Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

Chính phủ cần tiếp tục chỉđạo NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp với tín hiệu của thị trường, có những biện pháp phù hợp quản lý kinh tếtăng trưởng ổn định với mức độ lạm phát hợp lý để thị trường được hoạt động ổn định và bền vững. Đồng thời, NHNN cần phải triển khai các công cụ dự báo tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tếđể có chiến lược và phương pháp hỗ trợcũng như thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển.

NHNN cần theo sát và tiếp tục chỉđạo các TCTD nói chung và hệ thống NHTM nói riêng có nợ xấu cao phải chủđộng xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Rà soát đánh giá các khách hàng khó khăn đểđề xuất, quyết định miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định tại Luật Các TCTD, và các quy định có liên quan.

Tăng cường thanh tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng, nợ xấu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây tổn thất, mất an toàn và vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD; kiểm soát tốc độ và chất lượng tăng trưởng tín dụng hợp lý; phát hiện và xử lý kịp thời xu hướng đầu tư, cấp tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Sửa đổi, bổsung các quy định, chính sách về hoạt động tín dụng theo hướng (i) đảm bảo phải có sự tham gia vốn hợp lý của chủđầu tư trong các dự án đầu tư; (ii) nâng cao nguyên tắc, kỷ luật thịtrường trong hoạt động tín dụng; (iii) công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của thịtrường, nhà đầu tư và người gửi tiền đối với hoạt động tín dụng; (iv) tăng cường hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với cổđông lớn và người có liên quan; (v) phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tín dụng; (vi) tăng cường trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát và ban điều hành đối với hoạt động tín dụng.

NHNN phải kiểm soát tình hình lạm phát trong nước: trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tếtrong nước và thế giới, yêu cầu kiềm chế lạm phát đồng thời phải có các chính sách thích hợp hỗ trợ sản xuất cho các ngành kinh tế quan trọng nhằm ngăn chặn suy thoái là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho chính phủcũng như toàn thể các bộ ngành, trong đó đặc biệt là ngành ngân hàng.

NHNN với vai trò là cơ quan ngang bộ của chính phủ có vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý tiền tệ và hoạt động của tất cả các NHTM: do đó, vai trò của NHNN trong việc hình thành môi trường cạnh tranh bình đẳng, ổn định giúp các NHTM có

điều kiện phát triển là rất quan trọng; đồng thời NHNN phải thực hiện nhiệm vụ là cơ quan điều tiết và quản lý các hoạt động nghiệp vụngành ngân hàng. Do đó, NHNN cần tiết tục hoàn thiện các quy định điều chỉnh hoạt động ngành ngân hàng, như: Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam (CIC) để tạo thuận lợi cho các ngân hàng có được nguồn thông tin chính xác, đầy đủ về uy tín tín dụng cũng như các đặc điểm của các khách hàng, từ đó, hạn chế rủi ro tín dụng và các khoản nợ xấu phát sinh. Đồng thời, NHNN cần chú trọng vai trò của mình trong việc phát triển thị trường tiền tệ, như tạo môi trường pháp lý vững chắc, tăng khả năng giám sát thị trường, đảm bảo thanh khoản cho thị trường và các NHTM, giúp các NHTM nhạy bén với những thay đổi của thịtrường trong nước và trên thế giới và từ đó, có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)