và tuổi đời của ngân hàng

8 Satria và cộng sự (2018)

Vốn chủ sở hữu đối với tài sản (ETA), nhưng nó không bịảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), đầu tư vào tài sản (ITA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

9 Njigo và cộng sự (2018) Tiền gửi, cho vay và đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ) 10 Jaouad và Lahsen (2018) Tỷ lệ chi phí trên thu nhập, quy mô ngân hàng

11 Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012)

Mức độ an toàn vốn và lãi suất thị trường; chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí và thanh khoản

12

Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh

(2014)

Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán/tổng sản phẩm quốc nội; tăng trưởng kinh tế; chất lượng môi trường thể chế

13 Đoàn Việt Hùng (2016) Khoản cho vay, vốn chủ sở hữu, tiền mặt và tiền gửi

14 Mai Bình Dương và

Phạm Thị Hà An (2017) Mức độđầu tư cao vào công nghệ

15 Tôn Thất Viên (2018)

ROA chịu tác động tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; ROE chịu tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập và dư nợ cho vay trên tổng tài sản; còn NIM chịu

tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ suất chi phí hoạt động trên thu nhập.

16 Phạm Thị Kiều Khanh & Phạm Thị Bích Duyên (2018) Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; sự khác biệt trong tác động của rủi ro tín dụng 17 Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang

(2018)

Thu nhập ngoài lãi

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)