Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu của mơ hình

4.2.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Đối với biến tỷ lệ nợ xấu, đo lường mức độ nợ xấu của các NHTM, có tác động đến KNSL của các NHTM và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến NPLR có mối quan hệ ngược chiều với ROE. Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước đây của Laryea và cộng sự (2016); Akter và Roy (2017). Khi tỷ lệ nợ xấu giảm đi 1 đơn vị thì KNSL của các NHTM tăng 0,783 đơn vị.

Đối với biến hiệu quả quản lý: được đo lường bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của NHTM. Kết quả hồi quy cho thấy hiệu quả quản lý có tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là khi hiệu quả quản lý tăng 1 đơn vị thì KNSL của NHTM sẽ tăng 0,255 đơn vị. Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước đây của Sufian và Chong (2008); Olweny và Shipho (2011); Liu và Pariyaprasert (2014); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018), hiệu quả quản lý có quan hệ cùng chiều với ROE và mang ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các minh chứng cụ thể đã chứng minh trong các nghiên cứu trước đây rằng khi các nhà quản lý quản lý chi phí

kém sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và dẫn đến sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng.

Đối với biến thanh khoản, được đo lường bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi. Biến LDR có tác động cùng chiều đến KNSL của các NHTM và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này thể hiện khi tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì KNSL của các NHTM tăng 0,01 đơn vị. Kết quả nghiên cứu của luận văn trái với dấu kỳ vọng ban đầu và các kết quả nghiên cứu của Elyor (2009); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Liu và Pariyaprasert (2014), nhóm tác giả đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa LDR và ROE của NHTM.

Một biến khác có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mơ hình đó là biến quy mơ ngân hàng. Kết quả hồi quy cho thấy sự tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và KNSL của NHTM. Điều này có nghĩa là quy mơ ngân hàng tăng 1 đơn vị thì KNSL của NHTM sẽ tăng 0,016 đơn vị. Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu của Olweny và Shipho (2011); Alkhatib (2012); (Jaouad và Lahsen, 2018).

Biến Tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát cao là một trong những vấn đề lớn nhất của các ngân hàng trung ương ở nhiều nước mới nổi các quốc gia; do đó, mục tiêu của họ là để ngăn chặn lạm phát nghiêm trọng và giữ cho mức tăng giá ở mức tối thiểu. Theo kết quả của mơ hình, tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì ROE của ngân hàng sẽ tăng 0,25 đơn vị. Kết quả này trái với với kết quả nghiên cứu của Kosmidou (2012) nhưng lại có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Mansouri và Afroukh (2009); Trujillo- Ponce (2013); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018). Đối với yếu tố lạm phát của nền kinh tế, một vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều nhà khoa học và các nhà chính sách. Nhiều nghiên cứu cho rằng mức độ lạm phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát có được dự đốn trước hay khơng (Perry, 1992; Li, 2007). Một tác động cùng chiều của lạm phát đến lợi nhuận sau thuế

của các ngân hàng có thể được giải thích theo hai cách. Đầu tiên, nếu dự đoán đúng sự biến động của lạm phát, các nhà lãnh đạo và nhà quản lý ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất phù hợp sao cho lợi nhuận của đạt được sẽ cao hơn những gì họ sẽ mất đi từ sự gia tăng chi phí do lạm phát gây ra. Cách thứ hai xuất phát từ thông tin bất cân xứng về kỳ vọng lạm phát. Đây có thể là trường hợp trong các nền kinh tế chuyển đổi bao gồm cả nền kinh tế Azerbaijan. Ban quản lý ngân hàng có nhiều kênh, thơng qua đó, để tìm hiểu về lạm phát dự kiến một cách khá đầy đủ hơn các khách hàng của ngân hàng. Tình huống kiến thức khơng đối xứng này có nghĩa là ban quản lý đang ở trong tình trạng tốt hơn và được hưởng lợi từ lạm phát sắp tới. Do đó, Demirguc- Kunt và Huizinga (1998) đã nhận thấy rằng lạm phát có tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận xuất phát từ nguyên nhân thông tin bất cân xứng. Ngoài ra, Capraru và Ihnatov (2014); Petria và cộng sự (2015); Djalilov và Piesse (2016) đã tìm thấy tác động tích cực của lạm phát đến lợi nhuận ngân hàng đối với các nước châu Âu, nơi bao gồm một số nền kinh tế chuyển đổi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Nội dung chương 4 đã phản ánh tổng quan và thực trạng hoạt động kinh doanh của một số NHTM tạiViệt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018. Bên cạnh đó, tác giả đã tập trung ước lượng và kiểm định tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến KNSL của các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2018. Bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng FGLS và GMM tác giả đã xây dựng được mơ hình gồm năm biến mang ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các biến đó bao gồm tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả quản lý, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng và tỷ lệ lạm phát. Đồng thời, các kiểm định về các khiếm khuyết của mơ hình được thực hiện nhằm đảm bảo mơ hình khơng tồn tại các hiện tượng như hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan và hiện tượng nội sinh. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đề xuất một kiến nghị nhằm nâng cao KNSL của các NHTM tại Việt Nam trong phần chương 5 của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)