Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 41)

thương mại

Trên nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM, tác giả đề xuất hai nhóm yếu tố có tác động đến KNSL của các NHTN Việt Nam như sau:nhóm các yếu tố vi mô và nhóm các yếu tố vĩ mô. Nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM dựa trên mô hình CAMEL – mô hình thường được dùng như một kỹ thuật đánh giá hiệu quả kinh doanh (Raiyani, 2010).

2.3.1 Các yếu tố vi mô

2.3.1.1 Vốn

Lợi nhuận cao có thể khiến các nhà quản lý giữ lại lợi nhuận đó để thực hiện các dự án hoặc các hoạt động mở rộng kinh doanh trong tương lai của riêng họ (Jensen, 1986). Lợi nhuận cao cũng có thể làm tăng giá trị vốn điều lệ của ngân hàng, làm tăng tỷ lệ an toàn vốn. Những yếu tố này dự đoán mối quan hệ nhân quả tích cực với lợi nhuận đến vốn trong dài hạn. Ủy ban giám sát Basel cũng đã quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trong hoạt động của các ngân hàng. Năm 1988, ủy ban này ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động

quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro - CAR) là 8%. Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 1/2/2015), tạo lập chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng với các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn, hạn chế cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.Vốn giữ vai trò quan trọng giúp ngân hàng đối phó với những rủiro trong hoạt động kinh doanh. Vốn được đo lường bằng hệ số CAR.

Theo các nghiên cứu của Goddard và công sự (2004); Kosmidou (2012); Salhuteru và Wattimena (2015), hệ số CAR có tác động cùng chiều đến KNSL của ngân hàng (ROE). Do đó, tác giả đặt ra giả thuyết:

H1: CAR tác động cùng chiều đến ROE.

2.3.1.2 Nợ xấu

Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng (Tài sản có) tại ngân hàng. Nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ mà được phân loại vào nhóm 3 (gọi là nhóm dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (là nhóm nghi ngờ) và nhóm 5 (là nhóm có khả năng bị mất vốn cao). Hiểu theo bản chất, nợ xấu chính là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc (và) trả gốc trên 90 ngày (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005 –Quyết định 493/2005). Nợ xấu được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu (NPLR) (Laryea và cộng sự, 2016; Akter và Roy, 2017; Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng, 2018).

Theo nghiên cứu của Laryea và cộng sự (2016); Akter và Roy (2017), nợ xấu (NPL) có mối quan hệ ngược chiều và mang ý nghĩa thống kê với ROE của ngân hàng thương mại. Từ đó, giả thuyết H2 được đặt ra là:

H2: NPL tác động ngượcchiều đến ROE

2.3.1.3 Hiệu quả quản lý

Hiệu quả quản lý được đo lường bằng chi phí quản lý của ngân hàng. Chỉ tiêu tổng chi phí hoạt động trên tổng doanh thu (CIR) đo lường hiệu quả quản lý của ngân hàng (Olweny và Shipho, 2011). Olweny và Shipho (2011); Liu và Pariyaprasert (2014); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018), hiệu quả quản lý có quan hệ cùng chiều với ROEvà mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này được các tác giả lập luận rằng, khi hiệu quả quản lý trong ngân hàng tốt đồng nghĩa với việc các nhà quản lý có thể kiểm soát các chi phí hoạt động ở mức phù hợp nhất, tránh lãng phí chi phí, từ đó lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên. Một minh chứng cụ thể đã được chứng minh trong nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) rằng quản lý chi phí kém sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và dẫn đến hiệu quả kinh doanh không tốt. Giả thuyết H3: hiệu quả quản lý có tác động cùng chiều đến ROE.

2.3.1.4 Yếu tố sinh lời

Khả năng tồn tại trong tương lai của một ngân hàng phụ thuộc vào khả năng sinh lời của ngân hàng bằng cách sử dụng vốn tự có của chính ngân hàng. Khả năng kiếm tiền cho phép một ngân hàng tăng vốn, mở rộng vốn và giữ vị thế cạnh tranh.Biên lãi suất ròng có thể được sử dụng để thể hiện khả năng kiếm tiền trong các nghiên cứu trước đây. Biên lãi suất ròng (NIM) cho thấy một yếu tố chính của ROE. Chỉ tiêu NIM cho thấy hiệu quả của ngân hàng và chi phí dịch vụ trung gian (Khrawish, 2011). Jha và Hui (2012); Liu và Pariyaprasert (2014); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018)đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa NIM và KNSL của ngân hàng và có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết H4: NIM có tác động cùng chiều đến ROE.

2.3.1.5 Yếu tố thanh khoản

Tính thanh khoản của ngân hàng được coi là khả năng hoàn thành trách nhiệm ngắn hạn và duy trì khả năng thanh toán cùng một lúc. Do đó, ngân hàng phải giữ đáp ứng

quy định về thanh khoản để phục vụ yêu cầu chocác khoản vay mới và đáp ứng nhu cầu rút tiền không lường trước được đối với tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Tuy nhiên, mức thanh khoản trên cao có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân gần như của hầu hết các thất bại của ngân hàng là thiếu thanh khoản đầy đủ (Golin, 2001). Tính thanh khoản của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) (Liu, J. và Pariyaprasert, W., 2014). Elyor (2009); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa LDR và ROE.

Giả thuyết H5: LDR có tác động ngược chiều đến ROE.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)