Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thương mại tạiViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52)

Các NHTM Việt Nam trong 5 năm qua(từ năm 2015 – 2019) đã phải thực hiện các hoạt động tái cơ cấu khó khăn và tốn kém nhằm giải quyết trục trặc được để lại bởi sự tăng trưởng bùng nổ từ cách đây 15 năm. Thời kỳ 2005 - 2009 là giai đoạn phát triển bùng nổ của các NHTM về số lượng, tín dụng và tài sản có. Cho đến cuối giai đoạn này, tổng số NHTM trong nước lên đến 42. Sau gần 9 năm tái cấu trúc kể từ 2011, số lượng ngân hàng trong nước đã giảm xuống còn 35 hoàn toàn thông qua sáp nhập. Với việc điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức, chỉ trong 5 năm từ 2005 - 2009, tín dụng nội địa đã tăng 4,6 lần, từ đó, dẫn tới bong bóng tài sản trong TTCK và bất động sản.

Nhiều ngân hàng bị mất thanh khoản giai đoạn 2009 – 2011 khi NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát vào năm 2008 – 2009, đây là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế thấp, doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm đòn bẩy nợ, thị trường chứng khoánvà bất động sản sụt giảm sâu đã khiến tín dụng tăng không cao trong những năm 2012 - 2014 với tốc độ bình quân 11%/năm.

Đến năm 2015, tín dụng đã tăng cao trở lại. Về định hướng chính sách, tăng trưởng tín dụng 17 - 18% được cho là cần thiết để đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức 6,6 - 6,8%. Lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, kinh doanh mở rộng giúp tăng nhu cầu vay nợ cho sản xuất. Nhưng khu vực tăng cao nhất là tín dụng bất động sản và tín dụng tiêu dùng.

Đến cuối 2017, đã xuất hiện những quan ngại trong cộng đồng các nhà đầu tư về ổn định kinh tế vĩ mô nếu tín dụng tiếp tục tăng cao và liệu lịch sử chu kỳ bất ổn có lặp lại. Điểm rất tích cực là chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng hơn trong năm 2018 và kết quả là tín dụng chỉ tăng xấp xỉ 14%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại đạt tốc độ 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm và lạm phát tiếp tục được duy trì

dưới mục tiêu 4%. Trong năm 2019, xu thế là tín dụng sẽ tiếp tục tăng thấp và nếu vậy thì trong 5 năm 2015 - 2019, tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng khoảng 2 lần.

Tín dụng tăng trưởng tốt và đặc biệt là tăng mạnh ở các lĩnh vực có lãi suất cho vay cao đã giúp các NHTM cải thiện đáng kể lợi nhuận của mình. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tính bình quân cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng tăng từ 6,3% năm 2015 lên trên 10% năm 2018.

Các NHTM đều đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và tỷ lệ bình quân của toàn hệ thống vượt trên mức quy định rất nhiều. Nhưng chiếu theo chuẩn quốc tế, thì hầu hết các ngân hàng vẫn thiếu vốn.Tăng trưởng tín dụng cao trong những năm qua lại càng làm cho nền tảng vốn chủ sở hữu thêm mỏng. Việc thúc đẩy các NHTM tăng vốn được đề ra, nhưng nỗ lực thực sự của các ngân hàng là rất hạn chế. Thời hạn 2020 đã gần đến và mới chỉ ba NHTM chính thức đạt chuẩn quốc tế về Basel II (Nguyễn Xuân Thành, 2019).

Bảng 4. 1: Tổng quan về các NHTM Việt Nam năm 2017 – 2018

ĐVT: tỷ đồng, %

STT Tên viết tắt

VCSH Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế

2018 (tỷ đồng) So với 2017 (%) 2018 (tỷ đồng) So với 2017 (%) 2018 (tỷ đồng) So với 2017 (%) 2017 so với 2016 1 ACB 21.018 31,11 329.333 15,83 5.137 142,53 60% 2 BacA Bank 7.082 11,10 97.029 5,72 677 12,41 20% 3 BIDV 54.551 11,71 1.313.038 9,21 7.542 8,58 11% 4 Eximbank 14.884 4,44 152.652 2,20 661 -19,72 166% 5 HDBank 16.828 14,02 216.057 14,11 3.202 63,81 137% 6 Kienlong Bank 3.750 5,59 42.310 13,35 232 14,97 67% 7 LienVietPostBank 10.201 8,71 175.095 7,13 960 -29,83 29% 8 MB 34.173 15,44 362.325 15,44 6.190 77,34 21% 9 MSB 13.820 0,72 137.769 22,75 868 611,53 -13% 10 NamA Bank 4.230 15,35 75.059 37,88 591 147,14 628% 11 OCB 8.797 43,29 99.964 18,58 1.761 115,61 111% 12 PGBank 3.687 3,57 29.900 2,05 127 96,76 -47% 13 Sacombank 24.632 6,01 406.041 10,20 1.790 51,51 1029% 14 Saigonbank 3.435 0,52 20.374 -4,44 42 -23,75 -61% 15 SCB 16.578 6,74 508.954 14,62 176 41,54 60% 16 SHB 16.333 11,17 323.276 13,03 1.672 8,65 69% 17 Techcombank 51.783 92,28 320.989 19,15 8.474 31,47 105%

STT Tên viết tắt

VCSH Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế

2018 (tỷ đồng) So với 2017 (%) 2018 (tỷ đồng) So với 2017 (%) 2018 (tỷ đồng) So với 2017 (%) 2017 so với 2016 18 TPBank 10.622 59,09 136.179 9,72 1.805 87,34 70% 19 VIB 10.668 21,40 139.166 13,00 2.194 95,14 100% 20 VietABank 4.235 2,88 71.291 10,64 118 19,85 -1% 21 VietBank 4.507 35,37 51.672 24,41 322 22,68 291% 22 VietCapital Bank 3.438 2,82 46.552 16,67 94 181,32 1149% 23 Vietcombank 62.179 18,31 1.074.027 3,74 14.622 60,50 33% 24 VietinBank 67.456 5,79 1.164.435 6,34 5.416 -27,38 10% 25 VPBank 34.750 17,02 323.291 16,40 7.356 14,20 64%

Nguồn: Niên giám ngân hàng Việt Nam, 2019

Bảng 4.1 thể hiện tổng quan về VCSH, tổng tài sản vả lợi nhuận sau thuế (LNST) của 25 NHTM tại Việt Nam trong năm 2017 – 2018. Nhìn chung, VCSH của các ngân hàng đều tăng lên trong năm 2018 so với năm 2017, trong đó ngân hàng có mức tăng cao nhất là NHTM CP Kỹ thương (Techcombank) và ngân hàng tăng thấp nhất là SaigonBank (NHTM CP Sài Gòn Công thương). Bức tranh chung của 25 NHTM trong bảng 4.1 cho thấy, SaigonBank có mức tăng trưởng đối với tổng tài sản và LNST âm qua hai năm 2017 –2018. Riêng đối với LNST, năm 2017 hầu hết các NHTM CP đều có LNST tăng trưởng so với năm 2016, trong đó Vietcapital Bank có mức tăng trưởng cao nhất là 1149%, đứng thứ hai là NHTM CP Sài gòn thương tín có mức tăng trưởng 1029% (từ 88,6 tỷ năm 2016 lên 1.000 tỷ đồng năm 2017), tiếp đến là NHTM CP Nam Á 628%. Một số trường hợp có mức LNST giảm từ năm 2016 đến năm 2017 là NHTM CP Hàng Hải, NHTM CP Xăng dầu Petrolimex, NHTM CP Sài Gòn công thương, NHTM CP Việt Á.

Trong giai đoạn 2017 – 2018, LNST của một số ngân hàng thương mại có sự biến động ngược chiều so với giai đoạn trước. Cụ thể Eximbank, Lienvietpostbank, và Vietinbank có mức tăng trưởng âm trong năm 2018 so với năm 2017 trong khi mức tăng trưởng LNST của các ngân hàng này là dương trong giai đoạn 2016 - 2017. Đồng thời mức tăng trưởng LNST năm 2017 - 2018 của các ngân hàng trong bảng 4.1 cũng không quá lớn như giai đoạn 2016 – 2017. Mức tăng trưởng cao nhất của

4.1.2 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Hình 4. 1: ROE và ROA của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2008 đến 2018

Nguồn: World Bank và fred.stlouisfed.org (2019)

Hình 4.1 phản ánh khảnăng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2008 – 2018 qua hai chỉ tiêu ROE và ROA. Qua đồ thị tác giả nhận thấy có sự phân chia rõ rệt ở hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là trước năm 2015 và giai đoạn hai là sau 2015 đến năm 2018. ROE của hệ thống NHTM giảm từnăm 2008 đến năm 2015 và có xu hướng tăng trở lại sau năm 2015, từ6,7% năm 2015 lên 14,3% năm 2018.

Chỉ số ROE bình quân của các NHTM Việt Nam tính tại thời điểm cuối năm 2018 là 14,30%. Đây là một mức khá tốt của ngành và cải thiện hơn nhiều so với mức 12,58% của năm 2017. Hầu hết ngân hàng nằm trong Top 10 có Lãi cơ bản/Cổ phiếu cao nhất đều có hệ sốROE cao hơn mức bình quân này. Trong đó, dẫn đầu vẫn là ACB với 24,44%, tiếp theo là Vietcombank với 23,52%, VPBank với 21,17%, VIB với 20,57%, OCB với 20%...

Năm 2018, nhờ vào sựtăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao và môi trường cải thiện, nên nhìn chung, có bước chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống; an toàn và hiệu quả cao hơn năm trước. Trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng từ 73,7% năm 2016 lên 76,9%; huy động vốn từ thịtrường liên ngân hàng giảm từ 11,1%

xuống 10,8%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 6,2% lên 6,7% (Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia – NFSC, 2018). Thị phần huy động vốn và cho vay chưa có thay đổi đáng kể. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 49% và 51,8% tỷ trọng về huy động và cho vay, nhóm NHTM cổ phần tương ứng là 42,4% và 41,3%; phần còn lại thuộc về các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cùng các định chế tài chính khác. Khoảng 80% dư nợ tín dụng được tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó những ngành, lĩnh vực trọng điểm được dành tỷ lệtăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của hệ thống. Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng 22,1% so cuối 2016; công nghiệp và xây dựng tăng 21,5%, trong khi tín dụng cho thương mại dịch vụtăng 12,94%; tín dụng cho bất động sản, chứng khoán được giữở mức tăng thấp, do đó, tỷ trọng trong tổng tín dụng tương ứng chỉ là 6,53% và 0,17%. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng 53,7%, giảm từ55,1% năm 2016. Chất lượng tài sản của cả hệ thống có sự cải thiện. Nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, kể cả nợ xấu tiềm ẩn, đến cuối 2017 được NHNN xác định còn 7,91% so với 10,08% cuối 2016; đồng thời việc trích lập dự phòng rủi ro cả hệ thống tăng mạnh, ước khoảng 24,7% so 2016 (NHTM cổ phần Á Châu, 2017).

Đến cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ước đạt 11,1% (2016: 11,6%). Tỷ lệ vốn cấp I so tổng tài sản có rủi ro điều chỉnh khoảng 8%. Tuy nhiên toàn hệ thống vẫn còn 9/118 TCTD bị âm vốn tự có. Nhu cầu tăng vốn tự có, xử lý tốt hơn nợ xấu và nợ xấu tồn đọng; xử lý các ngân hàng yếu kếm; tái cơ cấu từng TCTD; đổi mới quản trị kinh doanh và phát triển công nghệ theo những chuẩn mực của Basel II với đích chung cả hệ thống vào năm 2020 hoàn thành vẫn là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 2018 và các năm tiếp theo.

Hình 4. 2: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM Việt Nam 2010 - 2018

Nguồn: Ngân hàng nhà nước, 2019; Hoàng ThịThu Hường, 2017 và Nguyễn

Thị Hồng Vinh, 2017

Hình 4.2 phản ánh hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam từnăm 2010 đến 2018. Theo số liệu cập nhật của NHNN đến cuối tháng 12/2018, hệ số CAR của các Ngân hàng đều giảm so với đầu năm. Trong đó, thấp nhất là nhóm các Ngân hàng có vốn Nhà nước là 9.52% và nhóm các NHTM cổ phần là 11.24%. Mức trung bình của nhóm NHTM CP vào khoảng 10,4%. Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng hàng nước ngoài. Về hệ số CAR, Thông tư 36/2014/TT-NHNN bổsung quy định xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp; Các cấu phần vốn, phương pháp tính và cách tính, duy trì tỷ lệ này được quy định cụ thể, chi tiết thành phục lục để dễ thực hiện, giám sát, kiểm tra. Từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm.

Tỷ lệ nợ xấu được các NHTM công bốtrên BCTC đã kiểm toán dựa trên Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định về phân loại nợ của NHNN. Dựa theo

số liệu báo cáo này, NHNN tính toán và công bố tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trên website của mình.

Hình 4. 3: Tỷ lệ nợ xấucủa các NHTM Việt Nam 2008 - 2018

Nguồn: NHNN (2018) và Lê Thị Thùy Vân, (2018)

Hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tăng lên và luôn ở trên 3% từ giữa năm 2011 cho đến đầu 2015. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ nợ xấu hàng tháng tăng dần từ đầu năm, nhưng cứ đến tháng 12 là giảm mạnh, điều này giúp bức tranh nợ xấu cả năm các NHTM bớt xấu hơn. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014, kể từ 01/01/2015, NHTM thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia phân loại lại nhóm nợ của khách hàng theo nhóm nợ cao nhất nếu khách hàng đó đang vay ở nhiều NHTM. Năm 2018, tín dụng tăng trưởng khoảng 14%, là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, thấp hơn nhiều mức mục tiêu ban đầu ngành ngân hàng đặt ra. Tín dụng được hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả cùng với các lĩnh vực ưu tiên, trong khi đó kiểm soát chặt hơn ở nhóm có nhiều rủi ro như chứng khoán và bất động sản...

Song song với siết chặt tín dụng thì nợ xấu cũng được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ thông qua việc bán đấu giá tài sản, thu hồi nợ, tái cơ cấu cho các khách hàng tốt... Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành được cập nhật bởi Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tại thời điểm cuối tháng 12 là 2,4% trên tổng dư nợ; trong khi theo tính toán của NHNN, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2018 là 1,9%. Đáng chú ý, đã có 6 ngân hàng xóa sạch nợ tại VAMC là Vietcombank, Techcombank, MB, VietinBank, VIB và ACB.

Nhìn chung, sựgia tăng trong tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và sự suy giảm của tỷ lệ nợ xấu đã làm cho hiệu quả kinh doanh của các NHTM tăng lên trong năm 2018. Bức tranh phản ánh KNSL của các NHTM đã được phản ánh trong bảng 4.1, trừ 4 ngân hàng có mức tăng trưởng âm (LNST giảm năm 2018 so với năm 2017) là Eximbank, Lienvietpostbank, SaigonBank và Vietinbank.

4.2 Kết quả nghiên cứu của mô hình

4.2.1 Thống kê mô tả

Bảng 4. 2: Mô hình hồi quy tuyến tính

roe Coef. Std. Err. t P>t [95% Conf. Interval] car -0,098 0,054 -1,830 0,069 -0,204 0,008 nplr -0,796 0,236 -3,360 0,001 -1,262 -0,329 cir 0,269 0,026 10,350 0,000 0,218 0,320 nim -0,225 0,260 -0,870 0,387 -0,738 0,287 ldr 0,009 0,004 2,000 0,046 0,000 0,017 size 0,015 0,003 6,060 0,000 0,010 0,020 inf 0,328 0,066 4,960 0,000 0,198 0,459 gdp -0,520 0,586 -0,890 0,376 -1,676 0,636 _cons -0,209 0,095 -2,200 0,029 -0,397 -0,021 R-squared = 0,5811 Adj R-squared = 0,5648 F(8, 206) = 35,41 Prob > F = 0,000 Nguồn: kết quả từ Stata

Bảng 4.2 thể hiện kết quả hồi quy tuyến tính với R2 = 58,11%; đồng thời mô hình có 5 biến mang ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, vì dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng động, nên phương pháp ước lượng tuyến tính và mô hình tác động ngẫu nhiên,

mô hình tác động cố định không hiệu quả và bị chệch. Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng phương pháp GMM để ước lượng.

Bảng 4. 3: Thống kê mô tả

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

roe 215 0,106 0,069 0,001 0,292 car 215 0,140 0,060 0,064 0,451 nplr 215 0,024 0,015 0,003 0,114 ldr 215 0,942 0,739 0,372 10,413 size 215 31,986 1,442 28,000 35,000 inf 215 0,076 0,063 0,006 0,220 Nguồn: kết quả từ Stata

Bảng 4.3 thể hiện kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình. Theo đó, giá trị trung bình của ROE là 0,106 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0,069. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của ROE là 0,292 và 0,00068, một cách tương ứng. Trong các biến cònlại, biến SIZE có sự biến động lớn (1,442) và biến nplr có sự biến động nhỏ nhất (0,015).

Bảng 4. 4: Ma trận hệ sốtương quan thông qua trị số VIF

Variable VIF 1/VIF

inf 1,78 0,561 size 1,37 0,728 cir 1,29 0,772 nplr 1,23 0,815 gdp 1,23 0,816 nim 1,15 0,872 car 1,09 0,920 ldr 1,06 0,943 Mean VIF 1,27 Nguồn: kết quả từ Stata

Các hệ số VIF từ bảng 4.4 đều nhỏ hơn 10, nên mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4. 5: Ma trận hệ sốtương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)